Những nhân vật phụ khác.

Một phần của tài liệu 249030 (Trang 86 - 92)

+ Nhân vật xúi giục, xúc xiểm.

Là loại nhân vật xuất hiện khá thường xuyên trong các khan, h mon. Ở khan

Xing Nhã đó là mụ HơBia Guê “mồm dài” “mỏ nhọn” thúc giục chồng là Giarơ

Bú đánh cướp buôn láng giềng: “Nếu anh không dám đi đánh Giarơ Kốt tận nhà, không dám vây buôn bắt con trai, con gái của nó tận làng, thì anh chỉ như

cái sọt đựng cá, cái nấm khô rúc dưới lá tranh, lá lách…” [20, 14]. Thay cho nhân vật người vợ tham vọng, ở khan Đăm Di đi săn, nhân vật xúi giục, xúc

xiểm là hai kẻ gian thương YHú, YJú. Chân dung hai tên lái buôn kiêm do thám này được khắc họa thật đậm nét: buôn khắp làng Đông, buôn Tây; mồm miệng dẻo quẹo, mua thấp bán cao; ăn bớt thu lãi; không biết cái cuốc chừng bao ngắn, bao dài; cái rìu không biết tròn hay vuông; chặt cây, phát nương, cuốc rẫy đều chẳng biết v.v… Tính tình keo kiệt, YHú, YJú thuê “dựng một cái nhà to” mà chỉ “trả công một con bê gầy”. Người làm nhà trong lúc bụng đói,

cổ khát, hắn chỉ nấu cho cơm gạo tấm, gạo mục…” [20, 29]. Thế vẫn chưa hết,

YHú, YJú “xấu từ tên gọi đến mặt mũi, dáng đi”. Hai anh em đều “cổ cong” “đầu nhọn”, bụng “xệ bằng cái bịch rách đựng trấu”, mắt “trợn tròn trắng dã”. Không chỉ là gian thương, YHú, YJú là hai kẻ “miệng lưỡi mang nọc độc như rắn hổ”, chỉ chuyên “thích trâu đọ sức, ngựa chạy đua với người khác để cướp

của cải” [20, 30]. Như bất kỳ nhân vật phản diện nào khác, YHú, YJú xấu cả

nết ăn “cơm mỗi lần chúng bốc to bằng đầu chó, thịt mỗi miếng chúng xé to bằng đầu con cáo”, vào bữa ăn thì “ăn cắm ăn cúi” v.v… Thèm muốn sự giàu có của buôn Đăm Di, chúng kích động Carơ Bú: “Đánh làng Đăm Di còn dễ hơn người ta lừa con trâu, con bò vào chuồng. Các anh sẽ giàu có, sẽ hùng

mạnh nhất gầm trời này” [ 20, 45].

Những xung đột, tranh chấp trong các mon vẫn thấp thoáng hình bóng

nhân vật kiểu Hơbia Guê, YHú, YJú. Kích động Jrai, Lao và đồng bọn đi cướp

mô. ĐingNor đã thực hiện được ý đồ của ả, gia đình làng buôn Xét nổi tiếng giàu có, bỗng chốc tan hoang. Tham vọng chiếm đoạt gè qúi, Bia Rơgoen con gái NgarUnh (kẻ mượn gè) xúi trai làng hãm hại Giớ, cản trở việc đòi gè

( mon Giớ dòi). Nhân vật xúi giục, xúc xiểm là một trong những kiểu nhân vật đặc thù trong các khan, h mon Tây Nguyên.

+ Nhân vật đám đông phi nghĩa.

Đám đông hung hãn, hiếu chiến là dạng “nhân vật xuất hiện với tần số

đáng kể. Ở mon Giông, Giớ mồ côi từ thuở bé đó là những tên “XorMam,

PưPưng, RengKheng, Giơê Ngal, TreVắt, GlaihPhang, Jrai, Lao, ĐămHlongKông…”. Tiến đánh làng Giông, chúng “bắt đầu ra đi từ hạ nguồn, đi

như chạy, vừa đi vừa chửi rủa…”[45, 135]. Nhưng sự hung hăng tưởng chừng

nuốt chửng đối phương ấy lại mau chóng tiêu tan khi vấp phải sự kháng cự của đối phương. Thất bại và cái chết khiến chúng ân hận, hối tiếc “cúi đầu xuống đất ngoảnh nhìn về phía buôn làng, về mái nhà mình, về ngôi nhà rông, nơi

chúng từng gắn bó ngày đêm”. [45, 149]. Thế giới nhân vật đông đúc, sôi động

của sử thi (Đông và Tây), luôn có sự xuất hiện của “nhân vật đám đông” ở hai chiến tuyến này.

+ Nhân vật kỳ dị.

Nhân vật kỳ dị (người rừng, ma rừng, hồn ma, rắn thần, hổ…) ít thấy trong

các khan, h ri mà xuất hiện nhiều trong nhóm mon Bahnar. Điều này có cho phép ta nghĩ tới sự cổ xưa hơn của các mon so với khan, h ri hay không? Hãy

khoan đưa ra lời kết luận. Nhưng rõ ràng với các nhân vật kỳ dị, bức tranh

nhân vật các mon quả là đậm nét tín ngưỡng.

Ta sẽ không thể quên Bok Tơlum người rừng khi đã là thính giả (hay độc

giả) mon Giông, Giớ mồ côi từ thuở bé. Ông lão người rừng này là điển hình

vẫn có thể cất tiếng kêu xin. Bok Tơlum, như bất kỳ lão ông nào khác, có thể bắt lợn mổ thịt, gài rượu đãi khách khéo léo. Lão rất thành thạo nghi thức bú

máu, bế, ẵm trong lễ kết nghĩa cha con. Cũng trong mon này, bà XơkYer

người rừng chỉ khác người thường với cái chòi rẫy, quây bằng da hổ, da nai. Chó giữ nhà của bà là gấu, hổ. Hai con mắt bà “đỏ như ớt”, vừa thấy người lão đã “lao tới vồ”. Bà XơkYer không có khả năng gì ghê gớm của một quái vật. Sức lực của bà là của một người già cô đơn. Bởi thế, trong cuộc giao tranh ngắn ngủi, Giông vừa đạp mạnh khi bà lao tới, bà đã “rơi bắn xuống sân chòi”. Bị “dẫm lên người” bà lập tức “ngã ra đất chết tươi”. Bà XơkYer cũng làm rẫy, trồng chuối. Bà sống trong ngôi nhà “xây toàn bằng đá” (chắc là hang đá). Các thứ của quí tích trữ được chất đầy nhà cũng chỉ là lúa, gạo v.v… Ông Tơlum và bà XơrYer nửa là quái vật kỳ dị, nửa như là con người thấp kém, lạc hậu với đôi nét của những ác thú như hổ, gấu, ma rừng… Người anh hùng vừa tấn công tiêu diệt nhưng cũng vừa thu phục, sống chung với những con người kỳ lạ này.

Hổ (Bok Kla) là “nhân vật” khá quen thuộc trong các mon. Con hổ trong

mon Giông, Giớ mồ côi từ thuở bé là nửa người nửa thú. Nó biết khuyên nhủ

Giông lấy thêm vợ để giữ vững và mở mang sự nghiệp. Như một già làng khôn ngoan, có trách nhiệm, nó đưa Giông đi kiếm vợ đẹp, có nhiều anh em hùng mạnh. Nó (như một dạng chó săn) biết săn bắt thú rừng làm thức ăn cho dân

làng. Ông Xưh, bà Xưh (Bok Xư, Yă Xưh) là cặp vợ chồng hổ trong mon

Giông đạp núi (TLCXB). Đôi hổ này khiến dũng sĩ khắp thượng và hạ nguồn

chịu thua. Nhưng nó lại ngoan ngoãn quy phục anh hùng Giông. Trong mon

Lấy chồng hổ, nhân vật chính là chàng hổ tài ba, lịch thiệp. Nó giả dạng chàng

trai tuấn tú, phong thái đàng hoàng, nói năng dễ ưa đi lừa lấy con gái đẹp các

làng. Rắn thần và hồn ma là đối thủ của người dũng sĩ trong mon Giông thử

thách và mon Tơđăm Kram Ngai (TLCXB). Rắn thần Prao ( mon Giông thử thách) là con vật khổng lồ, hung dữ. Nó có thể dựng đứng thân mình đồ sộ từ

mặt đất lên tận trời cao, phun lửa giao tranh. Chàng ma ( mon Tơđăm Kram

Ngai) là hồn ma một tráng sĩ chết trận. Tơđăm Kiăk (chàng ma) hiện hình với

bộ xương cao lớn, hốc mắt sâu hõm, giun bò ra từ mũi, mắt, lưỡi thè lè tới ngực. Từ thân hình lênh khênh những đốm lửa liên tục rơi xuống v.v…

Nhân vật các mon bao gồm người, thần, ma quái, thú dữ hỗn hợp. Đó là tổ

hợp nhân vật vừa hiện thực vừa đầy chất tưởng tượng, tín ngưỡng. Tư duy thần thoại, tín ngưỡng dân gian vẫn là ngọn nguồn “tươi mát” cho các câu chuyện xưa này. Sử thi các dân tộc Tây Nguyên rõ ràng vẫn “ra đời vào thời điểm nối tiếp thần thoại tức là thế giới của các vị thần bắt đầu chuyển sang thế giới của

con người”[35, 285].

KẾT LUẬN

1. Phần lớn các khan, h ri, h mon, otn rông các dân tộc bản địa Tây

Nguyên là những câu chuyện ngợi ca chiến công của nguời dũng sĩ. Đó là

Mahabharata Song trong sự tương đồng, các khan, h ri, h mon, otn rông vẫn

còn có nhiều điểm khác biệt với những áng sử thi danh tiếng thế giới (Đề tài này không nghiên cứu những dị biệt tất yếu ấy).

2. Nhân vật của sử thi anh hùng Tây Nguyên luôn vượt xa về số lượng so với nhân vật các thể loại tự sự dân gian khác như truyền thuyết, truyện cổ tích, ngụ ngôn… Điểm khác biệt nữa là, nhân vật chính của sử thi luôn là người dũng sĩ với rất nhiều phẩm chất và khả năng phi thường (từ sức mạnh thể lực đến tài năng chiến trận) đã lập nên những chiến công, kỳ tích bảo vệ cuộc sống gia đình, cộng đồng làng buôn. Hàng chục sử thi khác nhau về đề tài – cốt truyện nhưng lại giống nhau ở điểm đều ca ngợi chiến công của người dũng sĩ. Ba đề tài – cốt truyện bao trùm những câu chuyện về người anh hùng, dũng sĩ đó là: Đề tài – cốt truyện cuộc chiến đánh cướp bảo vệ người đẹp, đề tài – cốt truyện cuộc chiến đòi nợ, trả thù, đề tài – cốt truyện cuộc chiến phục thù, khôi phục và tự vệ. Ba đề tài – cốt truyện đều hướng tới tôn vinh các chiến công, kỳ tích của người anh hùng: Chiến công đánh cướp bảo vệ người đẹp, chiến công đòi nợ, trả thù, chiến công phục thù, khôi phục và tự vệ.

3. Nhân vật sử thi anh hùng Tây Nguyên phân biệt thành hai hệ rõ nét: Hệ nhân vật người anh hùng với những nhân vật tương ứng, hệ nhân vật đối thủ người anh hùng và các nhân vật cùng dạng. Đặc điểm này bao quát hầu hết các

khan, h ri, h mon. Cùng với sự phân biệt hai hệ nhân vật là sự khác nhau về

tính cách của hai hệ nhân vật này. Song đấy không phải là sự khác biệt hoàn toàn, đối lập sâu sắc mà vẫn xen kẽ những nét tương đồng. Đối thủ người anh hùng có khi cũng là những tráng sĩ can đảm, tài cao. Người anh hùng lắm khi cũng “vô tình” “lấy nhầm” vợ của đối thủ dẫn đến tranh chấp, giao chiến v.v… Nhân vật sử thi anh hùng Tây Nguyên là bức tranh sống động về thế giới quan, nhân sinh quan đặc thù của người xưa. Tư duy thần thoại vẫn thấm đẫm trong từng câu chuyện xuất hiện từ rất lâu đời này. Đặc biệt, phản ánh hiện thực lịch

sử xã hội vốn đầy những xung đột, tranh chấp của Tây Nguyên xưa là điều các

khan, h ri, h mon đã vươn tới được.

Sử thi anh hùng Tây Nguyên, đấy là những bức thông điệp kỳ lạ về lịch sử, văn hóa một vùng đất vẫn chờ đợi được chúng ta tiếp tục giải mã.

Chú thích:

(1) Chuyển dẫn theo Nguyễn Văn Khỏa (1978), Anh hùng ca của Hômerơ,

Nxb Đại học và Trung học Chuyên nghiệp Hà Nội, trang 357.

(2) Tài liệu nghiên cứu trong đề tài này là những công trình sưu tầm đã được xuất bản và những tư liệu riêng của bản thân chưa được công bố về nhóm sử thi Bahnar (Kon Tum). Sử thi nào tác giả đề tài đã sưu tầm chưa công bố thì được ghi tắt là TLCXB (Tài liệu chưa xuất bản). Các trích dẫn từ những sử thi Bahnar đã được xuất bản của tác giả xin có những sửa chữa về câu chữ.

(3) Chuyển dẫn theo E. M. Meletinsky, Về nguồn gốc sử thi anh hùng, Tạp

chí văn học, Số 1/1974, trang 118 (Lê Sơn dịch).

Một phần của tài liệu 249030 (Trang 86 - 92)