Với sử thi Tây Nguyên, sự thất thế, đổ vỡ chỉ là tạm thời. Sự tàn phá, giết chóc của thế lực đối địch không bao giờ thủ tiêu được đối phương. Những kẻ bị hại hoặc sống sót, hoặc hồi sinh, gặp cơ hội thuận lợi lại đứng lên phục thù, giành thắng lợi. Người anh hùng - con người lỗi lạc đứng đầu công cuộc khôi phục, tất yếu sẽ đứng lên lãnh đạo cuộc chiến phục thù, lập công lớn. Đây là nhân vật luôn chiếm lĩnh vị trí trung tâm của các sử thi. Mọi tình thế bi đát, nguy nan dường như chỉ là sự sắp sẵn, là điều kiện cho sự xuất hiện của người anh hùng.
Dưới nhiều cái tên khác nhau (Xing Nhã, Đăm Di, Hơlát dang, Giông...) nhân vật người anh hùng sử thi lại không hề khác biệt nhau. Đó là những con người với tất cả cao độ của ý chí phục thù. Sự thắng thế của kẻ ác không khiến những con người này mất đi nhuệ khí tiến công, ý thức đòi lại công lý. Vừa nghe xong câu chuyện đau thương về người cha xưa, chàng Xing Nhã đôi mắt vụt "đỏ như chớp lửa". Hành động đầu tiên như vô thức của chàng là "vội vàng chạy đến đống tranh mục, tìm xương sọ cha, kêu khóc thảm thiết". Tiếng kêu khóc của chàng bày tỏ sự phẫn nộ: "Ơ cha! Cha mua con voi đực bằng công lúa trên rẫy, cha đổi ché túc chiêng núm, chiêng bằng với con lợn và con trâu, bò dưới chuồng. Cha không đụng chạm của ai , việc lớn việc nhỏ không hề có, chỉ
tại người ta thèm trái chuối chín, cây mía ngọt thôi"[20, 32 ]. Với nỗi căm hờn
"đã mọc rễ trong bụng", hành động tiếp theo của Xing Nhã là cầm khiên "tập thử"! Nhưng mối thù lớn lại cần đến thứ chiến khí tương ứng. Vì thế, chiếc khiên vừa "nhỏ", vừa "mọt" của thế hệ cha, chú chàng vừa quay mạnh nó đã "bắn ra từng mảnh". Từ khi biết mối thù xưa, Xing Nhã "ngồi không được, ngủ
không nổi, đứng cũng không yên". Hành động tiếp theo của chàng là đòi phải có "một trăm người khỏe, một nghìn người mạnh đi tìm cây to làm khiên" tiến đánh kẻ thù. Đốn cây Kơlơng to lớn đến mức "phải đi vòng một năm mới giáp gốc, năm tháng mới mút cành, lá dài hơn một dặm cánh chim bay", Xing Nhã chứng tỏ sự hơn hẳn của chàng với mọi người. Những nhát rìu của chàng "tóe
lửa", "bắn những mảnh cây bay tứ phía", "bay tới nhà Giarơ Bú"[20, 33, 34 ].
Chiếc khiên to này làm từ cây Kơlơng chỉ mình Xing Nhã nhấc lên nổi. Sứ mệnh lớn đã có người gánh vác, đảm nhận. Sức lực đã đủ, vũ khí lại phi thường, Xing Nhã "suy nghĩ tính chuyện đi đòi xương cho cha, trả thù cho
mẹ"[20, 35 ]. Tuy nhiên, ta biết trước khi Xing Nhã thực hiện cuộc báo thù, sức
lực tài năng của chàng còn được nhân lên gấp bội bởi thứ thuốc ông Gỗn (thần trời) ban tặng. Thứ thuốc này theo lời ông Gỗn "biết lượn, biết ném, thuốc có phép đưa cháu lên tận trời xanh, tận núi cao, không ai theo kịp, chẳng ai chém
được"[20, 38 ]. Cuộc chiến phục thù diễn ra không thể đảo ngược. Thế mạnh
thế thắng tất yếu thuộc về Xing Nhã. Điều đó được báo trước khi Giarơ Bú vừa giơ tấm khiên hắn lên định múa "làm cơn gió xoáy" đe dọa đối phương thì bỗng "chiếc khiêng vỡ tung rơi xuống loảng xoảng". Tồi tệ hơn, tấm khiên Xing Nhã, anh em hắn đều không ai nhấc nổi , khỏe mạnh nhất là Pơrong Mưng cũng chỉ khiến tấm khiên "rời khỏi mặt đất vừa lọt được cái lưng của con
gà trống "[20, 57 ]. Xing Nhã thực hiện cuộc báo thù với lòng căm hận thôi
thúc, nung nấu. Điều ấy được bộc lộ qua việc chàng nghe tiếng chiêng của kẻ thù đánh lên: "Giarơ Bú vào buồng , lấy chiêng cướp được của cha Xing Nhã ra đánh. Tiếng chiêng kêu rung mặt đất, vang khắp chín tầng mây, nó kêu như rống vào tận màng tai trong của Xing Nhã. Mặt Xing Nhã đỏ rực như có lửa củi
kơ-tu đốt cháy trong tim gan bốc lên"[20, 55 ]. Kẻ báo thù quyết liệt đã lần
lượt giết chết các loại tay sai của đối thủ: "bầy gà trống cựa dài, mỏ sắc; đàn lợn đực "nanh dài ôm lấy mõm"; bầy voi dữ sáu con và tiếp đến là con voi đực
khỏe mạnh nhất. Đến lượt Xing Nhã tính sổ với Giarơ Bú, chàng "quay khiên múa. Đất bụi bay mịt mù như mây trời tháng bảy. Xing Nhã nhảy qua trái núi, lượn qua con suối, băng qua đầu đèo, nhanh hơn bầy chim diều, chim ó. Giarơ Bú nhìn theo, tối mày tối mặt, không đoán được đường đao của Xing Nhã chĩa
vô hướng nào"[20, 66 ]. Cái kết cục thảm hại là thuộc về Giarơ Bú, kẻ đi gieo
họa: "Xing Nhã mới đi một bước đã chém trúng ngay chân Giarơ Bú. Máu phọt lên trời, đỏ như chiếc dây mây lửa, Giarơ Bú múa tiếp, Xing Nhã chém luôn
cánh tay phải, chiếc đao rơi "rỏn rẻn""[20, 66, 67 ]. Cuộc giao tranh kéo dài,
bất phân thắng bại giữa Xing Nhã với siêu đối thủ Pơrong Mưng khiến "mây mưa mù mịt, gió bão ầm ầm, đổ cây lở núi" cuối cùng rồi cũng kết thúc. Lại một lần nữa sự ra tay của ông Gỗn giúp kẻ phục thù giết được đối thủ.
Ý thức và hành động tiến tới việc phục thù của Xing Nhã cũng là của các nhân vật "phiên bản" khác như Chiêm Tơ Mun, Đăm Di, Hơlat Dang... Song
không đơn độc như Xing Nhã, mối thù với bọn Carơ Bú (khan Đăm Di đi săn)
không chỉ là của anh em Đăm Di mà là của tất cả trai tráng làng họ. Trước cảnh buôn làng bị "tàn phá trơ trụi, điêu tàn", đám trai làng "người thì kêu khóc gọi mẹ, gọi con, người thì rưng rức gọi cha, gọi vợ, người thì ngùi ngùi đứng
lặng; người thì giận giữ nhiếc móc kẻ ác, kẻ cướp"[26, 73 ]. Không cần phải
thúc giục, đôn đốc những chàng trai ấy lập tức biết việc họ phải làm: "Chẳng ai bảo ai, họ im lặng dỡ bành voi, rồi đi vào rừng đốn cây, chặt lá về dựng lán, chưa hết nửa ngày họ đã cùng nhau dựng xong hàng chục lán to, lều nhỏ làm nơi ăn, nơi nằm. Rồi họ nghỉ bảy ngày lấy sức, bảy đêm lấy hơi và bàn việc nhà, việc cửa, việc cứu cha mẹ, vợ con; việc đánh kẻ ác diệt kẻ dữ. Đăm Di
xếp công, đặt việc cho mỗi người"[26, 73 ]. Thời cơ chín muồi cho cuộc tiến
đánh đã tới, Đăm Di vừa cất lời kêu gọi "trai làng người này, người nọ đã ầm ầm như sấm dậy giơ dáo mác như bông lau ngọn lách muốn được đi đánh kẻ ác
khẳng định trước toàn quân một lần nữa khi chàng cất lời kêu gọi, dặn dò: "Hỡi trai làng tất cả! Đi đánh bọn kẻ ác Carơ Bú, chúng ta phải đi một đường, chạy một lối. Lời ta nói phải giống cùng một miệng. Bụng ta cùng thương nhau như người một nhà, một cửa, nếu có chuyện này chuyện nọ ta phải cùng giúp nhau như trâu cùng đàn, voi một bầy. Ta phải đi cùng đi, về cùng về, sống cùng
sống, chết cùng chết"[26, 111]. Cuộc xuất quân tiến đánh rầm rộ, khí thế ngất
trời: "Đoàn người đi đông như kiến, như mối, trăm người đi trước, nghìn người đi sau, rào rào như ong chuyển tổ, rầm rầm như nước tràn bờ... Mũi giáo dày như bông lau, mũi dao nhiều như ngọn lách. Cánh ná giày như cành cây rừng già, ống tên như dàn mướp đang sai. Râu cằm nhìn ngang đen nhánh như râu ngô trên nương, tóc đầu nhìn dọc mượt như sâu nơi bãi rẫy. Đĩa khiên lấp lánh
như ánh mặt trời, lưỡi đao sáng loáng như tia chớp"[26, 112]. Cuộc tiến đánh
càng sung sức, người người càng tin chắc phần thắng vì điềm tốt điềm lành đã được báo trước: "Trên đường đi, đàn chim mơ-lang reo bên trái mừng họ đi trúng ngày tốt, bầy sóc kêu bên phải mừng họ đi trúng ngày lành, báo tin họ sẽ được chuyện tốt, gặp việc may... Họ mừng được gặp dịp tốt, dịp may sắp được
"ăn nợ máu" bọn Carơ Bú. Ai nấy cứ nhằm làng kẻ ác đi xăm xăm"[26, 112].
Sự hùng mạnh của cuộc xuất quân còn ở chỗ có sự tham dự nô nức của đàn voi chiến, ngựa chiến: "Hùng hục voi đực ngà cong, ngà nhọn đi trước; voi cái đuôi dài uyển chuyển đi giữa. Mấy con voi đực, đuôi dài như đuôi con dộc, biết gầm biết rú, ngà rộng ngà dài chạm đất rùng rùng đi sau. Hơlát Dang tay cầm tù và, cưỡi con ngựa biết đi bay về nhảy dẫn trước. Đăm Di cưỡi con ngựa đen to, khỏe theo sau. Đăm Gơ-rơ-oăn cưỡi con ngựa hồng đi giữa. Còn Xinh Mun, Xinh Mơ-nga mỗi người cưỡi một con ngựa trắng đi sau. Họ băng băng trèo núi thấp, vòng núi cao, vượt đồi tranh. Họ đi nhanh như gió, mạnh như nước"[26,
Sức mạnh áp đảo của cuộc chiến phục thù đẩy đối phương vào tình thế bị động, lúng túng. Kẻ mạnh trở thành kẻ yếu, kẻ ác đến lúc phải trả nợ máu trước sự xuất thần của lực lượng báo thù: "Bọn chúng tất tưởi, lập cập chạy về như vịt chạy diều, gà chạy ó, Carơ Mưng chạy trước, tiếp đến là Carơ La, Carơ Ba, Carơ Bú ôm cái bụng xệ căng đầy rượu, chất đầy thịt lạch bạch chạy sau.
Còn bọn tôi tớ, nô lệ thì chạy nhốn nháo về làng, về nhà"[26, 120]. Nổi bật
trong cuộc giao tranh là hình ảnh chàng trai trẻ Hơlát Dang tài ba, chàng dũng sĩ "tay khiên tay đao nhảy một nhảy đã đuổi kịp Carơ Bú . Chẳng để hắn kịp van xin, chàng vung đao liệng một nhát, cái bụng Carơ Bú đứt đôi. Bao nhiêu cơm, canh, rượu, thịt vọt tung tóe đầy mặt đất, bắn văng lên cả những bụi cây,
ngọn cỏ ven lối đi. Nó chết không kịp ú ớ, mồm há hốc"[26, 120]. Tiếp đến,
Hơlát Dang kết liễu đời đối thủ đáng gờm cuối cùng, em Carơ Bú: "Hơlat Dang đuổi tiếp Carơ Mưng. Chàng vừa đuổi đến cầu thang nhà hắn thì Carơ Mưng cũng vừa lấy được khiên đao chạy ra đến ngoài sân nhà định đánh lại. Hơlat Dang liền nhảy một nhảy lên sân nhà nó, làm cái sàn lắc nghiêng bên này, lắc ngả bên nọ muốn đổ. Chàng vung đao xả mạnh đứt luôn hai cánh tay Carơ Mưng. Khiên đao của nó rơi xuống đất. Carơ Mưng giãy giụa như con gà bị cắt
tiết, như con chuột bị chặt hết chân"[26, 121]. "Gieo gió phải gặt bão", hành
động báo thù của Xing Nhã, Hơlat Dang với kẻ ác quả là quyết liệt, không chút nương tay. Cuộc giết chóc, tàn sát kẻ thù như thế đã từng diễn ra dưới mũi lao của anh hùng Achilles trong sử thi Hy Lạp. Giữa chiến trận, người anh hùng sử thi Tây Nguyên, Hy Lạp đều cùng không chút băn khoăn trong việc tiêu diệt đối thủ. Sự tương đồng ấy không hề là ngẫu nhiên. Tinh thần phục thù, khôi phục là luồng gió lớn và không ngoại lệ trong sử thi. Ở các sử thi Bahnar ngược Bắc Tây Nguyên, ngọn gió thời đại mãnh liệt ấy vẫn bền bỉ thổi trong những thiên tráng ca bất tử. Ta vẫn tìm thấy trong nhiều chiến công của nhân vật Giông tính chất những kỳ tích mà các anh hùng Xing Nhã, Đăm Di, Hơlat
Dang... đã lập nên. Như mọi khúc dạo đầu các khan, h mon thuộc đề tài - cốt truyện này, ở mon Xét giàu có vàng, cuộc tàn hại của bè lũ Jrai, Lao khiến
cuộc sống giàu có nức tiếng của Xét bỗng chốc sụp đổ. Nhưng mầm sống theo thời gian vẫn mọc lại. Trong vai trò đứa con sống sót, Giông lớn lên đã ý thức được mối thù xưa. Chàng thực hiện trọn vẹn cuộc đoàn viên gia đình, tái lập cuộc sống đông vui, hùng mạnh từng bị phá nát. Đích thân chàng lại đôn đốc, dẫn đầu cuộc chiến phục thù kẻ ác thắng lợi. Ở đây, trong tính công thức, sự hạn hẹp của kiểu kết cấu cốt truyện sử thi, vẫn hàm chứa quy luật rộng lớn, vĩnh cửu, đó là cuộc sống luôn đổi thay, vận động và vươn lên. Chiến thắng sẽ thay thế thất bại, đoàn viên sẽ thế chỗ chia ly, hưng thịnh sẽ phủ định đổ nát.
Với mon Giông mài đao (TLCXB), chiến công phục thù, khôi phục vẫn là
cái đích cuối cùng. Đã chết vì hàng trăm hàng nghìn mũi tên những kẻ "ganh ghét", "đố kị", nhưng sự mầu nhiệm vẫn giúp Giông hồi sinh. Đám tang của chàng trai tuấn kiệt trở thành đám hội và tiếp đến là lễ cưới với cô gái đã giúp chàng phục sinh. Biết tin cuộc chiến phục thù do Giớ dẫn đầu đang diễn ra, tình thế bất phân thắng bại, Giông lập tức mang khiên đao ra trận. Sự tham chiến của chàng mau chóng giúp cuộc giao tranh của họ với bè lũ Klot Măng kết thúc thắng lợi.
Ở mon Giông nghèo tám vợ, từ cuộc phiêu lưu dũng cảm đi tìm nàng Jên
Yươn xinh đẹp xứ biển, Giông đã khám phá ra nguyên cớ gây nên sự đổ vỡ, thất thế của gia đình, làng buôn mình. Bản lĩnh người dũng sĩ còn giúp chàng tìm được lễ vật tạ ơn thần , trả lại sự thịnh vượng xưa cho làng buôn. Chàng lại đứng đầu dân làng và các làng liên minh chặn đứng cuộc tấn công hung hãn của bọn trai tráng hạ nguồn, bảo vệ những người vợ xinh đẹp, xây dựng làng buôn hùng mạnh.
Khởi đầu là câu chuyện bi thương về những đứa trẻ mồ côi, mon Giông,
Giớ mồ côi từ thuở bé đi đến kết thúc là một thiên anh hùng ca. Chuyến trở về
thượng nguồn gian khổ, kéo dài hoàn tất, Giông, Giớ hăng hái bắt tay xây dựng lại buôn làng. Ngôi nhà rông họ tự tay lên rừng đẵn gỗ, xây cất "cao đến tận vòm trời xanh". Tiếp theo, hai chàng lấy vợ, chiến đấu bảo vệ vợ, hồi sinh mẹ cha, khôi phục sự cường thịnh của cộng đồng. Cuộc chiến tự vệ chống lại trai tráng hạ nguồn của họ đồng thời cũng là cuộc chiến phục thù. Bè lũ Xormam, Pưpưng đã từng ngăn trở chuyến trở về thượng nguồn của họ bị tiêu diệt.
Các sử thi thuộc đề tài - cốt truyện cuộc chiến phục thù, khôi phục và tự vệ đều kết thúc có hậu. Thế lực tham bạo luôn bị đánh bại, cuộc chiến vẻ vang của người anh hùng thắng lợi đem lại thái bình, thịnh vượng cho cộng đồng. Các dũng sĩ trở về từ chiến trận kết duyên cùng những cô gái xinh đẹp, tài ba. Tiệc mừng, lễ hội lớn nô nức, buôn làng đoàn tụ đông vui. Ta thường bắt gặp lời ca quen thuộc như điệp khúc bất tử khép lại các thiên tráng ca: "Từ đó người ta chỉ còn nghĩ đến việc làm ăn trên nương rẫy. Buôn làng Xét ngày càng giàu có, không còn kẻ nào dám tới gây chiến, cuộc sống sung sướng, yên
bình..." ( mon Giông mài đao - TLCXB).
Thuộc đề tài - cốt truyện thứ ba là một số sử thi về cuộc chiến tự vệ bền bỉ, dũng cảm của người anh hùng. Kết cấu cốt truyện những "thiên ký sự" sử thi này thường đơn giản với hai chặng chính như sau:
Cuộc tấn công bất ngờ
(Motif cuộc tấn công bất ngờ) à Cuộc chiến tự vệ diễn ra đi đến thắng lợi(Motif thắng lợi của cuộc chiến tự vệ)