Lành mạnh hố mơi trường kinh tế xã hội để cĩ tác động tích cực đến giáo dục đạo đức cho sinh viên

Một phần của tài liệu LUẬN VĂN:Vấn đề giáo dục đạo đức cho sinh viên Vĩnh Long hiện nay docx (Trang 75 - 83)

261 SV 223 SV 209 SV 2 SV 6 SV 5 S

2.2.5. Lành mạnh hố mơi trường kinh tế xã hội để cĩ tác động tích cực đến giáo dục đạo đức cho sinh viên

giáo dục đạo đức cho sinh viên

Mơi trường là nơi sinh sống và hoạt động của con người, là nơi tồn tại của xã hội. Mơi trường sinh sống của con người khơng đơn giản là mơi trường địa lý hay mơi trường tự nhiên thuần túy mà phải là mơi trường tự nhiên - xã hội; mơi trường kinh tế - xã hội, tức là tồn bộ những điều kiện kinh tế - xã hội tác động đến sự tồn tại và phát triển của con người.

Bất cứ một sinh vật nào, đặc biệt là con người, đều cần cĩ mơi trường sống. Khơng cĩ mơi trường kinh tế - xã hội, con người khơng thể tồn tại và phát triển được. Trong “Hệ tư tưởng Đức” Mác và Ăngghen nĩi rằng; “Chỉ cĩ trong cộng đồng cá nhân mới cĩ được những phương tiện để cĩ thể phát triển tồn diện những năng khiếu của mình và do đĩ, chỉ cĩ trong cộng đồng, mới cĩ thể cĩ tự do cá nhân” [40, tr.108]. Vì thế, để tìm hiểu bản chất con người, cần phân tích mơi trường kinh tế - xã hội, tức là mơi trường được tạo nên bởi con người thơng qua hoạt động thực tiễn của họ. Mơi trường kinh tế- xã hội tốt đẹp, trong sạch sẽ tạo điều kiện thuận lợi cho sự hình thành và phát triển nhân cách, nếu ngược lại sẽ gây cản trở cho sự phát triển ấy, thậm chí cịn tạo ra những nhân cách lệch chuẩn, xa rời những bản tính tốt đẹp của con người, tạo ra những con người ít mang nhân tính.

Mơi trường kinh tế - xã hội được coi là trong sạch, lành mạnh, khi ở đĩ, sự phát triển của kinh tế khơng kìm hãm sự phát triển các mặt của đời sống xã hội, khơng tạo ra những nghịch lý, triệt tiêu, phủ định lẫn nhau. Tăng trưởng kinh tế phải gắn liền với tiến bộ và cơng bằng xã hội ngay trong từng bước và trong suốt quá trình phát triển. Giữa chính sách kinh tế và chính sách xã hội phải thống nhất với nhau, làm cho sự phát triển kinh tế phải là tiền đề vật chất của sự phát triển con người, phát triển xã hội. Đến lượt nĩ, chính sự phát triển người, phát triển nhân cách lại thúc đẩy sự phát triển kinh tế, xã hội, tạo mơi trường kinh tế - xã hội tốt đẹp, lành mạnh.

Kể từ sau đổi mới, nền kinh tế nước ta đã chuyển từ cơ chế quản lý tập trung quan liêu bao cấp, hình thành cơ chế thị trường cĩ sự quản lý của nhà nước theo định hướng xã hội chủ nghĩa đã làm cho mơi trường kinh tế - xã hội nước ta cĩ sự biến đổi. Sự biến đổi

đĩ đã tác động sâu sắc đến nhiều mặt của đời sống, làm thay đổi định hướng một số giá trị xã hội, trong đĩ cĩ định hướng giá trị đạo đức, giá trị nhân cách. Một số giá trị cũ dần dần mất đi, một số giá trị mới xuất hiện, các bậc thang giá trị (đạo đức, nhân cách) cũng chuyển đổi để phù hợp với sự chuyển đổi của nền kinh tế. Xét cho cùng các giá trị đạo đức là sự phản ánh quan hệ vật chất và biến đổi theo đời sống vật chất xã hội. Vấn đề đặt ra là sự biến đổi đĩ phát triển theo chiều hướng nào, tích cực hay tiêu cực.

Một trong những ưu điểm của nền kinh tế thị trường là phát huy cao độ tính năng động, sáng tạo, tích cực của người lao động, giải phĩng sức lao động, nâng cao năng suất và hiệu quả lao động. Đĩ là “một thành quả to lớn mà nhân dân lao động thể lực và trí lực trên thế giới đã sáng tạo ra và ngày càng hồn thiện trong lịch sử lâu đời của nhiều dân tộc và của lồi người” [18, tr.59]. Song, bản thân kinh tế thị trường cũng cĩ mặt trái của nĩ, gây tác động tiêu cực đến giá trị nhân cách con người Việt Nam. Sự sa sút nghiêm trọng về đạo đức xã hội và lối sống trong một bộ phận dân cư đang ảnh hưởng khơng tốt đến những giá trị đạo đức truyền thống của dân tộc, gây cản trở đối với cơng tác giáo dục đạo đức cho sinh viên.

Để hướng sinh viên vươn tới những giá trị văn hố, đạo đức tốt đẹp, cần phải cĩ một chiến lược phát triển kinh tế - xã hội đúng đắn, khoa học vì con người và do con người ở tầm vĩ mơ cũng như việc triển khai thực hiện chiến lược đĩ. Để thực hiện những điều trên đây, trước mắt cần khắc phục nhược điểm trong hệ thống chính trị nước ta hiện nay. Trong đĩ, nạn tham nhũng, tệ quan liêu cần phải được ngăn chặn kịp thời, cĩ hiệu quả. Chính Lênin đã từng cảnh báo rằng: tham nhũng, hối lộ là một trong ba kẻ thù chính của cách mạng sau khi Đảng cộng sản giành được chính quyền. “Kẻ thù thứ nhất - tính kiêu ngạo cộng sản chủ nghĩa; kẻ thù thứ hai - nạn mù chữ, kẻ thù thứ ba - nạn hối lộ” [37, tr.217]. Muốn cĩ mơi trường kinh tế - xã hội trong sạch, lành mạnh để phát triển đất nước theo con đường xã hội chủ nghĩa thì phải tiêu diệt cả ba kẻ thù đĩ. Cịn trong nhà trường cần ngăn chặn ngay tình trạng gian lận trong thi cử, mua điểm, bán bằng….những cái đã làm suy giảm niềm tin của xã hội, của sinh viên vào cơng bằng xã hội và kỷ cương phép nước ở trong học đường, cái đang tác động xấu đến cơng tác giáo dục đạo đức, tư tưởng.

Một trong những vấn đề sinh viên quan tâm và băn khoăn hiện nay là: tình hình tiêu cực, tham ơ, tham nhũng và tệ nạn xã hội chưa bị đẩy lùi; cơng bằng xã hội ở nhiều nơi cịn bị vi phạm; sinh viên mong muốn cĩ điều kiện tốt để học tập, cải tiến chế độ thi tuyển, hình thức đào tạo; vấn đề việc làm sau khi ra trường.v.v…

Giải quyết những băn khoăn đĩ, địi hỏi tồn Đảng, tồn dân phải phấn đấu cao và nổ lực vượt bậc để thúc đẩy kinh tế - xã hội tiếp tục tăng trưởng cao và bền vững, duy trì ổn định chính trị, xã hội. Tạo ra mơi trường kinh tế - xã hội trong sạch, lành mạnh cĩ tác động tích cực đến sự hình thành, phát triển nhân cách con người Việt Nam nĩi chung, sinh viên Việt Nam nĩi riêng.

Riêng đối với ngành giáo dục, gần đây, Bộ Giáo dục và Đào tạo đã ban hành nhiều văn bản cĩ liên quan đến vấn đề giáo dục phẩm chất chính trị, đạo đức, về chất lượng giáo dục cho học sinh, sinh viên như là: Văn bản số 2680 /BGDĐT-ĐH&SĐH ngày 30/3/2007 của Bộ Giáo dục và Đào tạo, V/v tăng cường cơng tác chỉ đạo thực hiện cuộc vận động “Nĩi khơng với tiêu cực trong thi cử và bệnh thành tích trong giáo dục”; Quyết định số: 6028/QĐ-BGDĐT ngày 24/9/2007 của Bộ Giáo dục và Đào tạo, về việc kiện tồn Ban Chỉ đạo cuộc vận động “Nĩi khơng với tiêu cực trong thi cử và bệnh thành tích trong giáo dục”; Văn bản số 7372/BGDĐT-HSSV ngày 18/8/2006 của Bộ Giáo dục và Đào tạo V/v Thực hiện cuộc vận động “Nĩi khơng với tiêu cực trong thi cử và bệnh thành tích trong giáo dục” về cơng tác học sinh, sinh viên; chỉ thị số: 2516/CT-BGDĐT ngày 18/5/2007 của Bộ Giáo dục và Đào tạo V/v thực hiện cuộc vận động “Học tập và làm theo tấm gương đạo đức Hồ Chí Minh” trong ngành Giáo dục; Quyết định số 16/2008/QĐ- BGDĐT ngày 16/4/2008 của Bộ Giáo dục và Đào tạo Ban hành Qui định về đạo đức nhà giáo; Chỉ thị số: 53/2007/CT-BGDĐT ngày 7/9/2007 của Bộ Giáo dục và Đào tạo Về nhiệm vụ trọng tâm của giáo dục đại học năm học 2007-2008; Quyết định số 60/2007/QĐ- BGDĐT ngày 16/10/2007 của Bộ Giáo dục và Đào tạo “V/v Ban hành Qui chế đánh giá kết quả rèn luyện của học sinh, sinh viên các cơ sở giáo dục đại học và trường trung cấp chuyên nghiệp hệ chính qui”; Quyết định số 66/2007/QĐ-BGDĐT ngày 1/1/2007 của Bộ Giáo dục và Đào tạo “V/v Ban hành qui định về tiêu chuẩn đánh giá chất lượng giáo dục trường cao đẳng”; văn bản số 12391/BGDĐT-PC ngày 22/11/2007 của Bộ Giáo dục Đào

tạo V/v sơ kết 2 năm thực hiện Luật Giáo dục; Quyết định số 76/2007/QĐ-BGDĐT ngày 14/12/2007 của Bộ Giáo dục Đào tạo Ban hành qui định về qui trình và chu kỳ kiểm định chất lượng giáo dục trường đại học, cao đẳng và trung cấp chuyên nghiệp; Văn bản số 2488/BGDĐT-ĐH&SĐH ngày 25/3/2008 của BGDĐT “V/v: Thơng báo kế hoạch giảng dạy các mơn Lý luận chính trị cho sinh viên các trường ĐH, CĐ”... thể hiện sự quan tâm sâu sắc của Đảng, Nhà nước, các bộ ngành cĩ liên quan đối với vấn đề giáo dục đạo đức cho sinh viên trong giai đoạn hiện nay.

Cĩ thể thấy rằng việc "trồng người" là cơng việc gian nan, vất vả và lâu dài "vì lợi ích trăm năm thì phải trồng người". Đĩ là kết quả tổng hợp, địi hỏi sự tham gia đĩng gĩp khơng chỉ của ngành giáo dục - đào tạo mà là của tồn xã hội. Việc phải tạo ra mơi trường kinh tế - xã hội trong sạch, lành mạnh cĩ tác động trực tiếp đến cơng tác giáo dục đạo đức cho sinh viên, vì đĩ là nơi sinh viên tồn tại và phát triển. Bởi lẽ, trong tính hiện thực của nĩ - tức là trong đời sống xã hội hiện thực, với tất cả các mối quan hệ kinh tế - xã hội đan xen chằng chịt vào nhau - bản chất của con người là tổng hồ những quan hệ xã hội đĩ.

Tiểu kết chương 2

Theo V.I.Lênin: "Đạo đức đĩ là những gì gĩp phần phá huỷ xã hội cũ của bọn bĩc lột và gĩp phần đồn kết tất cả những người lao động chung quanh giai cấp vơ sản đang sáng tạo ra xã hội mới của những người cộng sản" [36, tr.396]. Trên thực tế đạo đức cĩ vai trị to lớn đối với sự phát triển xã hội, tuy nhiên ở mỗi chế độ xã hội thì những nguyên tắc, chuẩn mực đạo đức cĩ khác nhau, điều đĩ cịn phụ thuộc vào cơ sở kinh tế, chính trị của một xã hội nhất định. Sự phát triển của ý thức đạo đức qua các thời đại kinh tế cho thấy chủ nghĩa xã hội với cơ sở kinh tế, chính trị của nĩ sẽ cho phép ta xây dựng hình thái ý thức đạo đức tiến bộ nhất so với các xã hội trước đây. Khơng phải học cao thì tự nhiên con người sẽ cĩ văn hố đạo đức cao, đạo đức thể hiện nét văn hố làm người của mỗi con người, nĩ là cái tạo ra uy tín, tình cảm, niềm tin, lý tưởng của mỗi cá nhân đến người khác. Do đĩ nhà trường cần phải chú trọng giáo dục nĩi chung, giáo dục đạo đức nĩi riêng để xây dựng những phẩm chất, giá trị đạo đức tốt đẹp cho sinh viên - lớp người

kế tục sự nghiệp xây dựng và bảo vệ Tổ quốc Việt Nam xã hội chủ nghĩa trong tương lai khơng xa. Bởi lẽ, sinh viên là tầng lớp xã hội đặc thù, cĩ trình độ học vấn nhất định, rất năng động, nhạy bén, sơi nổi cĩ đầu ĩc sáng tạo, ham tìm tịi cái mới để học tập và đây cũng là lực lượng bổ sung cho nguồn lao động dồi dào của đất nước, nguồn nhân lực cĩ chất lượng cao là điều kiện thuận lợi để thực hiện thắng lợi cơng nghiệp hố, hiện đại hố đất nước.

Vấn đề đặt ra là hiện nay, các trường cĩ định hướng gì để giáo dục cho sinh viên những giá trị đạo đức xã hội chủ nghĩa. Bởi lẽ, bên cạnh những sinh viên cĩ hồi bão, niềm tin, lý tưởng, cĩ ý chí vì ngày mai lập thân, lập nghiệp; do những đặc điểm tâm sinh lý lứa tuổi chưa cĩ nhiều kinh nghiệm trong cuộc sống, hay nản chí khi gặp khĩ khăn, dễ bị các phần tử xấu trong xã hội quyến rũ, lơi kéo, mua chuộc, thực hiện những hành vi khơng lành mạnh, một số ít sinh viên chưa thể hiện hết sự quyết tâm phấn đấu trong học tập và rèn luyện. Điều này địi hỏi nhà giáo dục tìm hiểu rõ nguyên nhân tác động tới đạo đức của sinh viên để từ đĩ tìm ra các giải pháp thiết thực, khả thi nhất nhằm xây dựng và phát triển chuẩn mực, nguyên tắc, hành vi đạo đức xã hội chủ nghĩa cho sinh viên, đáp ứng nhu cầu của địa phương, của tỉnh và cả nước trong thời kỳ đổi mới tồn diện của đất nước ta.

KẾT LUẬN

Theo quan điểm của triết học Mác - Lênin, đạo đức là một hình thái ý thức xã hội, là tập hợp những nguyên tắc, quy tắc, chuẩn mực xã hội, nhằm điều chỉnh và đánh giá cách ứng xử của con người trong quan hệ với nhau và quan hệ của xã hội, chúng được thực hiện bởi niềm tin cá nhân. Bởi truyền thống và dư luận xã hội. Đạo đức với tính cách là một hình thái đặc biệt của ý thức xã hội, là sản phẩm của tồn tại xã hội nên nĩ vẫn bị chi phối bởi đời sống vật chất, điều kiện kinh tế của xã hội. Bởi vì là sản phẩm của tồn tại xã hội nên đạo đức khơng ngừng biến đổi cùng với sự thay đổi của cái đã sinh ra nĩ. Sự phát triển của sản xuất vật chất, của sự tiến bộ xã hội làm cho những quy tắc, chuẩn mực, phạm trù đạo đức khơng ngừng được nâng lên, phản ánh phong phú đời sống xã hội, nĩ điều chỉnh hành vi con người phù hợp với chuẩn mực của xã hội.

Để hình thành và phát triển những phẩm chất đạo đức trong sự nghiệp "trồng người", các nhà trường cần phải tăng cường hơn nữa cơng tác giáo dục đạo đức cho sinh viên, bởi lẽ, theo quan điểm của triết học Mác - Lênin thì đạo đức khơng phải nảy sinh từ bên ngồi xã hội. Do nhu cầu khách quan của sự phát triển nhận thức, của đời sống xã hội trước hết là nhu cầu hợp tác các hoạt động trong lao động làm xuất hiện ý thức đạo đức, hành vi đạo đức. Muốn cĩ những nhận thức đúng, cĩ hành vi, tình cảm, niềm tin, thái độ đúng, cĩ tình cảm, thĩi quen, cách xử sự văn minh thì ngồi việc dạy nghề cịn phải dạy cho sinh viên cách làm người, rèn luyện đạo đức phải đi đơi với việc phát triển tài năng, dạy văn đi đơi dạy lễ, dạy chữ gắn liền dạy người bởi vì theo Hồ Chí Minh nếu cĩ tài mà khơng cĩ đức thì khơng làm việc gì cĩ lợi mà cịn cĩ hại cho xã hội. Con người muốn cĩ đủ đức và tài thì cần phải cĩ giáo dục và trong giáo dục thì giáo dục đạo đức cách mạng cĩ vai trị ý nghĩa hết sức to lớn trong việc hình thành con người mới xã hội chủ nghĩa trong sinh viên hiện nay.

Chủ tịch Hồ Chí Minh cho rằng: Đạo đức cách mạng khơng phải từ trên trời sa xuống, nĩ do đấu tranh, rèn luyện bền bỉ hàng ngày mà phát triển và củng cố. Cũng như ngọc càng mài càng sáng, vàng càng luyện càng trong. Muốn giáo dục một con người tốt, cần cĩ mơi trường giáo dục thật tốt làm cơ sở, làm điều kiện tiên quyết, đĩ là mơi trường

giáo dục của gia đình, trong nhà trường và ngồi xã hội. Sự kết hợp chặt chẽ giữa ba mơi trường giáo dục này sẽ tạo ra được một mẫu người mới cho một chế độ mới vì dân giàu, nước mạnh, xã hội cơng bằng, dân chủ, văn minh.

Giáo dục nĩi chung và giáo dục đạo đức nĩi riêng cĩ vai trị vơ cùng to lớn trong việc hình thành thang giá trị đúng đắn để sinh viên tự đánh giá, tự khẳng định, tự thẩm định, tự điều chỉnh, tự kiểm tra, tự ý thức về hành vi đạo đức của mình nhằm khơi dậy tình cảm, niềm tin, lịng nhân ái, tính vị tha của con người hợp với chuẩn mực đạo đức

Một phần của tài liệu LUẬN VĂN:Vấn đề giáo dục đạo đức cho sinh viên Vĩnh Long hiện nay docx (Trang 75 - 83)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(87 trang)