Nhân vật đối thủ người anh hùng.

Một phần của tài liệu 249030 (Trang 79 - 86)

Xuất hiện song hành nhưng tương phản (ở mức độ nhất định là đối lập nữa) với nhân vật người anh hùng là nhân vật đối thủ. Đĩ cĩ khi là kẻ đầy lịng

"ghen ghét", "đố kỵ", hung hãn như Giarơ Bú (khan Xing Nhã); ngạo mạn, tham vọng như Carơ Bú (khan Đăm Di đi săn); tài ba, can đảm và ngang tàng như

TreVắt (h'mon Tre Vắt ghen ghét Giơng) v.v... Trước những cái hơn của kẻ

khác (giàu hơn, danh tiếng hơn, vợ đẹp hơn...) những con người này vơ cùng tức tối, tìm cách chiếm đoạt, tàn phá. Giarơ Bú mất ăn mất ngủ, ám ảnh ghê gớm trước sự thinh vượng của buơn Giarơ Kốt bạn hắn. Tiếng "chiêng núm", "chiêng bằng" (biểu tượng của sự no ấm) vang lên ngày đêm từ làng Giarơ Kốt khiến hắn khơng thể nào chịu nổi. Hắn phải thỏa mãn khát vọng tấn cơng, cướp bĩc để chứng tỏ sự hơn người của hắn và buơn hắn. Giarơ Bú rốt cuộc đã đạt được điều hắn khao khát, hắn đã là kẻ mạnh: Giarơ Kốt bị giết, buơn làng Giarơ Kốt bị triệt hạ, dân làng và vợ Giarơ Kốt bị bắt làm nơ lệ. Giarơ Bú là đối thủ đáng gờm của Xing Nhã - con Giarơ Kốt. Nhưng Giarơ Bú chỉ là kẻ mạnh của thời quá khứ. Trong cuộc đọ sức với Xing Nhã, con người đại diện cho sự phục thù, hắn trở thành kẻ yếu, kẻ thua. Ngay khi vừa nhác thấy Xing Nhã, hắn đã tỏ ra lúng túng, hoảng sợ. Hắn giục vợ đĩn người khách "khơng mời mà tới", con người sẽ định đoạt số phận hắn với lời lẽ cay cú, độc địa: "Ơ Hơbia Guê em đi nấu cơm cho con ma con quỉ này ăn, lấy thuốc nổ xương trong cái giỏ, lấy thuốc rách da trong cái gùi, trộn vào cơm đãi khách quí" [20,

53]. Dù tham vọng và sự tàn ác của Giarơ Bú là khơng thay đổi (muốn giết

Xing Nhã như "đã từng giết cha nĩ ngày trước"), nhưng giao tranh với Xing Nhã, hắn múa khiên "loanh quanh như con gà mắc nước, như sao lạc đường đi. Đường đao chỉ đâm vào giữa trống khơng" [20, 66]. Giarơ Bú chết bởi lưỡi gươm phục thù quyết liệt của Xing Nhã. Cái kết thúc bi đát như thế của Giarơ Bú (và những kẻ như hắn) là khơng thể khác được . Tuy nhiên, bức tranh nhân vật sử thi đã khơng đơn giản được tơ đậm bởi hai gam màu sáng, tối; khơng hồn tồn được phân biệt rạch rịi bởi hai loại người thiện, ác; chính, tà v.v… Ở

khan Xing Nhã bên cạnh Giarơ Bú, người em hắn Pơ Rong Mưng lại khơng phải

là kẻ xấu, kẻ ác (khen Giarơ Kốt là người tốt, can Giarơ Bú khi hắn tấn cơng làng Giarơ Kốt, khuyên Hơbia Guê đừng đánh Hơbia Đá (vợ Giarơ Kốt)...).

PơRongMưng cũng tài ba, khỏe mạnh khơng thua kém Xing Nhã, trở thành đối thủ của Xing Nhã một cách bất đắc dĩ. Nếu như cái chết của Giarơ Bú là đích đáng thì trước sự sống cái chết của Pơ Rong Mưng, thần linh cũng băn khoăn, khĩ xử. Thế nên khi cuộc giao tranh của Xing Nhã với đối thủ này đến hồi kết thúc "đơi bên chỉ cịn Pơ Rong Mưng và Xing Nhã đánh nhau", thì từ trên trời, ơng Gỗn "vén từng lớp mây đen mây trắng nhìn theo khơng chớp mắt. Hai người đánh nhau bảy ngày bảy đêm. Giĩ, bão, mây, mưa, sấm chớp rền trời. Ơng Gỗn đứng ở giữa. Khi thấy Xing Nhã mạnh thì ơng Gỗn bớt sức Xing Nhã đi, Khi thấy Pơ Rong Mưng cĩ sức hơn, thì ơng lại tăng sức cho Xing Nhã" [20,

67]. Cách thức hai con người ở hai chiến tuyến này đối xử với nhau cũng khơng

hề phải là theo kiểu một mất một cịn thường tình. Khi đơi bên cùng kiệt sức, ngã xuống thì khơng ai nỡ ra tay trước: "Xing Nhã: - Bạn Pơ Rong Mưng, chém

tơi đi!","Pơ Rong Mưng: - Bạn Xing Nhã, giết tơi đi" [20, 68]. Trước vận mệnh

hai chàng trai trẻ, Hơbia Bơlao (người yêu của Pơ Rong Mưng, chớm yêu Xing Nhã) vơ cùng khĩ xử: "Nếu bây giờ cắt cổ Xing Nhã thì chàng cịn trai tráng, Xing Nhã đến đây để trả thù cho cha, để cứu mẹ già khỏi làm nơ lệ. Nếu cắt

cổ Pơ Rong Mưng thì ta mất một người yêu từ lúc nhỏ" [20, 68]. Trong tình thế

ấy, một lần nữa thần xuất hiện, số phận Pơ Rong Mưng được định đoạt: "Hơbia Bơlao đương bối rối, thì ơng Gỗn hất tay đao của nàng, giết chết Pơ Rong

Mưng" [20, 68]. Xing Nhã, kẻ đi "trả thù cho cha, cứu mẹ già khỏi làm nơ lệ"

phải thắng. Pơ Rong Mưng, em kẻ ác Giarơ Bú tất yếu phải chết. Triết lý đơn giản nhưng sâu sắc ấy đã thấm vào nghệ thuật sử thi, lấn át mọi sự đa dạng của cuộc đời.

Hai nhân vật Carơ Bú, Carơ Mưng đối thủ của anh em Đăm Di (khan Đăm

Di đi săn) cĩ phần tương đồng với cặp nhân vật Giarơ Bú - Pơ Rong Mưng ở khan Xing Nhã. Carơ Bú được miêu tả là kẻ tham lam, thơ bỉ và xấu xí. Biết

núm, chiêng bằng, chum ché... cùng tất cả tơi tớ, dân làng" về làm nơ lệ "miệng hắn rung rung, trán hắn giật giật. Mắt hắn sáng, mồm hắn cười ềnh

ệch, ềng ệch” [26, 45]. Ham muốn của Carơ Bú là chiếm đoạt, là hùng cường

từ sự tranh cướp của cải kẻ khác. Hắn tuyên bố: "Dàng (thần) cho mẹ sinh ra ta là con trai, thấy con tê giác ta phải thử sức, gặp con hổ ta quyết chém đầu, gặp người giàu ta phải đánh cướp, gặp con gái đẹp ta phải chiếm lấy cho bằng

được. Như vậy mới xứng là Carơ Bú hùng mạnh" [26, 45]. Carơ Bú đã thực

hiện được điều hắn nĩi, làng Đăm Di bị hắn đánh cướp, dân làng Đăm Di trở thành tơi tớ của hắn. Nhưng Carơ Bú lại chết thê thảm (như Giarơ Bú) dưới lưỡi đao kẻ phục thù trẻ trung, dũng mãnh. Cái chết của hắn diễn ra một cách tức khắc khi dũng sĩ Hơ Lat Dang ra tay: "Hơ Lat Dang tay khiên tay đao nhảy một nhảy đã đuổi kịp Carơ Bú. Chẳng để hắn kịp van xin, chàng vung đao

liệng một nhát, cái bụng Carơ Bú đứt đơi" [26, 120]. Carơ Mưng em Carơ Bú là

một chàng trai tốt, khơng đồng tình việc Carơ Bú đánh cướp làng Đăm Di nhưng cũng bị lưỡi đao phục thù của Hơ Lat Dang kết thúc mạng sống. Trong phạm trù văn học dân gian và thể loại sử thi, cái kết thúc ấy vẫn là thuận chiều và phổ biến.

Ở khan Đam Săn, Mtao Grự, Mtao Mxây là hai dũng tướng lừng danh

"chuyên đi dày xéo đất đai các tù trưởng nhà giàu", "quen đi đánh thiên hạ, bắt tù binh". Mtao Mxây cĩ vẻ đẹp dữ tợn. Hắn là "một trang thanh niên xinh đẹp thần cho cái giàu, gơng cùm đầy ắp hai bên cổng làng. Lơng chân hắn như chải, lơng đùi hắn như chuốt, lơng mi trui cứng giăng đều. Mặt hắn như hừng

hơi men, như ngấm nước vang, trâu tơ thấy hắn khơng dám qua mặt" [20, 179].

Chẳng kém gì Đam Săn, Mtao Mxây là "một tù trưởng giàu mạnh, đầu đội

khăn nhiễu, vai mang nải hoa" [20, 186]. Khi làm khách, hắn là một vị khách

thơ lỗ: chửi tục khi vào làng, tới bữa "ngồi vào mâm cơm. Hắn bốc mỗi miếng to bằng đầu chồn, đút mỗi miếng to bằng một đầu gấu"; ăn cơm, rau thì ít

nhưng thịt gà thì "mỗi lần quơ luơn ba miếng" [20, 183, 184]. Xuất hiện trước

Đam Săn, hắn như một hung thần dù đã cĩ chút nao núng: "Bà con xem, khiên hắn trịn như đầu cú, gươm hắn ĩng ánh như cái cầu vồng. Trơng hắn dữ tợn như một vị thần. Hắn đĩng một cái khố sọc gấp bỏ múi, mặc một cái áo dày nút, đi từ nhà trong ra nhà ngồi, dáng tần ngần do dự, mỗi bước mỗi đắn đo..."

[20, 191]. Được biết tới là một dũng tướng chuyên đi "dày xéo đất đai thiên

hạ", "bắt tù binh", nhưng giáp trận với Đam Săn, Mtao Grự nhanh chĩng lâm vào thế bí. Đam Săn vừa rung khiên múa một chặp uy hiếp, hắn đã "bước thấp bước cao, chạy trốn mũi giáo thần". Bị Đam Săn phĩng giáo trúng đùi, Mtao Grự "lảo đảo như gà gãy cánh, khập khiễng như gà gãy chân, vừa chạy vừa

kêu oai ối" [20, 174]. Mtao Mxây giao tranh quyết liệt hơn, khiến Đam Săn

"thấm mệt", "vừa chạy vừa ngủ", phải cầu viện tới sự mách nước của thần (ơng Trời). Những đối thủ ngang tài ngang sức, khĩ khăn lắm người anh hùng mới thắng nổi như Mtao Mxây khơng phải là hiếm trong sử thi Bahnar. TreVắt

( mon Tre Vắt ghen ghét Giơng) từ diện mạo, sức khỏe cho tới tài khiên đao

đều khơng hề thua kém Giơng. Danh tiếng hắn vang lừng cả một vùng hạ nguồn. Nhưng trong vẻ ngồi đẹp đẽ, tráng kiện, trong con người tài ba, lừng lẫy là một tâm hồn đen tối. TreVắt là kẻ đầy lịng đố kỵ, tính tình nĩng nảy, dữ dằn. Con người khiến hắn căm ghét tột độ, mong gặp mặt sẽ "băm vằm" cho tan xác, sẽ đâm cho "xổ ruột", "lịi gan" chính là Giơng. Oái ăm thay vì chính Giơng, con người vơ tư, đối thủ của TreVắt lại khơng hề biết hắn. TreVắt căm hận Giơng vì hắn thấy hắn cũng đẹp đẽ, tài ba mà lại chẳng ai khen ngợi, để ý. Trong khi khắp nơi nơi người ta lại hết lời ca tụng Giơng. Chỉ vì ghen tức trước sự nổi danh của Giơng, TreVắt "khơng muốn làm việc gì nữa, ngủ mê mệt

trong nhà rơng" [42, 236]. Vì quá tức tối, mặt mũi hắn lúc nào cũng "quàu quạu

miệng mím chặt". Danh tiếng của Giơng khiến hắn ăn khơng ngon ngủ khơng yên, đi đường hắn cũng vừa đi vừa chửi. Tình cờ đi qua cái rẫy Giơng cùng dân

làng vừa phát mênh mơng, tuyệt đẹp, TreVắt giận dữ quát tháo cây cỏ mọc lại

cho bõ tức. Tráng sĩ Tơđăm Pơla ở h'mon Tơđăm Pơla cướp vợ Giơng cĩ phần

giống TreVắt. Tơđăm Pơla lừng lẫy cả một vùng hạ nguồn. Hắn là một chàng trai đẹp, tài ba khơng thua kém Giơng. So về sức mạnh và lịng can đảm thì hắn cịn vượt xa cả Giơng. Nhưng Tơđăm Pơla là kẻ bụng dạ xấu xa, hẹp hịi. Từ khi nghe tin Giơng cĩ vợ đẹp, hắn luơn sống trong nỗi ghen tức. Hắn khơng chấp nhận nổi chuyện BiaPhu cơ gái xinh đẹp nhất vùng lại thuộc về kẻ khác mà khơng phải là chính hắn. Mặc mọi lời can ngăn, hắn quyết lên đường cướp người đẹp.

Tre Vắt và Tơđăm Pơla là những đối thủ hùng mạnh. Người anh hùng khơng thể đơn độc giao tranh và đoạt thắng lợi dễ dàng trước các đối thủ này. Để giành lại người đẹp BiaPhu, Giơng lâm vào cuộc so tài khiên đao bất phân thắng bại: “Khơng ai chịu thua ai, người này đã mạnh, người kia cịn mạnh hơn. Giơng và Tơđăm Pơla giao tranh khiến trời như muốn rách, đất như muốn sụp… Giơng khơng thắng nổi Tơđăm Pơla, mặt mũi rực đỏ… Vừa ra sức chống đỡ, Giơng vừa nhớ tới Giớ, liền cất tiếng gọi: - Ơ các em, các anh, hãy mau lên giúp tơi. Tơi khơng cịn địch nổi Tơđăm Pơla nữa rồi. Tay giơ khơng nổi, chân

cựa khơng xong. Tơi chết mất, hãy mau lên đây giúp tơi…” ( mon Tơđăm Pơla

cướp vợ Giơng TLCXB). Nhưng sức mạnh vượt bậc vẫn khơng giúp kẻ chiếm

đoạt giành thắng lợi. Sự hỗ trợ hùng hậu, kịp thời của Giớ, BiaLúi, XemĐum, XemTreng, MaĐong, MaVắt và RangHu (vợ Giơng) cùng những người anh em giúp Giơng giết được TreVắt. Sức mạnh người anh hùng là sức mạnh đồn kết của cộng đồng. Người anh hùng là con người xuất sắc, lỗi lạc. Nhưng con người này về mọi mặt (sức mạnh, tài năng) khơng phải bao giờ cũng là tuyệt đối. Đăm Săn là kẻ chém đầu tất cả các Mtao tranh cướp vợ mình, nhưng người anh hùng này lại bỏ mạng đơn độc trong khu rừng “bùn đen đất nhão”. Để chiến thắng đối phương, người anh hùng sử thi thường phải cĩ sự ủng hộ của dân

làng, đồng đội, chiến hữu thân cận. Trong các mon, TreVắt, Tơđăm Pơla

cũng khơng hồn tồn là những kẻ ngoan cố, xấu xa. Trước thất bại và cái chết, lương tâm bừng tỉnh, những con người này tỏ ra ăn năn, hối hận. Tơđăm Pơla than khĩc cho kết cục hành động cướp đoạt của hắn: “Hỡi ơi, ta chết vì theo đuổi đàn bà, vì BiaPhu đã lừa dối ta. Nhớ tiếc biết bao ngơi nhà rơng của ta, buơn làng ta. Nếu trước đây ta biết nghe lời em gái ta thì giờ đâu đến nỗi

phải chết thế này! Bây giờ, ta chỉ cịn biết chết nữa mà thơi”. (h mon Tơđăm

Pơla cướp vợ Giơng TLCXB). Tơđăm Pơla chết khơng phải do thua kém về tài

năng, sức mạnh. Hắn chết vì quá đơn độc trong chiến trận. Cịn TreVắt, phút cuối cuộc giao tranh, hắn cất lời trần tình với chính kẻ hắn từng căm ghét: “Ơ Giơng, chỉ vì tao quá yêu XemYang nên mới sinh lịng ganh ghét mày. Tao sợ XemYang gặp mày, sẽ đem lịng yêu mày, phụ rẫy tao nên tao mới gây chuyện đánh nhau với mày. Tao mong mày sẽ lấy được XemYang. Nàng đẹp

lắm, đẹp như BiaLúi em gái mày đĩ.” [43, 270]. TreVắt chấp nhận cái chết

một cách dũng cảm: “TreVắt khơng cịn chống cự nổi, mềm yếu hết cả chân tay. Chân hắn đi khơng vững, tay hắn cựa khơng xong nữa rồi. Hắn giục: - Ơ

Giơng, hãy giết tao đi. Tao khơng cịn làm gì nổi nữa rồi!” [43, 270, 271]. Trong các mon, nhân vật tráng sĩ GlaihPhang (một đối thủ quen thuộc của

anh hùng Giơng) con thần Sấm được miêu tả là một chàng trai tính tình nĩng nảy, ghen tuơng dữ dội, ồn ào. Mỗi lần GlaihPhang giáng trần “giĩ nổi lên, mưa rơi lộp độp’. Bị Giơng lấy mất vợ chưa cưới, GlaihPhang vơ cùng giận dữ [43]. Nhưng con người đầy lịng can đảm này quyết giao tranh với Giơng chứ nhất định khơng chấp nhận được Giơng trả lại vợ. Nhiều cuộc giao tranh với Giơng, GlaihPhang là kẻ thất bại. Nhưng với ngĩn địn hiểm giáng thẳng sấm

sét từ khơng trung xuống, cĩ lần hắn đã khiến Giơng bị tử chiến ( mon Giơng

thử thách TLCXB). Rất quen thuộc trong số nhiều đối thủ của anh hùng

biệt về tính cách) này thường được miêu tả với những nét biếm họa rõ rệt. Nếu Giơng trẻ trung, làm lụng chăm chỉ, vui chơi lành mạnh thì Jrai, Lao là trai già quá lứa, lười biếng, nát rượu. Vĩc người Giơng tầm thước, đi đứng khoan thai, mặt mũi ngời sáng thì Jrai, Lao cao lớn quá khổ, đi đứng ngật ngưỡng, râu tĩc bờm xờm, mắt nửa nhắm nửa mở. Dung mạo xấu xí, tính nết hai gã lại càng xấu. Jrai, Lao tham lam, khốc lác, khoe mẽ; khác với Giơng con người khiêm nhường, đơn hậu. Thấy Jrai, Lao các cơ gái lảng tránh, khơng muốn gần gũi. Ngược lại, vừa thấy Giơng các cơ đã “muốn ơm muốn hơn muốn được ngủ chung giường…”. Jrai, Lao thường xuất hiện với điệu bộ hung hăng, lời lẽ xúc

xiểm. Là khách, nhưng hai gã lại quát nạt chủ nhà, sai bảo hách dịch ( mon

Xét giàu cĩ vàng TLCXB). Kiểu cách ăn uống của hai gã cũng thật thơ lỗ,

khơng chờ chủ nhà mời đến lần thứ hai, đã “vớ ngay lấy cần rượu, vừa uống vừa bốc thịt ăn lấy ăn để”. Hai gã lại nhiễm thĩi “trọng giàu khinh nghèo” rất nặng. Khách tới làng, gọi cổng thì dặn ngay lũ nhỏ người giàu (đi ngựa, cưỡi

voi) thì mời vào, kẻ nghèo thì đuổi đi ( mon BiaPhu mang thai đá TLCXB).

Trong các cuộc giao tranh, Jrai, Lao thường cũng rất hiếu chiến. Nhưng trước sức mạnh của đối phương. Hai gã nhanh chĩng bị vơ hiệu hĩa. Đối phĩ khơng nổi những địn đánh liên tục của Giơng, Jrai, Lao “đội khiên lên đầu”, khĩc than đợi chết [43]. Cuộc giao tranh này đến hồi căng thẳng, khơng cịn ai chịu nổi nữa “trời đất tối tăm mù mịt, giĩ thổi mạnh khiến con người cứ chực rơi xuống đất” thì Jrai, Lao “buộc khố vào nhau để sống cùng sống, chết cùng

chết” [43, 216, 217]. Tình thế bi đát này tái diễn trong h mon Giơng, Giớ mồ

cơi từ thuở bé: “Giĩ quất mạnh khiến đuơi khố Jrai, Lao bay phần phật, rách tơi

tả, râu tĩc bay tung phủ kín hết cả mặt mũi. Chúng khơng cịn biết đâm chém

vào đâu, khơng cịn trơng thấy gì nữa”. [45, 140]. Jrai, Lao là cặp nhân vật đối

thủ tầm thấp trong nhiều kiểu loại nhân vật đối thủ của người anh hùng.

Một phần của tài liệu 249030 (Trang 79 - 86)