Kết hợp chặt chẽ giữa gia đình, nhà trường, xã hội trong việc giáo dục đạo đức cho sinh viên

Một phần của tài liệu LUẬN VĂN:Vấn đề giáo dục đạo đức cho sinh viên Vĩnh Long hiện nay docx (Trang 69 - 71)

261 SV 223 SV 209 SV 2 SV 6 SV 5 S

2.2.2. Kết hợp chặt chẽ giữa gia đình, nhà trường, xã hội trong việc giáo dục đạo đức cho sinh viên

đạo đức cho sinh viên

C.Mác từng viết rằng: trong tính hiện thực của nĩ, bản chất con người là tổng hồ những quan hệ xã hội. Điều đĩ khẳng định rằng, sự phát triển nhân cách, phát triển của mỗi con người chịu sự chi phối trực tiếp của mơi trường sống, mơi trường xã hội, trong đĩ gia đình, nhà trường, cộng đồng xã hội là những thành tố cơ bản.

Bên cạnh những hạn chế, thiếu sĩt (như đã chỉ ra ở phần nguyên nhân của những hạn chế trong việc giáo dục đạo đức cho sinh viên), hoặc như đánh giá của Hội nghị Trung ương năm, khố VIII, nhìn chung “gia đình và các tập thể, cộng đồng xã hội chưa phát huy vai trị quan trọng trong giáo dục, chưa phối hợp chặt chẽ với nhà trường trong việc giáo dục thế hệ trẻ, nhất là về chính trị, đạo đức, đấu tranh ngăn chặn các tệ nạn xã hội và văn hố phẩm đồi trụy” [12, tr.26]. Do đĩ, hơn lúc nào hết, sự kết hợp giữa gia đình, nhà trường và xã hội để giáo dục đạo đức cho sinh viên, đào tạo, rèn luyện họ trở thành những người thừa kế xây dựng chủ nghĩa xã hội vừa "hồng" vừa "chuyên" là giải pháp hết sức cần thiết.

Khác với học sinh các cấp học khác, đại bộ phận sinh viên là những người sống xa nhà, khơng cĩ sự quản lý, giáo dục một cách trực tiếp của gia đình. Theo số liệu thống kê cho thấy hiện nay ký túc xá các trường cao đẳng đĩng tại Vĩnh Long chỉ đáp ứng 20% trong số 70% sinh viên từ các địa phương đến học cĩ nhu cầu ở ký túc xá, số cịn lại phải tự thuê mướn nhà hoặc trọ nhà người thân để ở, trong điều kiện kinh tế cịn nhiều khĩ khăn, mơi trường kinh tế - xã hội cịn lắm phức tạp. Nhiều sinh viên vừa đi học vừa phải

đi làm thêm để kiếm tiền sinh sống, họ làm đủ mọi nghề, thậm chí cĩ những “nghề” bị pháp luật nghiêm cấm. Một số ít sinh viên cĩ điều kiện kinh tế lại muốn đua địi, muốn được thể nghiệm mình trước cuộc sống nhiều khi đến mạo hiểm. Điều này thực sự là một trở ngại lớn trong cơng tác quản lý sinh viên cũng như việc giáo dục đạo đức cho họ.

Để nâng cao chất lượng và hiệu quả của sự kết hợp giữa nhà trường với gia đình và xã hội trong cơng tác giáo dục đạo đức cho sinh viên, trước mắt cần giải quyết tốt một số điểm sau đây:

Thứ nhất: giữa gia đình, nhà trường, xã hội phải cĩ sự thống nhất về quan điểm, chủ trương, mục đích trong việc giáo dục đạo đức cho sinh viên. Cĩ như vậy thì chất lượng, hiệu quả cơng tác giáo dục đạo đức mới khơng ngừng được nâng cao. Gia đình và xã hội phải cĩ những hiểu biết nhất định về các yêu cầu của nhà trường trong việc giáo dục đạo đức cho sinh viên và phải thường xuyên quan tâm đến cơng tác này. Trên thực tế, cĩ một số gia đình do thiếu thơng tin, hiểu biết khơng đầy đủ về nội dung và hình thức giáo dục đạo đức ở nhà trường nên đã cản trở con cái tham gia một số phong trào hoạt động cĩ tính chất thực hành chính trị - xã hội, do Đồn thanh niên, Hội sinh viên tổ chức, điều này cĩ ảnh hưởng khơng tốt đến cơng tác giáo dục đạo đức cho sinh viên.

Thứ hai: Kết hợp chặt chẽ giữa nhà trường, gia đình và xã hội trong việc giáo dục đạo đức cho sinh viên. Đây là vấn đề cĩ ý nghĩa then chốt. Thực tiễn cơng tác giáo dục - đào tạo những năm qua cho phép chúng ta khẳng định rằng ở đâu và lúc nào Đảng ủy, Ban giám hiệu các trường quan tâm đến cơng tác giáo dục chính trị - tư tưởng, đạo đức, lối sống, đến quyền lợi chính đáng của sinh viên, thường xuyên phối hợp với gia đình và chính quyền địa phương trong cơng tác quản lý, giáo dục đạo đức cho sinh viên, thì ở đĩ, lúc đĩ sinh viên ít vi phạm kỷ luật, định hướng chính trị được giữ vững, phong trào học tập, nghiên cứu khoa học được đẩy mạnh, mọi hoạt động sẽ đi vào nề nếp ổn định, tạo điều kiện cho sự phát triển của nhà trường. Mọi sự hạ thấp hay buơng lỏng vai trị lãnh đạo của Đảng, sự quản lý của Ban giám hiệu và các tổ chức đồn thể khác như Đồn thanh niên cộng sản Hồ Chí Minh, Hội sinh viên Việt Nam sẽ dẫn đến nguy cơ chệch hướng trong giáo dục, xa rời mục tiêu phát triển giáo dục - đào tạo đã được đề ra.

Hiện nay ở các trường cao đẳng đĩng trên địa bàn Vĩnh Long, ngồi Phịng Đào tạo, Phịng Quản lý học sinh, sinh viên, Ban Quản lý ký túc xá… là những đơn vị chức năng cĩ nhiệm vụ trực tiếp quản lý sinh viên, cần thành lập thêm “Tổ cơng tác sinh viên ngoại trú” như là khâu trung gian giữa nhà trường với chính quyền, khu dân cư cĩ sinh viên ngoại trú, tổ này sẽ giúp cho đảng ủy, ban giám hiệu nắm được tình hình học tập, sinh hoạt của sinh viên ngồi giờ lên lớp.

Ngồi sự kết hợp giữa nhà trường với gia đình và xã hội, ngay bản thân các phịng, khoa, bộ mơn, Đồn Thanh niên cộng sản Hồ Chí Minh, Hội sinh viên Việt Nam, các giảng viên cũng cần cĩ sự kết hợp chặt chẽ trong cơng tác giáo dục đạo đức cho sinh viên. Trên thực tế, sự kết hợp này ở một số trường nhiều lúc, nhiều nơi làm chưa tốt, tư tưởng phĩ thác cho các đơn vị chức năng như khoa Mác - Lênin, phịng cơng tác học sinh, sinh viên….vẫn cịn. Do đĩ việc làm cho mọi người - nhất là đội ngũ các thầy, cơ giáo ý thức được trách nhiệm của mình trong cơng tác giáo dục đạo đức cho sinh viên là vơ cùng cần thiết.

Tĩm lại, kết hợp chặt chẽ giữa gia đình, nhà trường và xã hội trong giáo dục đạo đức cho sinh viên là một giải pháp hết sức căn bản, là một nguyên tắc cơ bản của giáo dục đạo đức xã hội chủ nghĩa, tạo mọi thuận lợi cho việc giáo dục những giá trị đạo đức truyền thống dân tộc, đồng thời đẩy mạnh cơng tác đấu tranh chống lại những tư tưởng bảo thủ, những phong tục tập quán lạc hậu ngăn cản sự phát triển của xã hội, gĩp phần mở rộng giao lưu quốc tế, tiếp thu cĩ chọn lọc những tinh hoa văn hố nhân loại trong đĩ cĩ những giá trị đạo đức mang tính phổ quát tồn nhân loại.

Mặc dù cơng tác giáo dục đạo đức cho sinh viên là của tồn xã hội, nhưng nhà trường giữ vai trị định hướng, tổ chức, kiểm tra, đánh giá. Gia đình phối hợp với nhà trường để tạo điều kiện cũng như giám sát các em ngồi thời gian học tập trên lớp, xã hội cùng với nhà trường và gia đình thành một quá trình thống nhất liên tục và hồn chỉnh. Đây được coi là giải pháp quan trọng trong việc giáo dục đạo đức cho sinh viên hiện nay.

Một phần của tài liệu LUẬN VĂN:Vấn đề giáo dục đạo đức cho sinh viên Vĩnh Long hiện nay docx (Trang 69 - 71)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(87 trang)