ĐẶC ĐIỂM THẾ GIỚI QUAN PHẬT GIÁO VIỆT NAM

Một phần của tài liệu LUẬN VĂN: Thế giới quan phật giáo và ảnh hưởng của nó đối với đời sống tinh thần con người Việt Nam hiện nay pdf (Trang 39 - 45)

Phật giáo du nhập vào Việt Nam rất sớm, từ những năm đầu công nguyên. Theo những tư liệu hiện tồn, Phật giáo truyền vào nước ta vào thời Sĩ Nhiếp (187 - 226 Công nguyên) như Truyện Man Nương trong Lĩnh Nam Chích Quái ghi chép lại. Lí hoặc Luận của Mâu Tử, Lục Độ Tập Kinh của Khương Tăng Hội là hai bằng chứng thư tịch Phật giáo khác. Trung tâm Phật giáo cổ xưa nhất ở nước ta Luy Lâu (Thuận Thành - Bắc Ninh hiện nay) vào cuối thế kỷ thứ hai - trụ sở của Giao Chỉ, và cũng là trung tâm thương mại quốc tế. Phật giáo du nhập vào Việt Nam bằng hai con đường: đường thủy thông qua con đường buôn bán với thương gia Ấn Độ, Phật giáo Giao châu lúc này mang màu sắc của Tiểu thừa Nam tông và đường bộ qua sự giao lưu văn hóa với Trung Quốc, theo dũng Đại thừa sau này Phật giáo Trung Quốc truyền vào nước ta gồm có: Thiền tông, Tịnh Độ tông và Mật tông.

Đạo Phật đến với Việt Nam thông qua con đường hũa bỡnh, mặt khỏc giỏo lý của Phật giỏo chuyển tải tư tưởng bỡnh đẳng, bác ái, cứu khổ, cứu nạn... gần gũi tín ngưỡng, văn hóa Việt Nam nên được các cư dân Việt Nam dễ dàng chấp nhận. Trải qua gần 2000 năm tồn tại, Phật giáo Việt Nam có lúc thịnh lúc suy và trải qua nhiều bước thăng trầm. Có thời kỳ Phật giáo được coi là quốc đạo. Tư tưởng, văn hóa, đạo đức Phật giáo đó bỏm rễ và ảnh hưởng sâu sắc đến con người và xó hội Việt Nam.

Có thể chia lịch sử Phật giáo Việt Nam trải qua bốn giai đoạn như sau:

1. Từ đầu công nguyên đến hết thời kỳ Bắc thuộc là giai đoạn hỡnh thành và phỏt triển rộng khắp;

2. Thời nhà Lý - Nhà Trần là giai đoạn cực thịnh;

3. Từ đời Hậu Lê đến cuối thế kỷ 19 là giai đoạn suy thoái; 4. Từ đầu thế kỷ 20 đến nay là giai đoạn phục hưng;

Khi Phật giáo được du nhập Việt Nam đó được các vị thiền sư người Việt bản địa hóa, khiến Phật giỏo hũa mỡnh vào lũng dõn tộc tạo nên một số sắc thái đặc điểm riêng Phật giáo Việt Nam. Phật giáo Việt Nam đó sinh tồn cùng dân tộc. Điểm này càng nhận thấy trong những thời đại hưng thịnh của đất nước như Đinh, Lê sơ, Lý, Trần đều là những lúc Phật giáo cũng song hành hưng thịnh và các vị thiền sư đó có vị trí quan

trọng trong các triều đại đó. Dù được bản địa hóa để quyện mỡnh vào lũng dõn tộc nhưng tam tạng kinh điển Phật giáo Việt Nam vẫn được truyền thừa trong suốt hơn 2000 năm lịch sử Phật giáo Việt Nam.

Quỏ trỡnh du nhập Phật giỏo vào Việt Nam, cùng với những đặc điểm chung về thế giới quan Phật giáo như trên đó trỡnh bày thỡ khi Phật giỏo truyền vào Việt Nam đó cú mối liờn hệ qua lại mật thiết với văn hóa, tư tưởng Việt Nam và được bản địa hóa. Do vậy, thế giới quan Phật giáo Việt Nam lại có thêm những những đặc điểm riêng làm cho Phật giáo Việt Nam trở nên phong phú và linh hoạt. Trong khuôn khổ phạm vi luận văn thạc sĩ, tác giả đưa ra một số đặc điểm thế giới quan Phật giáo Việt Nam tiêu biểu sau:

1. Thế giới quan Phật giáo Việt Nam mang đặc điểm tính dân gian. Do đặc điểm đa số cư dân Việt là cư dân trồng lúa nước với tín ngưỡng bản địa là đa thần giáo nên thế giới quan Phật giỏo với thuyết nhõn quả, luõn hồi, nghiệp bỏo thõm nhập vào Việt Nam thỡ nú gặp gỡ với thế giới quan người dân bản địa. Dũng Phật giỏo dõn gian này cú mầm mống từ khi Phật giáo mới du nhập vào nước ta mở đầu là các tăng sĩ như Khâuđàla, Mahakỳvực. Phật giáo dân gian là sự dung hợp của Phật giáo Ấn Độ với tín ngưỡng cổ của người Việt. Điều này được thể hiện rừ nhất ở hỡnh tượng Tứ Pháp (Pháp vân, Pháp vũ, Pháp lôi, Pháp điện) ở trung tâm Phật giáo cổ xưa nhất Việt Nam - Luy lâu. Tại trung tâm này, từ trước đến nay, ngày Phật đản đều tổ chức lễ hội gắn liền với nghi lễ nông nghiệp như cầu mây, cầu mưa, mùa màng tươi tốt. Hệ thống chùa “Tứ pháp” thực ra vẫn chỉ là những đền miếu dân gian thờ các vị thần tự nhiên Mây - Mưa -

Sấm - Chớp và thờ đá. Theo Giáo Sư Trần Quốc Vượng - chùa Dâu (một trong tứ pháp) có thể được dựng trên nền tảng một ngơi đền - trung tâm tôn giáo xưa của bộ lạc Dâu, và dù sau này chưa có lấn át và làm biến dạng Đền, biến chất nữ thần Dâu, nó khơng gột sạch thanh lọc hồn tồn các chất tín ngưỡng ngun thủy tiền Phật giáo của trung tâm này. Hệ thống tứ pháp từ trung tâm Luy Lâu đó truyền đi các địa phương khác như Tứ pháp ở Lạc Hồng - Mỹ Văn - Hưng Yên; Tứ pháp ở Thường Tín - Hà Tây (nay thuộc về Hà Nội). Và với lối kiến trúc phổ biến của chùa Việt Nam là “tiền Phật hậu Thần” với việc đưa các thần, thánh, các thành hoàng, thổ địa, các anh hùng dân tộc vào thờ trong

chùa như Hồ Chí Minh, Lý Thường Kiệt, Trần Hưng Đạo... Chính sự kết hợp này làm cho thế giới quan Phật giáo gần gũi hơn với mọi người dân, giúp cho đạo Phật thâm nhập vào quần chúng nhân dân, duy trỡ và phỏt triển theo suốt chiều dài lịch sử dõn tộc.

Mặt khác, thế giới quan Phật giáo Việt Nam mang đặc điểm tính dân gian rất gần gũi với dõn làng xó nghốo khổ. Tuy họ ớt hiểu biết về những giỏo lý như Thập nhị nhân duyên, Tứ diệu đế, Bát chính đạo... nhưng đạo Phật không chỉ là một triết thuyết mà quan trọng hơn đó là một cuộc sống thiện, từ bi, hỉ xả, nhân ái, bao dung, cứu khổ cứu nạn... Vỡ thế nú đó được đơng đảo quần chúng lao động nghèo khổ tiếp nhận. Giáo sư Trần Đỡnh Hượu cho rằng, nước Phật không chỉ dành cho người xuất gia, càng không phải dành riêng cho người giàu sang, không phải quần chúng đến với Phật mà Phật đến với quần chúng... Kết quả của việc đó là người tu hành gắn với quần chúng nghèo khổ và nhà chùa gắn với làng xó.

Có một điều lý thú là cỏc dũng Phật giỏo khỏc cho đến nay hầu như đó suy tàn hay phai mờ, trong khi đó Phật giáo dân gian với các lễ hội vẫn tồn tại với tư cách là một hiện tượng văn hóa cho đến ngày nay. Có thể, Phật giáo khi vào các nước khác cũng tạo nên những dũng Phật giỏo dõn gian của họ. Song Phật giỏo dõn gian ở nước ta mang đậm màu sắc của người Việt cổ.

2. Thế giới quan Phật giáo Việt Nam có đặc điểm tính thống nhất các tơng phái với nhau, trong đó thế giới quan tơng phái Thiền tơng là nũng cốt, trụ cột. Nhỡn một cỏch tổng thể, thế giới quan Phật giáo Việt Nam không phải là thế giới quan Phật giáo thuần túy như quê hương đó sinh ra nú mà là sự kết hợp giữa Thiền, Tịnh, Mật, Nho, Lóo và tớn ngưỡng bản địa, cái mà nhiều người gọi là sự hỗn dung tôn giáo, trong đó có Thiền là nũng cốt, trụ cột. Bởi vậy, với tư cách là Tụng phỏi thỡ ở Việt Nam chỉ cú Thiền tụng, cũn tất cả những yếu tố khác chỉ là những cái tham gia kết cấu nên cái tổng thể thế giới quan Phật giáo Việt Nam. Nhưng tại sao Phật giáo có nhiều tơng phái, nhưng nước ta chỉ chấp nhận có mỗi Thiền tông? Bởi vỡ, trong cỏc tụng phỏi Phật giỏo, Thiền tụng cú quan niệm về nhập thế rừ ràng hơn cả. Một vị tổ Thiền đó đưa ra phương châm “Một ngày không làm, một ngày không ăn” (Nhất nhật bất tỏc, nhất nhật bất thực). Sang Việt Nam, Thiền cũn

úng cũng là Phật sự. Cú lẽ cũng chớnh vỡ vậy mà Thiền đáp ứng được nhu cầu đời sống tâm linh, đáp ứng được nhiệm vụ dựng nước giữ nước của người Việt. Cũng vỡ là ngó tư giao lưu văn hóa nên về phương diện tơng phái, từ khởi nguyên cho đến thời Lý - Trần, mặc dù ta thấy Thiền tông là chủ đạo nhưng trong thế giới quan Phật giáo Việt Nam có cả Đại thừa, lẫn Tiểu thừa, cả những tông phái của Phật giáo sau này lẫn Phật giáo Nguyên thủy. Điều này có lẽ cũng hiếm thấy ở Phật giáo các nước khác.

3. Thế giới quan Phật giáo Việt Nam có đặc điểm tính tổng hợp chặt chẽ giữa thế giới quan Phật giáo với thế giới quan của của Nho giáo, Lóo giỏo tạo nên tính dung hợp - đó là sự tổng hợp nhiều yếu tố khác nhau lại và biến đổi một cách linh hoạt để tạo nên cái mới. Dung hợp là một dạng tiếp biến văn hóa đặc biệt. Tín ngưỡng truyền thống đó tiếp nhận thế giới quan Phật giáo ngay từ đầu Cơng Ngun. Sau đó thế giới quan Phật giáo cùng tín ngưỡng truyền thống tiếp nhận thế giới quan Đạo giáo. Sự kết hợp giữa Phật giáo với Đạo giáo là mối quan hệ bền chặt lâu đời nhất. Ngay từ thời chống Bắc thuộc, hai tơn giáo này đó hũa quện với nhau trong cuộc sống của người bỡnh dõn. Cú những nơi, như đền Ngọc Sơn ở Hà Nội, lúc là chùa (Phật giáo) lúc là đền (Đạo giáo). Khá nhiều chùa (Phật giáo) thờ các thần của Đạo giáo như Ngọc Hoàng, Nam Tào, Bắc Đẩu, Quan Công... Thời Đinh - Lê - Lý - Trần, nhiều nhà sư đồng thời là đạo sĩ. Như thiền phái Trúc Lâm dung hợp tư tưởng Phật với triết lý sống tỡm về thiờn nhiờn của tư tưởng Lóo - Trang.

Thế giới quan Phật giáo và thế giới quan Nho giáo cũng có quan hệ khá lâu đời. Do ảnh hưởng Phật giáo từ Trung Hoa, cho nên các nhà sư muốn đọc kinh Phật phải biết chữ Hán, do vậy dễ hiểu là có khơng ít nhà sư khá tinh thông Nho học. Thiền phái Thảo Đường dung hợp triết lý Phật giáo với tư tưởng Nho gia, không phải ngẫu nhiên mà phái này có nhiều vua quan đương nhiệm quy y hơn cả.

Sự chi phối mạnh mẽ của tính dung hợp truyền thống đó khiến cho thế giới quan tôn giáo vào trước mở rộng cửa đón nhận thế giới quan tôn giáo vào sau, tạo nờn một sự hũa hợp rộng rói. Tớn ngưỡng truyền thống đó tiếp nhận thế giới quan Phật giáo ngay từ đầu Cơng ngun. Sau đó thế giới quan Phật giáo cùng tín ngưỡng truyền thống tiếp nhận thế giới quan Đạo giáo. Rồi tất cả cùng tiếp nhận thế giới

quan Nho giáo để làm nên “Tam giáo đồng nguyên” (ba tôn giáo cùng xuất phát từ một gốc) và “Tam giáo đồng quy” (ba tơn giáo cùng quy về một đích). Sự dung hũa

“Tam giáo” là một thực thể hỡnh thành một cỏch tự nhiờn trong tỡnh cảm và việc

làm của người dân, và đến thời Lý - Trần thỡ được chính quyền cơng nhận rộng rói. Thế giới quan của ba tôn giáo này không mâu thuẫn đối chọi nhau mà bổ sung, hỗ trợ cho nhau: Nho giáo lo tổ chức xó hội sao cho quy củ; Đạo giáo lo thể xác con người sao cho mạnh khỏe; Phật giáo lo cho tâm linh con người sao cho thoát khổ. Trong nhiều thế kỷ, hỡnh ảnh “Tam giáo tổ sư” với Thớch Ca Mõu Ni ở vị trớ trung tõm trang trọng, Lóo tử bờn trỏi (trỏi = phương đơng - nam = tinh thần nông nghiệp tự nhiên) và Khổng tử bên phải (phải = phương tây - bắc = tinh thần du mục xó hội) đó in sõu vào tõm thức người Việt Nam.

4. Thế giới quan Phật giáo Việt Nam có đặc điểm mang tính hài hũa Âm - Dương thiên về nữ tính. Đó là một trong những đặc tính khác của lối tư duy văn hóa nơng nghiệp. Các vị Phật Ấn Độ xuất thân vốn là đàn ông, khi vào Việt Nam biến thành

“Phật Ông - Phật Bà”. Bồ tát Quán thế Âm đó được biến thành Phật Bà Quan Âm với

nghỡn mắt nghỡn tay - vị thần hộ mệnh của cư dân khắp vùng sông nước Đông Nam Á nên cũn gọi là Quan Âm Nam Hải. Ở một số vùng, ngay cả Phật tổ Thích Ca cũng được coi là phụ nữ (người Tày Nùng gọi là mẹ Pựt Xích Ca). Người Việt Nam cũn tạo ra những “Phật Bà” riờng của mỡnh: đứa con gái nàng Man được xem là Phật Tổ Việt

Nam, bản thân bà Man trở thành Phật Mẫu, Quan Âm Thị Kính, Phật bà chùa Hương (= Bà chúa Ba = Quan Âm Diệu Thiện), các thánh mẫu... Việt Nam có khá nhiều chùa chiền mang tên các bà: chùa Bà Dâu, chùa Bà Đậu, chùa bà Tướng, chùa bà Dàn, chùa Bà Đá, chùa bà Đanh...

5. Thế giới quan Phật giáo Việt Nam có đặc điểm mang tính linh hoạt, mà nhà Phật thường gọi là “tùy duyên bất biến; bất biến mà vẫn thường tùy duyên” nghĩa là tựy thuộc vào tỡnh huống cụ thể mà người ta có thể tu, giải thích thế giới quan Phật giáo theo những cách khác nhau. Nhưng vẫn không xa rời giáo lý cơ bản về thế giới quan của nhà Phật. Vốn có đầu óc thiết thực, người Việt Nam coi trọng việc sống phúc đức, trung thực hơn là đi chùa: thứ nhất là tu tại gia, thứ nhỡ tu chợ, thứ ba tu

chựa; dù xây chín bậc phù đồ, khơng bằng làm phúc cứu cho một người. Người Việt coi trọng truyền thống thờ cha mẹ, ông bà hơn thờ Phật: tu đâu cho bằng tu nhà, thờ cha kính mẹ mới là chân tu (ca dao); đồng nhất cha mẹ, ông bà với Phật: Phật trong nhà không thờ đi thờ Thích Ca ngồi đường (tục ngữ). Ngồi ra ta cũn thấy Tượng Phật ở Việt Nam mang dỏng dấp hiền hũa và dõn dó: ụng Bụt Ốc (Thớch Ca túc quăn), ông nhịn ăn nhịn mặc (Thích Ca Tuyết Sơn),... Trên đầu Phật Bà chùa Hương cũn lấp lú cả lọn túc đuôi gà rất truyền thống của phụ nữ Việt Nam.

6. Thế giới quan Phật giáo Việt Nam có đặc điểm kết hợp chặt chẽ việc đạo với việc đời, mang tính dân tộc xuyên suốt trong chiều dài lịch sử. Vốn là một tôn giáo xuất thế, nhưng vào Việt Nam, thế giới quan Phật giáo trở nên nhập thế. Ngay ở giai đoạn đầu của Phật giáo Việt Nam thỡ giới tu hành cũng là giới trí thức, họ không chỉ hoạt động truyền bỏ Phật giỏo mà cũn dạy học và chữa bệnh, nhiều nhà sư đó từng tham chớnh hoặc làm cố vấn cho cỏc nhà vua về cỏc vấn đề đại sự quốc gia. Tiêu biểu như Đại sư Khng Việt được Vua Đinh Tiên Hồng cử làm Tăng thống năm 971; nhà sư Vạn Hạnh, Đa Bảo, Viên Thông... làm cố vấn cho các vua triều Lý... Đến thời Lý - Trần, Phật giáo được triều đỡnh ủng hộ. Nhà Lý lập Tụng Thảo Đường. Nhà Trần lập Tơng Trúc Lâm đều mang tính dân tộc sâu đậm. Vẫn với truyền thống gắn bó giữa đạo với đời, đầu thế kỷ XX, Phật tử Việt Nam hăng hái tham gia vào các hoạt động xó hội. Trong thời gian khỏng chiến chống Phỏp, chống Mỹ, nhiều nhà sư đó tham gia đấu tranh giành độc lập dân tộc dưới nhiều hỡnh thức khác nhau, mà đỉnh cao là sự kiện hũa thượng Thích Quảng Đức tự thiêu vào mùa hè năm 1963 phản đối nền độc tài của gia đỡnh họ Ngụ. Theo Phó giáo sư Nguyễn Duy Hinh cho rằng: “Phật giáo Việt Nam xuất phát từ dân gian, ăn sâu vào tâm thức của quảng đại quần chúng, trở thành một thành tố tõm lý dõn tộc và vỡ vậy mang tớnh dõn tộc xuyờn suốt lịch sử. Đó là một sự thực khách quan” [33, tr.19].

Chương 2

Một phần của tài liệu LUẬN VĂN: Thế giới quan phật giáo và ảnh hưởng của nó đối với đời sống tinh thần con người Việt Nam hiện nay pdf (Trang 39 - 45)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(103 trang)