Đa dạng hố các hình thức giáo dục đạo đức Gắn giáo dục ý thức đạo đức với thực tiễn đạo đức thơng qua các hình thức hoạt động chính trị xã hộ

Một phần của tài liệu LUẬN VĂN:Vấn đề giáo dục đạo đức cho sinh viên Vĩnh Long hiện nay docx (Trang 66 - 69)

261 SV 223 SV 209 SV 2 SV 6 SV 5 S

2.2.1. Đa dạng hố các hình thức giáo dục đạo đức Gắn giáo dục ý thức đạo đức với thực tiễn đạo đức thơng qua các hình thức hoạt động chính trị xã hộ

đức với thực tiễn đạo đức thơng qua các hình thức hoạt động chính trị - xã hội

Một trong những phương hướng chủ yếu của cơng tác giáo dục đạo đức ở các trường cao đẳng đĩng tại Vĩnh Long hiện nay là việc gắn giáo dục ý thức đạo đức với thực tiễn đạo đức, giữa suy nghĩ với hành động, giữa lời nĩi với việc làm trong đời sống đạo đức sinh viên. Đây là một địi hỏi khách quan của cuộc sống, đồng thời đĩ cũng là sự phản ánh quy luật vận động, phát triển của đạo đức với tư cách là một hình thái ý thức xã hội.

Đạo đức ở đây bao gồm tri thức đạo đức, quan điểm đạo đức, tình cảm đạo đức. Đĩ là sự hiểu biết và thái độ của con người về các quy tắc, chuẩn mực, phạm trù đạo đức.

Giáo dục đạo đức hiện nay cho sinh viên trước hết phải cung cấp cho họ những tri thức đạo đức cần thiết theo chương trình giáo dục nhất định. Tri thức đạo đức là sự hiểu biết của sinh viên về những nguyên tắc, phạm trù, chuẩn mực đạo đức, cái quy định hành vi đạo đức của họ trong mối tương quan giữa cá nhân với cá nhân, cá nhân với tập thể, với cộng đồng. Đây là nhân lõi của ý thức đạo đức.

Để cĩ được những tri thức đạo đức địi hỏi chúng ta phải nâng cao trình độ cho sinh viên cả ở trình độ nhận thức thơng thường và nhận thức khoa học. Hai trình độ này đều cĩ vai trị to lớn trong việc điều chỉnh hành vi đạo đức, giúp cho con người nĩi chung, sinh viên nĩi riêng phân biệt được cái đúng, cái sai, cái tốt, cái xấu, cái thiện, cái ác... qua đĩ mà hình thành ở họ tình cảm, niềm tin đạo đức hướng hành vi của mình theo cái tốt, cái đẹp, cái cao thượng.

Một vấn đề đặt ra ở đây là: cĩ tri thức đạo đức chưa chắc đã cĩ hành vi đạo đức. Lồi người đã từng sống thiện với nhau, giúp đỡ nhau, hy sinh vì nhau, nghĩa là cĩ những hành vi chứa đựng giá trị đạo đức cao trước khi họ biết "đạo đức" là gì. Cũng như con

người biết đi tắt, rút ngắn đoạn đường trước khi tốn học nêu lên đường thẳng là đường ngắn nhất, và họ cũng biết dùng thuyền để làm phương tiện đi lại trước khi định luật Ácsimét ra đời. Tương tự như vậy, lồi người đã biết lấy nước từ ruộng cao xuống ruộng thấp trước khi vật lý phát hiện ra bình thơng nhau. Người ta cĩ thể đọc thuộc lịng những nguyên tắc, phạm trù đạo đức, nhưng người ta vẫn cĩ thể cĩ hành vi vơ đạo đức. Sinh viên cĩ thể hiểu và học thuộc lịng nội qui học tập, sinh hoạt ở ký túc xá, nhưng nhiều sinh viên vẫn khơng thực hiện, thậm chí cố tình vi phạm. Đây chính là biểu hiện cụ thể của việc tách rời giữa lý luận và thực tiễn, giữa nĩi và làm, giữa suy nghĩ và hành động.

Sinh viên cũng như mọi đối tượng khác, khi cĩ được niềm tin đạo đức sẽ giúp họ vượt qua mọi khĩ khăn, thử thách trong cuộc sống và trong học tập, họ hồn tồn tin tưởng vào những việc làm hợp với chuẩn mực xã hội, dù cho những việc làm ấy cĩ thể bị một số người phản đối (như hành vi sai trái, gian lận trong thi cử) hay khơng đồng tình, khơng ủng hộ nhưng theo quy luật chung cái tốt, cái tiến bộ bao giờ cũng chiến thắng. Với ý nghĩa đĩ, trong cơng tác giáo dục đạo đức cho sinh viên, địi hỏi chúng ta một mặt giúp cho họ cĩ được những hiểu biết nhất định về các phạm trù đạo đức. Song, cái quan trọng và cĩ ý nghĩa quyết định hơn là giúp cho sinh viên biết biến những tri thức đạo đức thành tình cảm, niềm tin đạo đức, và cuối cùng được thể hiện ở hành vi đạo đức, ở cuộc sống lao động, học tập, sinh hoạt của sinh viên, làm cho chất lượng của mối quan hệ giữa con người với con người ngày càng được coi trọng hơn, chất lượng sống ngày một nâng cao. Cĩ thể nĩi: “nhà giáo dục lớn nhất vẫn là thực tiễn, nhà trường lớn nhất vẫn là cuộc đời. Khơng cĩ gì làm mất uy tín của giáo dục hơn là sự tách rời giữa lời nĩi với việc làm, giữa lý luận và thực tiễn” [38, tr.109].

Hiện nay chúng ta đang phải đối mặt với một sự thực về khoảng cách giữa lý luận với thực tiễn; lời nĩi với việc làm, giữa trang sách và cuộc đời. Ở lớp học, trong nhà trường, sinh viên được nghe giảng giải những vấn đề hết sức cơ bản của đạo đức mới, với những nội dung mang tính nhân bản, nhân ái, nhân văn cao cả và sâu sắc. Nhưng ngồi cuộc đời, ngay cả một bộ phận nào đĩ trong nhà trường, bản thân sinh viên nhiều khi tận mắt chứng kiến những hiện tượng, hành vi thiếu đạo đức và phản văn hố, trái ngược với những lời giảng dạy của thầy. Chính ở đây, giáo dục và phản giáo dục đã thành “tình

huống cĩ vấn đề” cần được giải quyết. Vai trị to lớn của giáo dục đạo đức ở đây là phải định hướng cho sinh viên, vạch ra cho sinh viên thấy đâu là cái bản chất, đâu là cái hiện tượng; đâu là cái mới, đâu là cái tàn dư, giúp họ tìm ra được xu thế tất yếu của sự vận động đạo đức, sự ra đời và chiến thắng của cái mới, từ đĩ họ xây dựng và củng cố niềm tin cho chính mình [60, tr.112].

Để gắn giáo dục ý thức đạo đức với thực tiễn đạo đức trong cơng tác giáo dục đạo đức cho sinh viên, địi hỏi chúng ta cần chú ý mấy điểm chính sau đây:

Thứ nhất: phải cung cấp cho sinh viên cĩ những hiểu biết nhất định về các nguyên tắc, phạm trù, chuẩn mực, giá trị đạo đức mới. Phải coi "Đạo đức học" là mơn học cần thiết, khơng thể thiếu được trong hành trang để họ bước vào đời. những tri thức đạo đức học sẽ giúp cho họ phân biệt được đâu là hành vi chứa đựng giá trị đạo đức cần phải làm và đâu là phản giá trị đạo đức cần phải tránh. Chính V.I.Lênin đã từng nĩi rằng, người ta chỉ hành động đúng đắn trong chừng mực người ta hiểu biết chính xác. Hơn nữa, cĩ được tri thức đạo đức, sinh viên cĩ thể phân biệt được ranh giới giữa nghĩa vụ đạo đức với nghĩa vụ pháp lý. Việc thực hiện nghĩa vụ đạo đức sẽ mang lại cho cuộc sống nhiều giá trị tốt đẹp hơn, cĩ ý nghĩa hơn.

Thứ hai: Con người ta sinh ra, như C.Mác nĩi, khơng phải cĩ sẵn chiếc gương soi trong tay, do đĩ, “người ta lúc đầu phải nhìn vào người khác, như nhìn vào một cái gương mới nhận thấy mình được”.Vì vậy, việc nêu những tấm gương đạo đức trong sáng của các thế hệ đi trước và cả trong cuộc sống hiện tại, là một cơng việc hết sức cần thiết trong giáo dục đạo đức cho các thế hệ sinh viên hơm nay, trong đĩ cĩ sinh viên Vĩnh Long. Trong phương pháp giáo dục đạo đức của Hồ Chí Minh, Người rất coi trọng phương pháp nêu gương, ngay từ năm 1959 Chủ tịch Hồ Chí Minh đã khởi xướng phong trào "người tốt, việc tốt", để mười năm sau, năm 1968 Người chủ trương xuất bản loại sách "Người tốt, việc tốt", Người cho rằng: lấy gương người tốt, việc tốt để hàng ngày giáo dục lẫn nhau là một trong những cách tốt nhất để xây dựng Đảng, xây dựng các tổ chức cách mạng, xây dựng con người mới, cuộc sống mới. Người từng nĩi: các dân tộc phương Đơng đều giàu tình cảm, và đối với họ, một tấm gương sống cịn giá trị hơn một trăm bài diễn văn tuyên truyền.

Thứ ba: thường xuyên tổ chức các phong trào hoạt động mang tính chất chính trị - thực tiễn, tham quan các di tích lịch sử văn hố, tham gia các lễ hội truyền thống, hướng về cội nguồn, về cách mạng và kháng chiến, tưởng nhớ các anh hùng dân tộc, đền ơn đáp nghĩa, tổ chức các cuộc thi tìm hiệu cuộc đời và thân thế sự nghiệp của các anh hùng liệt sỹ đã từng sinh ra, lớn lên trên mảnh đất chín rồng (Cửu Long) này. Việc tham quan khu tưởng niệm cố Chủ tịch Hội đồng Bộ trưởng Phạm Hùng; nhà khoa học, giáo sư Trần Đại Nghĩa sẽ giúp cho sinh viên nâng cao hơn nữa tình cảm đạo đức, tình yêu quê hương đất nước và tơn vinh những người cĩ cơng với nước, với dân.

Một phần của tài liệu LUẬN VĂN:Vấn đề giáo dục đạo đức cho sinh viên Vĩnh Long hiện nay docx (Trang 66 - 69)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(87 trang)