Quan niệm về cấu tạo con ngườ

Một phần của tài liệu LUẬN VĂN: Thế giới quan phật giáo và ảnh hưởng của nó đối với đời sống tinh thần con người Việt Nam hiện nay pdf (Trang 26 - 27)

Về cấu tạo hay các yếu tố hỡnh thành nên con người, thế giới quan Phật giáo có mấy thuyết sau :

- Thuyết Danh - Sắc: Thực ra danh - sắc có từ thời Upanisad. Nhưng đến thời

đức Phật thỡ danh chỉ yếu tố tinh thần, cũn sắc chỉ yếu tố vật chất. Do vậy, theo thuyết Danh - Sắc, con người được cấu tạo bởi hai yếu tố đó là vật chất và tinh thần.

- Thuyết Lục đại: Thuyết này cho rằng con người được cấu tạo bởi sáu yếu tố

(lục đại), bao gồm:

1/ Địa (đất, xương thịt).

2/ Thuỷ (nước, máu, chất lỏng). 3/ Hoả (lửa, nhiệt khí).

4/ Phong (gió, hơ hấp).

5/ Không (các lỗ trống trong cơ thể). 6/ Thức (ý thức, tinh thần).

Trong sáu yếu tố trên thỡ năm yếu tố đầu thuộc về vật chất, chỉ có yếu tố thứ sáu là thuộc về tinh thần. Nếu thuyết Danh - Sắc, cấu tạo con người nhỡn chung có sự cân bằng vật chất và tinh thần, thỡ thuyết Lục đại, cấu tạo của con người lại nghiêng về vật chất. Và thuyết Ngũ uẩn dưới đây, thỡ cấu tạo con người nghiêng về tinh thần.

- Thuyết Ngũ uẩn: thuyết này cho rằng con người được cấu tạo bởi năm yếu tố

(ngũ uẩn) như sau:

1/ Sắc: vật chất, bao gồm tứ đại (địa, thuỷ, hoả, phong).

2/ Thụ: những cái chỉ cảm tỡnh, tỡnh cảm, cảm giác, biết do cảm mà biết. Nó hơi nghiêng về tỡnh.

3/ Tưởng: đó là biểu tượng, tưởng tượng, tri giác, ký ức, trí. 4/ Hành: đó là ý chí, những yếu tố khiến cho tâm hoạt động, ý. 5/ Thức: ý thức, cái biết phân biệt.

Trong các học thuyết cấu tạo về con người của thế giới quan Phật giáo thỡ thuyết Ngũ uẩn là phổ biến hơn cả.

Một phần của tài liệu LUẬN VĂN: Thế giới quan phật giáo và ảnh hưởng của nó đối với đời sống tinh thần con người Việt Nam hiện nay pdf (Trang 26 - 27)