Kinh nghiệm của Nhật Bản

Một phần của tài liệu Thực trạng kinh tế trang trại và HTX NN tại khu vực ngoại thành Hà Nội (Trang 46 - 49)

2. Các nhân tố mới và sự tác động đến kinh tế trang trại và HTXNN

3.1. Kinh nghiệm của Nhật Bản

Sau cải cách, mở cửa thời Minh Trị Thiên Hoàng (năm 1868), cuối thế kỷ XIX đầu thế kỷ XX, Nhật Bản bắt đầu có những cải cách mạnh mẽ trong nông nghiệp.

3.1.1. Thứ nhất tiến hành cải cách ruộng đất: Sau chiến tranh thế giới thứ hai, Chính phủ Nhật Bản đã tiến hành hai cuộc cải cách đất nông nghiệp. Cải cách lần thứ nhất nhằm vào: (1) thực hiện chính sách hạn điền, nhà nớc chủ động ban hành mức hạn điền là 5 ha đối với mỗi chủ sở hữu, phần vợt hạn điền phải bán lại cho những nông dân không đủ đất canh tác; (2) đất nông nghiệp của những chủ vắng mặt phải chuyển nhợng cho nông dân. Thông qua hai chính sách này chính phủ tạo điều kiện cho tất cả nông dân có đất để sản xuất; (3) xác định địa tô phải đợcthanh toán bằng tiền mặt; (4) lập “Hội đồng đất nông nghiệp” gồm đại diện của cả nông dân và các thành phần trung gian để thực hiện cải cách đất nông nghiệp.

Cuộc cải cách lần thứ hai nhằm vào: (1) điều chỉnh lại mức hạn điền cho phù hợp với điều kiện thực tiễn, đối với vùng ít ruộng là 1 ha và vùng nhiều ruộng 4 ha. Chính phủ tiếp tục khẳng định quyền mua lại tất cả số diện tích vợt hạn điều của các chủ đất để phân phối cho tá điền đang phải lĩnh canh đất nông nghiệp; (2) xác lập rõ hơn và củng cố quyền sở hữu, sử dụng đất nông nghiệp của nông dân mới đ- ợc nhận chuyển nhợng đất sản xuất. Xác định quyền làm chủ và chuyển nhợng quyền sử dụng của nông dân đối với đất nông nghiệp; (3) giảm nhẹ địa tô cho nông

dân; (4) khẳng định vai trò của nhà nớc trong việc điều chỉnh các quan hệ mua bán đất nông nghiệp giữa nông dân, kể cả ruộng đang canh tác và ruộng bỏ hoang, đất đồng cỏ.

Cuộc cải cách đất nông nghiệp hoàn thành vào năm 1948 làm sụp đổ hệ thống phát canh thu tô từ 50% diện tích xuống còn 10%. Hầu hết nông dân đợc làm chủ đất nông nghiệp, từ đó tạo động lực quan trọng cho sản xuất nông nghiệp phát triển.

Sau khi hoàn thành cải cách đất nông nghiệp, Nhật Bản đã ban hành: “Luật đất nông nghiệp” và “Luật về đảm bảo quyền sở hữu đất nông nghiệp của nông dân”, nhằm ngăn ngừa việc phục hồi chế độ phong kiến đối với đất nông nghiệp. Năm 1949 chính phủ ban hành “Luật cải tạo đất nông nghiệp” nhằm đa ra các quy định pháp lý yêu cầu ngời sử dụng đất nông nghiệp phải có trách nhiệm cải tạo đất. Quy định chính phủ phải thực hiện chơng trình cải tạo, 1,5 triệu ha đất nông nghiệp trong 5 năm. Năm 1968 chính phủ ban hành “Luật về tổ chức lại ngành nông nghiệp tại các vùng cần phát triển” trong đó xác định những vùng chuyên canh nông nghiệp sản xuất hàng hoá nông sản tập trung để nhà nớc đầu t kết cầu hạ tầng cần thiết phục vụ cho sản xuất thâm canh, áp dụng những quy trình canh tác tiến bộ, thay đổi lối canh tác truyền thống của nông dân để đạt năng suất, chất lợng cao. Đa ra các quy định cụ thể đối với ngời sử dụng buộc phải tiến hành những biện pháp nâng cao hiệu quả sử dụng, nh khuyến khích và nở rộng việc nông dân trao đổi đất cho nhau; từng bớc hợp lý hoá quy mô canh tác của mỗi hộ dân; giảm thiểu các mảnh ruộng có diện tích quá nhỏ; phối hợp các hộ cùng canh tác một loại sản phẩm thì áp dụng một loại quy trình canh tác thống nhất; hạn chế việc chuyển đất nông nghiệp vào các mục đích sử dụng khác; có chính sách u đãi hấp dẫn đối với những trờng hợp chuyển đất khác vào sử dụng canh tác nông nghiệp, đến nay Luật này vẫn đang còn hiệu lực.

Kinh nghiệm về hoạch định khung chính sách quản lý đất nông nghiệp ở Nhật Bản cho thấy rõ tác động tích cực của các quy định về cải tạo đất nông nghiệp trên cơ sở trao quyền sở hữu và quyền sử dụng đất nông nghiệp cho nông dân. Chính phủ phải có chính sách hạn điền dứt khoát và rõ ràng hạn chế tình trạng một số địa chủ chiếm hữu quá nhiều ruộng và bảo vệ quyền lới của những ngời nông dân nghèo cầncó đất sản xuất. Đặt ra yêu cầu bắt buộc các hộ nông dân phải cùng nhau hợp lý hoá các hình thức khai thác đất để không ngừng nâng cao hiệu quả sử dụng và phải khôngngừng cải tạo đất.

3.1.2. Thứ hai, tổ chức và phát triển rộng khắp mạng lới dịch vụ ngành nghề kinh tế- kỹ thuật ở nông thôn: dịch vụ tín dụng vốn, cung ứng vật t kỹ thuật công cụ cho nông nghiệp, cung cấp hàng tiêu dùng, vật liệu xây dựng, dịch vụ mua bán, chế biến, tiêu thụ nông sản, bảo vệ thực vật, thú y, sửa chữa cơ khí và máy nông nghiệp, dịch vụ giao thông vận tải nông thôn, xây dựng sửa chữa nhà cửa. Riêng dịch vụ buôn bán máy nông nghiệp phục vụ cơ giới hoá ở nông thôn, ngoài các cửa hàng của 32.040 hợp tác xã nông nghiệp cơ sở ở làng xã, còn có 9.480 đại lý t nhân với 45.700 lao động trong mạng lới thơng nghiệp ở nông thôn.

3.1.3. Thứ ba, phát triển mạnh các ngành nghề truyền thống nhằm trực tiếp nâng cao chất lợng nông sản hàng hoá, tăng thu nhập và khả năng tái đầu t của nông dân. Vào những năm 1950, nhờ tăng vụ và tăng năng suất, thu nhập thực tế của nông dân tăng lên, khả năng tiêu dùng hàng công nghiệp tăng lên đáng kể (trong 1.400 tỷ yên hàng công nghiệp ở nông thôn, các gia đình nông nghiệp mua 610 tỷ yên cho t liệu tiêu dùng và 370 tỷ yên t liệu sản xuất ).

Điều đặc biệt là Nhật Bản rất chú ý xây dựng hệ thống các xí nghiệp công nghiệp vừa và nhỏ, các cơ sở công nghiệpgia đình ở nông thôn.

3.1.4. Thứ t, thực hiện công nghiệp hoá, hiện đại hoá nông nghiệp. Cùng với việc ứng dụng rộng rãi các thành tựu khoa học về giống, phân bón, hoá chất phòng trừ sâu bệnh và dịch bệnh gia súc, các công nghệ tiến bộ trong sản xuất nông nghiệp, tăng cờng thuỷ lợi hoá . Nhật Bản đặc biệt quan tâm tới cơ giới hoá nông…

nghiệp và có thể coi đây là yếu tố tác động trựctiếp, là nội dung cơ bản của công nghiệp hoá, hiện đại hoá nông nghiệp.

Nhật Bản đã chú trọng “ kỹ thuật hoá” máy nông nghiệp du nhập từ phơng tây và sáng tạo ra các mẫu máy mới có nguyên lý, tác dụng phù hợp với điều kiện của mình nh máy cơ khí nhỏ, động lực, công suất thấp (chỉ 3-4 sức ngựa, dùng đa năng từ khâu làm đất đến khâu thu hoạch lúa, còn của phơng Tây từ 30-50 sức ngựa trở lên).

Cơ giới hoá đã tạo điều kiện để chi phí lao động làm 1 ha lúa từ .050 giờ (năm 1950) xuống 1.707 giờ (năm 1961), 1.130 giờ (năm 1971) giảm xuống 396 giờ (năm 1994). Chi phí sản xuất ra 4 tạ thóc giảm từ 60 giờ công còn 8 giờ công. Từ năm 1950 đến năm 1990, Nhật Bản đã chuyển hàng chục triệu lao động nông nghiệp sang hoạt động công nghiệp và dịch vụ. Số lao động nông nghiệp trong tổng

số lao động xã hội từ 45,2% năm 1950 xuống còn 28% năm 1960, 16,8% năm 1970, 10% năm 1980 và chỉ còn 6,3% năm 1990.

Nhật Bản rất chú ý phát triển nông trại, từ thuần nông đến nông- công nghiệp. Năm 1945, số trang trại thuần nông chiếm 53,5% và thu nhập từ nông nghiệp chiếm 71% thì đến năm 1970, các con số tơng ứng là 15,0% và 20%. Năm 1945, số trang trại vừa làm nông nghiệp vừa làm công nghiệp chiếm 46,5% và thu nhập ngoài nông nghiệp chỉ chiếm 29%, thì đến năm 1970, các con số tơng tự là 84,4% và 80%.

Điều đáng chú ý là quy mô nông hộ, ngay cả trong xu hớng hiện đại hoá ngày nay, ở Nhật Bản vẫn là vừa và nhỏ, có đến 90% số nông hộ có diện tích canh tác từ 0,5ha đến 2ha, chủ yếu sử dụng sức lao động của gia đình, với sự yểm trợ và hợp tác tích cực của hệ thống các hợp tác xã dịch vụ, đảm bảo sự phát triển ổn định, vững chắc, hiệu quả của kinh tế hộ cũng nh toàn bộ nền nông nghiệp hàng hoá.

Đối với các HTX NN, hoạt động chủ yếu là hớng dẫn sản xuất nông nghiệp và nếp sống gia đình; Các hoạt động liên quan đến t vấn về sản xuất nông nghiệp cho xã viên; Giao đất, tiếp thị, thu mua, tín dụng, bảo hiểm, chế biến, phúc lợi công cộng, phúc lợi cho ngời cao tuổi, quản lý đất thổ c. Tổng doanh thu của các HTX NN vào đầu thập niên 90 đạt 900 tỷ USD, cao gấp 10 lần Hàn Quốc ở cùng thời điểm – nớc đứng thứ hai châu á - và chỉ đứng sau vị trí số 1 thế giới là Mỹ. Nhật Bản có 250.000 nhân viên chính thức trong HTX NN và Liên minh các HTX.

Một phần của tài liệu Thực trạng kinh tế trang trại và HTX NN tại khu vực ngoại thành Hà Nội (Trang 46 - 49)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(166 trang)
w