Motif thắng lợi của cuộc chiến tự veä.

Một phần của tài liệu 249030 (Trang 61 - 63)

Cuộc chiến chống lại những thế lực cướp bóc, tàn phá diễn ra quyết liệt, dai dẳng. Người anh hùng luôn xuất hiện, giao tranh dũng cảm. Bọn giặc thường đông đúc, hung hãn với những tên cầm đầu cường tráng, tài khiên đao không thua kém bất kỳ kẻ nào. mon Giông, Giớ đánh giặc từ thuở bé mở đầu là

cuộc tấn công bất ngờ của bọn Jrai, Lao; sự lúng túng của dân làn trước sức mạnh áp đảo của giặc. Nhưng quyết thay cha bảo bệ buôn làng, Giông, Giớ dù mới "đến tuổi đóng khố" vẫn đòi được tham chiến chống giặc. Hợp sức cùng dân làng, hai chàng truy kích giặc từ mặt đất lên không trung, từ "thượng nguồn" xuống "hạ nguồn". Ông Xét cha họ vắng nhà trở về liền mang khiên đao bay ra trận . Giữa không trung, khiên đao Giông, Giớ chém giặc lấp loáng, sáng rực. Cuộc giao tranh kéo dài, cho tới khi Xét già rời chiến trận, Giông Giớ lấy vợ mới kết thúc. Quyết chấm dứt giao tranh, Giông dồn sức giết chết hai tên thủ lĩnh ngoan cố của giặc là Pưpưng và Xormam. Đẩy lui và truy kích

quân giặc khi tuổi còn niên thiếu, thắng giặc khi đến tuổi trưởng thành, Giông, Giớ là hai dũng sĩ có vai trò quyết định làm nên chiến thắng của cuộc chiến tự vệ này.

Nhưng cuộc chiến tự vệ có khi lại diễn ra trong một tình thế khác. Đó là khi kẻ xấu nhắm thẳng vào con người danh tiếng được người người ca ngợi, mến

yêu. Cuộc giao tranh mặt đối mặt ấy trong mon Tre Vắt ghen ghét Giông là

cuộc giao tranh "kỳ phùng địch thủ" với sự chứng kiến, cổ vũ của đông đảo dân làng. Ở đây, chiến đấu với Tre Vắt - kẻ đố kị, hiếu chiến - Giông quyết giành phần thắng nhưng chàng vẫn hết sức khoan hậu với đối thủ. Cuộc vật lộn giữa hai dũng sĩ ngang bằng nhau về sức mạnh, sự gan góc khiến "trời như muốn rách đất như muốn sụp" kéo dài bất phân thắng bại. Các cuộc thi tài mổ, chém cũng không thành vì Tre Vắt là kẻ gian ngoan, ngược lại Giông vị tha, cao thượng. Tiếp đến, cuộc không chiến rung chuyển trời đất tưởng không bao giờ chấm dứt khiến người người trên mặt đất lo âu, kinh hãi. Nhưng nhát đao cuối cùng kết liễu đối phương vẫn thuộc về Giông. Vẻ đẹp hiền hòa và sự đáng mến của Giông đã khiến người vợ chưa cưới xinh đẹp, tài ba của chính Tre Vắt ra tay giúp đỡ chàng. Trong cuộc chiến tự vệ, trước những đối thủ ngang tài ngang sức, người anh hùng Giông lắm lúc cũng lâm vào tình thế nguy nan nhưng sự hỗ trợ kịp thời của mọi người (dân làng, người yêu, vợ, em gái...) đã giúp chàng thắng lợi . Cái kết thúc ấy là tất yếu. Bởi sử thi - đó là lời ca của con người ở thời đại mà chiến công, kỳ tích luôn là khát vọng lớn lao nhất. Trong vai trò người con ưu tú và người dũng sĩ bảo vệ làng buôn , anh hùng Giông là hình tượng nhân vật trung tâm trong sử thi Bahnar. Gánh vác nhiệm vụ bảo vệ và xây dựng cộng đồng hùng mạnh, chiến đấu chống lại các thế lực đối địch, chiến công của người anh hùng được tôn vinh, ngưỡng mộ. Anh hùng Giông cũng như anh hùng Đam Săn, Xing Nhã, Đăm Di v.v... lập công trước hết trong giao tranh nơi chiến trận , đồng thời cũng là những con người xuất sắc

trong lao động (phát rẫy, chặt cây, săn bắt, xây cất nhà cửa...) . Hơn thế, anh hùng Giông có khi còn thể hiện tài nghệ khéo léo trong việc chữa trị bệnh tật. Sự tập trung các khả năng trong một con người, tức sự lý tưởng hóa con người đại diện cho cộng đồng ấy là sản phẩm của sử thi dân gian. Dưới nhiều màu sắc, đó cũng là đặc điểm tiêu biểu nhất về nhân vật của thể loại sử thi. E. M. Meletinski nhận xét: "Nhân vật sử thi dân gian vốn là nhân vật tuyệt đẹp bởi

tính chất trọn vẹn , lành mạnh bởi sự hài hòa" [76, 115].

Một phần của tài liệu 249030 (Trang 61 - 63)