Motif chiến công đòi nợ, trả thuø

Một phần của tài liệu 249030 (Trang 47 - 50)

Sự nghiệp đòi lại vật quí dù trải qua bao thăng trầm cuối cùng vẫn đi đến kết thúc thắng lợi. Người anh hùng xuất hiện, tình thế xoay chuyển, bại chuyển thành thắng, yếu thành mạnh, tổn thất chia li thành thành công, đoàn tụ, bè lũ cướp vật quí, hãm hại người ngay phải trả giá. Cuộc chiến đòi nợ, trả thù thắng lợi luôn khép lại các sử thi, những tráng ca nức lòng người.

Như một qui luật, thời cuộc "bĩ" rồi lại "thái", khi việc đòi lại vật quí lâm vào tình trạng bế tắc, ấy là lúc người anh hùng ra tay. Cái thời khắc tỏa sáng và chan chứa hi vọng ấy được đón đợi diễn ra và tất yếu sẽ diễn ra, đáp ứng tới cùng khát vọng "trừ gian diệt bạo" của muôn người.

Với mon Giớ dòi, nhờ thứ bùa ngải (pơgang) thần kỳ của XeĐak, Giông

lành bệnh, chàng ăn thật nhiều và nhanh chóng hồi phục sức khỏe. Chàng lên đường đòi lại "tài sản" bị cướp, lập lại công bằng, trị tội những kẻ gian tham. Chàng đi tới đâu, sự chia li hoạn nạn lùi bước đến đấy. Đoàn tụ hai lão gia nhân trung thành Mađong, Mavắt, các vệ sĩ khỏe mạnh, dũng cảm Xemđum,

Xemtreng, tìm lại được Giớ, chàng lại tiếp tục tập hợp lực lượng tiến hành cuộc chiến trừng trị những kẻ tham bạo, bất nhân. Cuộc chiến "trúc chẻ tro bay" đòi lại "vật quí", quyết tiêu diệt thế lực Ngar Unh đen tối, đem lại thái bình, thịnh vượng cho buôn làng đã kết thúc thắng lợi.

Tương tự, thoát khỏi sự hãm hại của bọn GlaihPhang cướp chiêng, nhờ sự trợ giúp của người em gái BiaLúi tài ba, Giông lập tức dẫn đầu cuộc phục thù.

Chiêng quí được trả về chủ cũ, kẻ tham bạo một lần nữa bị trừng trị ( mon

Giông, Giớ đòi Pưpưng trả chiêng - TLCXB).

Ở mon Voi Brông (TLCXB), Giông là người xoay chuyển tình thế cuộc

chiến chống lại bè lũ cướp gè, khi Giớ cùng những trai tráng khác đã không còn gượng nổi trước "hàng trăm hàng nghìn" kẻ hung bạo. Chàng mang theo khiên đao đi ngay ra chiến trận, xông tới giao tranh với hai tên HnguangTu, HnguangTun, con trai NgarUnh , lớn tiếng sỉ nhục chúng là kẻ tham lam, hiếu chiến. Bọn giặc bị Giông chém chết "rơi lả tả, la oai oái, khóc lóc, than van. Trời đất bỗng trở nên tối tăm, mù mịt, mặt đất rung chuyển dữ dội".

Trong mọi cuộc chiến trừng phạt thế lực tham bạo, người anh hùng Giông luôn đóng vai trò đôn đốc, tổ chức lực lượng, dẫn đầu đoàn quân. Chàng "khoan thai đi trước dẫn đường, phía sau chàng người ùn ùn kéo theo không thể nào đếm hết. Người đen đặc đường như kiến chạy như mối bò. Đi từ lúc mặt trời vừa mọc khỏi đỉnh núi, đi mãi đi mãi, qua không biết bao nhiêu là núi cao, rừng rậm. Dòng người lên núi, xuống núi, vượt hầm băng sông. Khắp nơi nơi

dày đặc những người là người" [44, 100]. Cuộc giao tranh diễn ra, người anh

hùng vẫn là trung tâm chiến trận, là nỗi kinh hoàng cho các đối thủ. Như bất kỳ cuộc giao tranh nào khác, đây là cuộc giao tranh quyết liệt, dữ dội khiến "trời như muốn rách đất như muốn sụp. Không một kẻ nào "dám đối diện với

Giông" trong cuộc chiến ấy, chàng "chém phăng phăng" khiến quân giặc chết

rơi xuống đất "nhiều như lá rụng" [44, 103].

Các cuộc chiến đòi nợ, trả thù của người anh hùng luôn giành được thắng lợi, kẻ gian tham bị trừng trị, cộng đồng người chiến thắng trở nên hùng mạnh, bất khả xâm phạm. Sứ mệnh người anh hùng là phải lập công, giành thắng lợi, đem lại cho cộng đồng sự sung túc, thịnh vượng. Không chỉ tiêu diệt những kẻ gian tham, cuộc chiến này còn qui phục những kẻ biết hồi tâm, ăn năn hối lỗi. Tiến hành cuộc trừng phạt bọn cướp gè, Giông kêu gọi dân làng chúng: "Nếu ai có lòng tốt, xin hãy mau thu xếp gia sản theo chúng tôi về làng. Còn như ai

có lòng xấu thì xin hãy cứ ở lại" ( mon Giông, Giớ đòi Pưpưng trả chiêng -

TLCXB). Trong các sử thi về chiến công phục thù, khôi phục của dân tộc Êđê

như Xing Nhã, Đăm Di v.v... những lời kêu gọi đối phương qui thuận đó vẫn

vang lên khẳng định tinh thần khoan thứ của lực lượng người anh hùng.

Ngoài những điểm dị biệt trong hệ thống tình tiết truyện, hiện tượng cải biên rất đặc trưng của văn học dân gian, sự khác nhau ở các sử thi trên là việc thay thế các vật nợ (gè, chiêng hoặc vật săn). Đó đều là những "vật quí", là tài sản lớn bị kẻ xấu xâm phạm, cướp đoạt. Những tác phẩm khác nhau hay những dị bản với rất nhiều nét tương đồng ấy đã nâng cao thêm tầm vóc, ý nghĩa của chiến công đòi nợ trả thù, chiến công bảo vệ cộng đồng của người anh hùng.

+ Chiến công phục thù, khôi phục và tự vệ.

(Qua đề tài - cốt truyện cuộc chiến phục thù, khôi phục và tự vệ)

Dẫn đầu cuộc chiến phục thù, khôi phục và tự vệ là sứ mệnh của người anh hùng sử thi Tây Nguyên, vị thủ lĩnh quân sự của buôn làng. Như ngún lửa trong

các khan, h ri, h mon là hiện thực lịch sử Tây Nguyên xưa với nạn chiến tranh

làng, chiến tranh tộc người ngấm ngầm, dai dẳng. Những xung đột, cướp bóc và tranh chấp khốc liệt là thứ tai họa luôn đe dọa, tàn phá cuộc sống con người nơi đây. Hiện thực lịch sử này vẫn tồn tại khi những con người của thế giới văn

minh đặt chân đến vùng đất này (xem hồi ký Những người Bahnar dã man của

P.Dourisboure). Song, những tấn thảm kịch lịch sử ấy dường như đã không chịu phôi phai trong ký ức của một xứ sở. Nó đã bằng mọi cách để được sống lại, được hiện hình trong các câu chuyện, cố gắng mách bảo cho những thế hệ sau một điều gì đó cao hơn tất cả những gì đã xảy ra. Những câu chuyện đẫm chất

lịch sử ấy là các khan, h ri, h mon với vô số sự biến thái chi tiết nhưng lại gần gũi về đề tài và cốt truyện như: Xing Nhã, Đăm Di đi săn, Chi Lơ Koêh, Xét giàu

có vàng (TLCXB), Giông, Giớ đánh giặc từ thuở bé (TLCXB), Giông mài đao

(TLCXB). Nếu lược hóa, ta sẽ có sơ đồ kết cấu cốt truyện các sử thi ở dạng đề tài này như sau:

Cuộc tấn công làng buôn người anh hùng (Motif cuộc tấn công cướp

phá)

à

Sự thất thế của làng buôn người anh

hùng (Motif sự thất thế,

đau thương)

à

Thắng lợi của cuộc chiến phục thù, khôi phục và tự vệ (Motif chiến công phục thù,

khôi phục và tự vệ)

Một phần của tài liệu 249030 (Trang 47 - 50)