Toàn bộ quan niệm về cuộc đời con người trong thế giới quan Phật giáo được tập trung nhất ở Tứ diệu đế - cơ sở, nền tảng của lâu đài Phật giáo.
1.2.3.1. Khổ đế
Theo tiếng Phạn thỡ Khổ đế là Dukkha, tiếng Pali là Duhkha. Nội dung của khổ đế nói rằng đời là khổ, tồn tại là khổ: “Đời là bể khổ, đời là cả chuỗi bi kịch liên tiếp, bốn phương đều là bể khổ, nước mắt chúng sinh nhiều hơn nước biển, vị mặn của máu và nước mắt chúng sinh mặn hơn nước biển” [36, tr.12]. Đó là một tiền đề, một lát cắt mà mà thế giới quan Phật giáo nhỡn cuộc đời. Chữ Dukkha thực ra được cấu tạo bởi hai từ Du là khó và Kha là chịu. Như vậy nghĩa của Dukkha là khó chịu, bứt dứt, dày vũ, đau đớn, khổ cực, buồn phiền,... Phật cho rằng cái làm cho tâm hồn buồn phiền gọi là khổ. Nghĩa của Dukkha rất rộng, lâu nay ta chỉ nói gọn lỏn là khổ, làm cho Phật giáo có vẻ bi quan.
Trong cuốn “Tư tưởng Phật học” của Walpola Rahula (bản dịch Thích Nữ Trí Hải - 1974) cho rằng: “Phật giáo không bi quan, cũng không lạc quan” [56, tr.26]. Nếu cần đánh giá nó, cần một tính từ cho nó, thỡ tính từ đó là thực tế mới thích hợp. Cách nhỡn của nó đối với cuộc đời và thế giới là tuyệt đối thực tế. Thế giới quan Phật giáo nhỡn nhận sự vật một cách khách quan. Nó khơng tỡm cách ru ngủ chúng ta bằng ảo ảnh, như chúng ta đang sống trong một cung điện lừa phỉnh. Nó cũng khơng làm chúng ta hói hùng thất vía với đủ mọi thứ sợ hói tưởng tượng và đủ mọi tội lỗi. Nó nói một cách khách quan (chân thật) về hiện trạng của chúng ta và của thế giới chung quanh ta là gỡ? Và chỉ cho chúng ta con đường đưa đến tự do tuyệt đối, sự yên bỡnh thanh thản và hạnh phúc.
Một thầy thuốc có thể thổi phồng quá đáng về một căn bệnh và từ bỏ hy vọng chữa trị. Một thầy thuốc khác, trái lại, có thể quả quyết do ngu dốt rằng chẳng có bệnh tật gỡ và chẳng cần phải chữa trị gỡ, đánh lừa con bệnh của mỡnh bằng những lời cam đoan sai lạc. Có thể gọi người thứ nhất là bi
quan và người thứ hai là lạc quan. Cả hai đều nguy hiểm như nhau. Nhưng một thầy thuốc thứ ba có thể làm một chẩn đoán đúng, hiểu được nguyên nhân và bản tính căn bệnh, nhỡn thấy rừ ràng căn bệnh ấy có thể chữa được; ơng ta sử dụng một cách táo bạo phương thuốc thích hợp và cứu được con bệnh của mỡnh. Phật giống với thầy thuốc này. Phật là bác sĩ đầy trí năng và thơng tuệ chữa trị những điều xấu nhất trên đời [57, tr.49].
Vậy, nội dung của khổ gồm những gỡ? Trong thế giới quan Phật giáo có nhiều cách phân loại khổ: nhị khổ, tam khổ, tứ khổ, ngũ khổ, bát khổ,...
Nhị khổ gồm:
1. Nội khổ: 404 loại bệnh tật là thân khổ; buồn phiền ghen ghét là tâm khổ. Hợp hai loại khổ đó gọi là Nội khổ.
2. Ngoại khổ: một là bị giặc ác, hổ lang làm hại, hai là gặp tai nạn mưa gió nóng lạnh. Hợp hai loại khổ đó gọi là ngoại khổ
Tam khổ gồm:
1. Khổ khổ là nỗi khổ do nóng lạnh đói khát sinh ra.
2. Hoại khổ là nỗi khổ trong cảnh vui nhưng đến lúc tàn hoại thỡ sinh ra khổ. 3. Hành khổ là nỗi khổ của hết thảy các pháp hữu vi, vô thường biến động.
Tứ khổ gồm: sinh, lóo, bệnh, tử. Ngũ khổ gồm:
1. Nỗi khổ sinh lóo bệnh tử (hợp bốn khổ thành một khổ). 2. Nỗi khổ do yêu nhau mà phải xa cách nhau (ái biệt ly khổ).
3. Nỗi khổ vỡ mỡnh phải gần gũi với người mà mỡnh oán ghét (oán tăng hội khổ).
4. Nỗi khổ do cầu mà không được (cầu bất đắc khổ).
5. Thân và tâm phải chịu hết thảy những nỗi khổ. Đó là do sự kết hợp của các yếu tố sắc, thụ, tưởng, hành, thức làm cho con người phải chịu hết nỗi khổ này đến nỗi khổ khác (ngũ thụ uẩn khổ).
Bát khổ gồm: sinh, lóo, bệnh, tử, ái biệt ly, ốn tăng hội, cầu bất đắc và ngũ thụ
Cái khổ cũn nói lên quan điểm của đức Phật đối với cuộc đời và thế giới, lại mang một ý nghĩa triết lý sâu rộng hơn nhiều, nó cũn bao hàm, chỉ sự khơng hồn thiện, vô thường, xung đột, trống rỗng, khơng bản chất. Vỡ thế rất khó tỡm một từ ôm trùm hết tất cả những gỡ được chứa đựng ở thuật ngữ dukkha. Theo Walpola Rahula cho rằng không nên dịch từ dukkhha thỡ tốt hơn vỡ khi dịch dễ làm sai lạc và thường chỉ lấy một nghĩa là đau khổ hay nóo khổ.
Hạnh phúc và đau khổ chỉ là tương đối. Cuộc sống khơng thể chỉ có hạnh phúc hay đau khổ. Phật không phủ nhận những hạnh phúc mà người ta gặp trong đời như hạnh phúc của đời sống gia đỡnh, đời sống cơ độc, của các khối cảm, của sự từ bỏ, của sự gắn bó, phân ly, hạnh phúc thể chất và hạnh phúc tinh thần. Tất cả các cái đó suy cho cùng đều nằm trong dukkha. Thậm chí những trạng thái tinh thần thuần khiết nhất (tĩnh tâm) trong quá trỡnh thiền định vẫn cũn nằm trong dukkha. Như vậy, dukkha ở đây không phải khổ theo nghĩa thơng thường, mà nó chỉ những gỡ vơ thường. Phật nói: “tất cả những gỡ vơ thường là dukkha” [57, tr.51].
Nhưng dukkha cũn được hiểu như trạng thái bị qui định (Samkhàra - dukkha), đó mới là khía cạnh triết học quan trọng. Con người (thực thể) bị qui định, ràng buộc bởi sắc (vật chất), thụ (tỡnh cảm), tưởng (trí), hành (ý) và thức, bởi sự kết hợp giữa chúng. Các yếu tố đó là vô thường. Sự kết hợp những cái vô thường lại càng vô thường. Bởi vậy, ngũ uẩn là khổ, con người, cuộc đời con người là khổ. Ngũ uẩn suy cho cùng là khơng có tự tính. Sự hỡnh thành con người suy cho cùng cũng chỉ là giả hợp của ngũ uẩn, là ảo ảnh.
Tóm lại, dukkha có thể được xem xét từ ba quan điểm khác nhau: 1. Nó chỉ sự đau khổ thơng thường.
2. Nó chỉ sự đau khổ do thay đổi (vơ thường) gây nên. 3. Nó như là một trạng thái bị qui định.
Nói về đau khổ nhưng cuộc đời đức Phật không phải là cuộc đời u buồn, sầu nóo như một số người cố tưởng tượng một cách sai lầm. Ngược lại, Ngài cũng như đệ tử đích thực của Ngài có vẻ là những người sung sướng nhất vỡ họ khơng sợ hói, khơng lo âu, họ bao giờ cũng tĩnh tâm, cũng thanh thản. Không một đảo lộn nào, khơng một tai
ương nào có thể làm rối họ. Phật khơng bao giờ u buồn hay sầu thảm. Cứ nhỡn lên mặt ngài lúc nào cũng bỡnh tĩnh, thanh thản, luôn mỉm cười, rạng rỡ, hạnh phúc, hài lũng,... chúng ta sẽ rừ. Thậm chí những người đau khổ đầy trái ngang cứ nhỡn lên mặt Ngài cũng cảm thấy nỗi đau khổ của mỡnh có phần được vơi đi.
Trong hội hoạ, điêu khắc Phật giáo, không bao giờ khám phá ở đức Phật một dấu vết đau khổ, buồn bó hay sầu nóo cả. Nghệ thuật, kiến trúc và những ngôi chùa không bao giờ tượng trưng cho sự u buồn, mà nó tượng trưng cho cho sự trong sạch, yên tĩnh, thanh thản. Dù cuộc đời chứa đựng đau khổ nhưng người Phật tử không vỡ thế mà u buồn, bực mỡnh, sốt ruột. một trong những tệ xấu đầu tiên trong cuộc đời, theo thế giới quan Phật giáo, là sự chán ghét hay căm thù. Chán ghét là sự biến thái của sự ác tâm đối với sinh linh trước đau khổ, nó cũng là đau khổ vỡ nó tạo ra cơ sở cho trạng thái bất hạnh, một hành vi xấu xa. Vỡ thế, sốt ruột, bực bội, chán ghét chỉ làm tăng mối u sầu, làm cho hồn cảnh vốn đó nặng nề càng nặng nề hơn. Chúng ta cần phải tránh những cái đó, hiểu được đau khổ, nguyên nhân và cách trừ bỏ đau khổ với tinh thần kiên nhẫn, thông minh, quyết tâm, đầy nghị lực.
Mọi nỗi khổ đều có nguyên nhân của nó. Tự mỡnh làm, tự mỡnh chịu. Sự thực cái khổ này vừa là để trả quả, vừa là để tạo nhân, bởi vậy nó có ý nghĩa và giá trị của nó. í nghĩa của nó ở chỗ làm cho người ta cố gắng vươn lên sống tốt, sống thiện để sau này đỡ gặp lại nó. Giá trị ở chỗ nó là chỗ thử thách con người, trong khổ đau mới thấy rừ phẩm giá con người, thấy rừ sự vươn lên hay gục ngó trước cuộc đời. Khơng phải ngẫu nhiên mà các vị Bồ tát đều phải trải qua những kiếp người mà trước đó để thử thách. Và biết đâu mỗi chúng ta, mỗi hành động, cử chỉ, suy nghĩ của chúng ta cũng đều là những thử thách của tạo hố để đi tới sự hồn thiện hơn.
Để tỡm hiểu nguyên nhân sâu xa của khổ, thế giới quan Phật giáo có tập đế.
1.2.3.2. Tập đế
Tập đế nói lên sự tập hợp, tích chứa những nguyên nhân đưa tới cái khổ. Đức Phật cho rằng, mọi cái khổ đều có nguyên nhân của nó. Thế giới quan Phật giáo đưa ra
Nguyên nhân của nỗi khổ chính là do lũng ái dục của con người gây nên. Nhưng ái dục lại bắt nguồn từ sự vô minh, từ cái tâm vọng động, mê lầm của chính con người. Con người không nhận thức được rằng bản chất của thế giới này là ảo giả, là vô thường. Ngay cả thân xác con người cũng chỉ là sự hợp giả của ngũ uẩn, cũng chỉ là giả tướng. Cả thế giới khách quan lẫn bản thể chủ quan chỉ là vơ thường, vơ ngó trong vũng ln hồi trôi chảy bất tận. Con người muốn tồn tại mói nhưng thực tại và cuộc đời cứ luân chuyển theo vũng: sinh - lóo - bệnh - tử, không ngừng nghỉ. Vỡ thế, con người ta sinh ra vọng tưởng, chấp ngó, mê lầm, vị kỷ, tham dục, chiếm đoạt, gây nên những nỗi khổ triền miên trong cuộc đời.
Trong 12 nguyên nhân đưa ra thỡ đức Phật cho rằng, vô minh và ái dục là hai nguyên nhân chủ yếu đưa đến đau khổ cho con người. Trong đó, vơ minh là điểm nút đầu tiên trong “thập nhị nhân duyên” dẫn người ta đến đau khổ. Sự kết hợp giữa vô
minh và ái dục đưa đến tam độc là tham, sân, si.
Tham: nó biểu hiện sự tham lam của con người, xúi giục con người hành động để
thoả món lũng tham của mỡnh. Lũng tham của con người khơng có giới hạn, càng tham nhiều càng khổ lắm, “tham thỡ thâm”. Cũng vỡ lũng tham mà gây ra bao nỗi thống khổ cho con người như chém giết, xung đột, xâm hại lẫn nhau. Tham khơng những có hại cho mỡnh mà cũn gây hại cho người khác, không chỉ trong hiện tại mà cũn trong cả tương lai.
Sân: khi lũng tham khơng được thoả món thỡ con người trở nên tức giận, bực
tức, nóng nảy, đó là sân. Sân cũng là nguyên nhân của khổ, nó làm cho con người khơng kiểm sốt hết hành động của mỡnh (giận quá mất khôn). Thế giới quan Phật giáo cho rằng tức giận, tức tối dẫn đến thù hằn, hung bạo, gây ác, gieo ốn, từ đó làm hại lũng đại từ đại bi. Điều này cũn tai hại gấp trăm nghỡn lần lũng tham.
Si: nghĩa là si mê, lú lẫn, ám muội. Nó làm cho con người tâm rối, thần loạn, trí
tuệ mê mờ, người ngu đần, mê muội từ đó khơng phân biệt được trái phải, trên dưới, trước sau, đi vào con đường lầm lạc. Chính từ đó gây bao tội lỗi, đau khổ cho mọi người.
Tiếp đến, đức Phật lý giải nguyên nhân của khổ bằng thuyết “thập nhị nhân duyên”. Đó là 12 cái vừa là nhân vừa là duyên quyết định đến sự khổ:
+ Vô minh: là không sáng suốt, không nhận thấy thế giới này là ảo giả mà cứ tưởng đó là thực.
+ Duyên hành: là hoạt động có ý thức; ở đây đó có sự dao động của tâm, có mầm mống của nghiệp.
+ Duyên thức: là nhận thấy, ý thức phân biệt cái tâm trong sáng, cân bằng với cái tâm đó bị ơ nhiễm và mất cân bằng.
+ Duyên danh sắc: là sự hội tụ của các yếu tố vật chất và tinh thần.
+ Duyên lục nhập: quá trỡnh tiếp xúc với thế giới khách quan, lục căn tiếp xúc với lục trần (sắc, thanh, hương, vị, xúc, pháp).
+ Duyên xúc: là sự tiếp xúc phối hợp giữa lục căn, lục trần và thức xúc, là quả của lục nhập, là nguyên nhân của thụ.
+ Duyên thụ: là cảm giác do tiếp xúc với thế giới bên ngoài mà sinh ra yêu, ghét, buồn, vui.
+ Duyên ái: là yêu thương, đam mê, đắm trước, chính từ đây nảy sinh ra dục vọng.
+ Duyên thủ: có ái là có thủ, đó có ái thỡ muốn chiếm giữ, nắm giữ, tỡm đủ mọi cách giữ chặt lấy cho mỡnh.
+ Duyên hữu: là sự tồn tại để tận hưởng cái đó chiếm đoạt; từ đây chứng tỏ có nguyên nhân chứa đựng nguyên nhân.
+ Duyên sinh: đó có tạo nghiệp là nhân tất yếu sẽ sinh ra quả; là sự ra đời, sinh thành do phải tồn tại.
+ Duyên lóo - tử: đó có sinh tất có già và chết. Sinh - lóo - bệnh - tử là kết thúc một chu kỳ, đồng thời là nguyên nhân của một chu kỳ tiếp theo, bắt đầu một vũng luân hồi sinh tử mới khơng sao thốt được. Vậy nỗi khổ có tiêu diệt được khơng? Vấn đề này được đức Phật trỡnh bày ở Diệt đế và Đạo đế.
Nguyên nhân đau khổ là Ái dục, Vô minh, Tam độc, vậy muốn thoát khổ thỡ phải diệt trừ những nguyên nhân này để đạt đến cái gọi là Niết bàn (Nirvana).
Vậy Nirvana là gỡ? Theo chữ Phạn, Niết bàn gồm hai phần, “Nir” và
“Vana”. “Nir” là hỡnh thức phủ định nghĩa là khơng, “Vana” có nghĩa là ái dục. Cho
nên, đó diệt trừ được lũng tham, đó diệt trừ lũng nóng giận, ốn thù, đó diệt trừ si mê (vơ minh), đó là Niết bàn. Trong các kinh điển gốc Pali ta thấy có khá nhiều cách mơ tả Niết bàn, chẳng hạn, đó là sự đỡnh chỉ hồn tồn của dục vọng (tanhà), từ bỏ nó, tự giải thốt nó, tách khỏi nó; đó là làm dịu lắng tất cả những gỡ bị qui định, từ bỏ mọi xú uế, trừ khử dục vọng, loại bỏ ham muốn, căm ghét, ảo ảnh, thoát khỏi sự khoe khoang, nhổ bỏ sự gắn bó, chặt đứt tính liên tục, là sự kết thúc Dukkha. Theo cuốn Tôn giáo từ điển: “Niết bàn là một thế giới tinh thần sau khi đó tiêu diệt được luân hồi sinh tử” [12, tr.899].
Theo đức Phật, Nirvana là cái không sinh, không thành, không bị qui định, không phức hợp. Ở đây, không cũn rắn, lỏng, nhiệt, vận động, không cũn dài, rộng, tinh tế, thô thiển, tốt, xấu, tên gọi và hỡnh thức hoàn toàn bị huỷ diệt, thế giới này hay khác, đến, đi hay dừng lại, tử và sinh cũng như các đối tượng của cảm giác đều không thể tỡm thấy. Nirvana không phải là tiêu cực mà cũng khơng phải là tích cực, khơng phải là phủ định mà cũng không phải là khẳng định vỡ tiêu cực hay tích cực, phủ định hay khẳng định vẫn ở trong tương đối, nhị nguyên. Cho nên những điều mà ta định nghĩa về Niết bàn chỉ có thể làm rừ mặt này hay mặt kia của Niết bàn mà thôi. Vỡ chúng ta đem cái ý niệm nhị nguyên, tương đối, cũn có sự phân biệt vật - ta, vơ - hữu, sinh - diệt vào giải thích một trạng thái tuyệt đối: trạng thái diệt trừ mọi danh sắc, cảm giác, ý thức, ý niệm; trạng thái diệt mọi ái dục, vô vi, thanh, tịnh, vắng lặng, không vọng động, tịch diệt, bất tử, tự do, chân lý tuyệt đối, an lạc, hoàn thiện, vĩnh hằng... Niết bàn là cảnh giới siêu thời gian và không gian, là cảnh giới an lạc, giác ngộ và giải thoát của bậc giác ngộ trong đạo Phật. Chúng ta không thể dùng ngôn ngữ để định nghĩa hay mô tả trực tiếp một cách đầy đủ Niết bàn được vỡ ngôn ngữ con người cũn quá nghèo nàn để diễn đạt