Phát huy tính tự giác và tính chủ động trong học tập, rèn luyện đạo đức của sinh viên

Một phần của tài liệu LUẬN VĂN:Vấn đề giáo dục đạo đức cho sinh viên Vĩnh Long hiện nay docx (Trang 73 - 75)

261 SV 223 SV 209 SV 2 SV 6 SV 5 S

2.2.4. Phát huy tính tự giác và tính chủ động trong học tập, rèn luyện đạo đức của sinh viên

của sinh viên

Triết học và đạo đức học mác xít đều khẳng định rằng vận động, phát triển là một quá trình tự thân, quá trình đĩ cĩ nguyên nhân, nguồn gốc ngay trong bản thân sự vật, trong việc giải quyết những mâu thuẫn vốn cĩ trong lịng bản thân sự vật, hiện tượng.

Giáo dục là một quá trình hai mặt, một mặt đĩ là sự tác động từ bên ngồi vào đối tượng giáo dục, mặt khác thơng qua sự tác động này làm cho đối tượng tự biến đổi, tự hồn thiện mình. Đây chính là quá trình tự giáo dục. Quá trình này giữ vai trị hết sức quan trọng, nĩ địi hỏi tính tự giác cao.

Hiện nay chúng ta đang sống trong giai đoạn lịch sử mà việc "học tập suốt đời", đào tạo và tự đào tạo được đặt ở vị trí xứng đáng trong xã hội học tập. Bối cảnh đĩ, địi hỏi phải phát huy tính tự giác, chủ động trong học tập của sinh viên, nhất là vấn đề rèn luyện đạo đức cách mạng.

Sinh viên với những nét đặc thù về tâm sinh lý lứa tuổi, với một trình độ nhận thức và năng lực tư duy nhất định, quá trình giáo dục và tự giáo dục sẽ giúp cho sinh viên

khơng chỉ nắm vững những kiến thức cơ bản, mà cịn nắm vững những tri thức đạo đức đã được nhà trường trang bị, cùng với giao tiếp xã hội, sinh viên sẽ chuyển những kiến thức được học đĩ thành niềm tin cá nhân, thành những tình cảm đạo đức và được thể hiện ngay trong hành vi ứng xử hàng ngày của mình.

Đạo đức là nội dung cơ bản thể hiện văn hố của con người - văn hố đạo đức, là mặt giá trị của con người, nĩ hướng con người vươn tới những giá trị đích thực của cuộc sống. Đạo đức ở mỗi con người khơng phải tự nhiên mà cĩ, đĩ là kết quả của cả quá trình phấn đấu, rèn luyện vơ cùng khĩ khăn gian khổ. Người cĩ đạo đức phải là người cĩ giáo dục, qua giáo dục và tự giáo dục. Thơng qua hoạt động và giao lưu, con người hiểu rõ hơn về vai trị của lương tâm, nghĩa vụ, ý thức danh dự và các phẩm chất đạo đức cần thiết của cá nhân đối với đời sống cộng đồng. Qua đĩ mà họ tự điều chỉnh hành vi của mình phù hợp với các chuẩn mực đạo đức xã hội.

Do chỗ sinh viên là nhân cách phát triển chưa đầy đủ, chưa hồn chỉnh, cho nên trong tự giáo dục, tự rèn luyện đạo đức của họ rất cần đến sự hướng dẫn của người thầy. Hơn nữa, thực chất của quá trình học tập ở đại học, cao đẳng là quá trình tự học tập dưới sự hướng dẫn của giáo viên. Điều này đã được khẳng định tại Điều 40 Luật Giáo dục: "Phương pháp đào tạo trình độ cao đẳng, trình độ đại học phải coi trọng việc bồi dưỡng ý thức tự giác trong học tập, năng lực tự học, tự nghiên cứu, phát triển tư duy sáng tạo, rèn luyện kỹ năng thực hành, tạo điều kiện cho người học tham gia nghiên cứu, thực nghiệm, ứng dụng" [66, tr.32-33].

Với ý nghĩa này, trong giáo dục đạo đức phải thực sự "lấy học sinh làm trung tâm, giáo viên là chủ đạo", phải phát huy tính tích cực, chủ động, sáng tạo, khả năng tự học, tự nghiên cứu của sinh viên. Tránh tình trạng trơng chờ, ỷ lại, thụ động... trong giáo dục.

Khác với quan điểm duy tâm và tơn giáo, chủ nghĩa duy vật lịch sử khẳng định rằng, đạo đức khơng phải là cái gì sẵn cĩ, mà nĩ được củng cố phát triển chủ yếu do sự đấu tranh rèn luyện hàng ngày, tu dưỡng rèn luyện đạo đức cũng giống như “ngọc càng mài càng sáng, vàng càng luyện càng trong”. Quá trình này là cuộc đấu tranh giữa cái tốt với cái xấu, cái tiến bộ với cái lạc hậu, làm cho cái tốt, cái tiến bộ chiếm ưu thế trong đời sống của từng chủ thể đạo đức.

Một phần của tài liệu LUẬN VĂN:Vấn đề giáo dục đạo đức cho sinh viên Vĩnh Long hiện nay docx (Trang 73 - 75)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(87 trang)