• Cơ sở của giải pháp:
Nghiên cứu thị trường là quá trình nhận thức một cách khoa học, có hệ thống mọi nhân tố của thị trường tác động trực tiếp hoặc gián tiếp đến hoạt động sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp mà khi ra các quyết định sản xuất kinh doanh doanh nghiệp phải tính tới. Việc nghiên cứu thị trường nhằm phát hiện những biến động của thị trường để tận dụng các cơ hội và hạn chế những tác động tiêu cực.
Việc nghiên cứu thị trường giải thích giải thích các ý kiến về cầu sản phẩm mà doanh nghiệp cung cấp, những lý do người tiêu dùng không mua sản phẩm của mình mà mua của đối thủ cạnh tranh hay tìm ra sự khác biệt giữa sản phẩm của đối thủ cạnh tranh và sản phẩm của Công ty mình. Bên cạnh đó việc nghiên cứu thị trường để có thể phát hiện ra những thay đổi trong sở thích của người tiêu dùng từ đó có xây dựng kế hoạch kinh doanh phù hợp.
Ngoài ra nghiên cứu thị trường cũng giúp tìm kiếm những loại nguyên vật liệu mới với chất lượng cao hơn, giá rẻ hơn thay thế.
Với mục tiêu của quản trị chất lượng là đáp ứng tốt nhu cầu của khách hàng, việc nghiên cứu thị trường đối với một doanh nghiệp có vai trò vô cùng quan trọng, có ý nghĩa sống còn đối với doanh nghiệp.
Sau thời gian thực tập tại công ty Cổ phần Bánh kẹo Hải Châu em nhận thấy rằng Công ty thực sự chưa chú ý tới công tác nghiên cứu thị trường thể hiện là công ty chưa có phòng Marketing mà nhiệm vụ này được giao cho phòng kinh doanh thị trường, mặt khác nhiệm vụ đó cũng không được phân giao cho từng người cụ thể
đảm nhiệm. Chính vì vậy mà việc nắm bắt những thông tin về thị trường không nhanh chóng và chính xác khiến cho Công ty không có những phản ứng kịp thời và phù hợp trước những thay đổi của môi trường.
• Nội dung của giải pháp:
Tăng cường công tác nghiên cứu cầu về sản phẩm, những thay đổi trong sở thích, thị hiếu của khách hàng ở từng vùng miền. Công ty phải phân chia thị trường: thị trường miền Bắc, thị trường niềm Trung, thị trường miền Nam có những đặc điểm gì, sở thích của họ là gì, hương vị và khẩu vị họ thích là gì, những nhân tố nào tác động đến cầu, làm gì để có thể tác động vào cầu đó, đồng thời những biện pháp Marketing như thế nào để có thể giữ chân được khách hàng cũ và lôi kéo khách hàng mới.Một ví dụ cụ thể là ngày nay có rất nhiều người bị bệnh tiểu đường và họ thích ăn kẹo, vì vậy nếu sản xuất ra loại kẹo dành cho người tiểu đường thì sẽ bán rất chạy…Từ những nghiên cứu đó công ty xem xét về sản phẩm, giá cả, chất lượng, dịch vụ và các chính sách đã phù hợp chưa, còn điểm nào cần sửa đổi, bổ xung cho phù hợp.
Tăng cường công tác nghiên cứu cung: là việc nghiên cứu đối thủ cạnh tranh, trong bất cứ thời kỳ nào, mỗi doanh nghiệp cũng phải hiểu rõ về đối thủ cạnh tranh. Nghiên cứu số lượng đối thủ cạnh tranh,xác định đối thủ cạnh tranh hiện tại và tiềm ẩn, những điểm nào họ hơn mình để có thể học tập. Phân tích các yếu tố, nhân tố có ảnh hưởng tới chất lượng, số lượng, sự khác biệt hoá, đa dạng hoá sản phẩm, chính sách giá cả, chính sách xúc tiến, phương pháp Marketing và dịch vụ khách hàng. Bên cạnh đó phải làm rõ khả năng phản ứng của đối thủ cạnh tranh trước các chính sách giá cả, phân phối, dịch vụ… của Công ty.
Xây dựng “quy trình nghiên cứu và phát triển thị trường” để đưa ra cách thức nghiên cứu thị trường có hiệu quả.
Công ty nên thành lập phòng Marketing để hoạt động nghiên cứu thị trường có hiệu quả. Em xin đưa ra sơ đồ bộ máy tổ chức phòng nghiên cứu và phát triển như sau:
Sơ đồ 3.1.Sơ đồ tổ chức phòng Marketing
Nhiệm vụ và chức năng của từng người như sau:
− Trưởng phòng: là người chỉ đạo hoạt động Marketing của phòng, đưa ra các
quyết định chiến lược, phối hợp hoạt động của các cá nhân.
− Bộ phận nghiên cứu thị trường: tổ chức các hoạt động nghiên cứu thị trường,
thu thập thông tin về khách hàng, thị trường và đối thủ cạnh tranh.
− Bộ phận lập kế hoạch Marketing: tổng hợp các thông tin mà bộ phận nghiên
cứu thị trường thu thập được, phân tích và sử lý các thông tin để đưa ra các dự báo về tình hình biến động của thị trường, đưa ra hướng giải quyết và giao nhiệm vụ cho bộ phận tác nghiệp.
− Bộ phận nghiên cứu và phát triển: từ các thông tin về dự báo và sự phân tích về thị hiếu của người tiêu dùng, nghiên cứu hình thành các ý tưởng về sản phẩm mới, cải tiến mẫu mã, chất lượng sản phẩm cho phù hợp với thị hiếu của người tiêu dùng. Bộ phận giám sát thị trường: phụ trách tiêu thụ sản phẩm và quản lý địa bàn mình phụ trách. Trưởng phòng Marketing Bộ phận chức năng Bộ phận tác nghiệp Bộ phận nghiên cứu thị trường Bộ phận lập kế hoạch Marketing Nghiên cứu và phát triển (R&D) Hỗ trợ xúc tiến bán Giám sát thị trường
− Bộ phận hỗ trợ xúc tiến bán: phụ trách các hoạt động quảng cáo, khuyến mại, hội trợ, triển lãm… để tăng tiêu thụ, phát triển thị trường, nâng cao hình ảnh của Công ty.
Để thực hiện tốt nhiệm vụ của mình phòng Marketing có thể dùng những phương pháp sau:
− Tổ chức hội nghị khách hàng để giới thiệu sản phẩm mới, xem thái độ của họ
về chất lượng sản phẩm, chất lượng dịch vụ của Công ty, và nghiên cứu luôn ý kiến của họ về sản phẩm mới. Thu thập những yêu cầu của họ về sản phẩm của Công ty.
− Thường xuyên xây dựng và tổ chức thực hiện các cuộc điều tra thông qua
bảng hỏi gửi tới các đại lý hay nhóm khách hàng để xem phản ứng của họ trước những sự thay đổi trong giá bán, mẫu mã sản phẩm, các chương trình khuyến mại, quảng cáo…của Công ty và của đối thủ cạnh tranh.
− Thường xuyên theo dõi hành động của đối thủ cạnh tranh, của thị trường để
có thể đưa ra các chiến lược thích ứng.
• Điều kiện thực hiện giải pháp:
− Công ty có đội ngũ lao động có đầy đủ kinh nghiệm, năng lực để thực hiện
công tác nghiên cứu thị trường có hiệu quả. Các thành viên trong phòng Marketing sẽ được lấy từ một số nhân viên trong phòng Kỹ thuật đảm nhiệm công tác nghiên cứu và phát triển sản phẩm; một số nhân viên trong phòng Kinh doanh thị trường đảm nhiệm công tác nghiên cứu thị trường và hỗ trợ xúc tiến bán; số cán bộ nhân viên còn lại sẽ được tuyển dụng từ bên ngoài. Trước khi đi vào làm việc chính thức số cán bộ công nhân viên này sẽ được đào tạo cho phù hợp với công việc của mình.
− Trong Công ty còn một phòng trống đối diện với phòng kinh doanh thị
trường, hiện nay dùng để đựng một số bộ bàn nghế cũ của phòng Kinh doanh thị trường có thể dùng phòng này làm phòng Marketing là rất thích hợp. Các trang thíêt bị cho phòng cũng không lớn. Vì vậy điều này có thể thực hiện được.
− Hàng năm, Công ty nên dành khoảng 12% lợi nhuận để hỗ trợ cho việc
nghiên cứu thị trường, quảng cáo sản phẩm, 10% lợi nhuận để hỗ trợ cho việc nghiên cứu phát triển sản phẩm mới.