THỊ TRƯỜNG VIỆT NAM
3.4.2. Đối với Nhà nước:
Hoạt động sản xuất kinh doanh của công ty Ajinomoto Việt Nam đã và đang đóng góp rất nhiều lợi ích đáng kể, góp phần phát triển nền kinh tế Việt Nam bởi:
- Công ty Ajinomoto Việt Nam sản xuất những mặt hàng quốc tế tại Việt Nam, thay thế hàng nhập khẩu;
- Công ty Ajinomoto Việt Nam đóng góp một phần đáng kể cho ngân sách nhà nước thông qua các khoản thuế và các khoản thu khác hàng năm;
- Công ty Ajinomoto Việt Nam góp phần tạo công ăn việc làm cho số đông lực lượng lao động Việt Nam. Đồng thời đào tạo một đội ngũ lao động có trình độ, có kinh nghiệm làm việc trong môi trường của một công ty mang tầm quốc tế;
- Thông qua những hoạt động xã hội như trao học bổng, xây nhà tình nghĩa, tài trợ “Câu lạc bộ xây dựng gia đình hạnh phúc”... công ty Ajinomoto Việt Nam góp phần mang đến sự tốt đẹp hơn cho xã hội Việt Nam
Chính vì những lý do đó mà các cơ quan nhà nước cần quan tâm hỗ trợ hơn nữa cho công ty Ajinomoto Việt Nam nhằm giúp công ty đạt được những mục tiêu và sứ mạng của mình, từ đó sẽ có sự đóng góp tốt hơn cho sự phát triển của kinh tế – xã hội nước ta. Cụ thể là:
Tạo môi trường kinh doanh bình đẳng giữa các doanh nghiệp;
Là một trọng tài phân minh nhằm giúp cho việc cạnh tranh giữa các sản phẩm trên thị trường được lành mạnh;
Các cơ quan chức năng cần tăng cường quản lý chặt chẽ hơn công tác bảo vệ quyền sở hữu công nghiệp đối với các nhãn hiệu sản phẩm, trong đó có nhãn hiệu bột ngọt AJI-NO-MOTO;
Tăng cường công tác kiểm tra an toàn vệ sinh thực phẩm để giảm thiểu những mặt hàng nhái, giả kém chất lượng, trong đó có bột ngọt
AJI-NO-MOTO để bảo vệ uy tín nhãn hiệu công ty cũng như an toàn cho người tiêu dùng;
Tăng cường công tác truy tìm, tịch thu và tiêu hủy hàng giả, hàng nhái kém chất lượng đang được tiêu thụ trên thị trường.
Có những chính sách ưu đãi hơn về thuế để giúp các công ty bột ngọt cạnh tranh về giá trên thị trường
Hỗ trợ công ty về các thủ tục hành chính như đền bù giải tỏa… để công ty có thể mở rộng hơn nữa hoạt động sản xuất kinh doanh như xây nhà kho, phân xưởng sản xuất….
KẾT LUẬN
I. KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU:
Kể từ khi nước ta chuyển từ nền kinh tế bao cấp sang kinh tế thị trường thì số lượng các doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài tại Việt Nam ngày càng gia tăng, đồng thời mức độ cạnh tranh giữa các doanh nghiệp cũng ngày một gay gắt hơn. Trong quá trình cạnh tranh, một sản phẩm có thương hiệu nổi tiếng, được người tiêu dùng đánh giá cao sẽ có lợi thế hơn. Chính vì vậy, mỗi thương hiệu cần phải xác định được vị trí của mình trong nhận xét, đánh giá người tiêu dùng. Qua đó, doanh nghiệp mới có thể đánh giá chính xác được hiệu quả của những chính sách mà doanh nghiệp đang áp dụng, rút ra điểm còn hạn chế và đề ra giải pháp hoàn thiện. Thương hiệu bột ngọt
AJI-NO-MOTO cũng không ngoại lệ. Mặc dù xâm nhập thị trường Việt Nam khá lâu với danh tiếng sẵn có của thương hiệu nhưng giá trị thương hiệu bột ngọt AJI-NO-MOTO vẫn còn nhiều điểm hạn chế trong đánh giá của người tiêu dùng Việt Nam. Nguyên nhân là do một số tồn tại trong các chính sách về sản phẩm, về giá và phương thức thanh toán, về hoạt động phân phối cũng như những chính sách về chiêu thị mà công ty đang áp dụng. Do đó, để có thể nâng cao hơn nữa giá trị thương hiệu bột ngọt AJI-NO-MOTO trên thị trường Việt Nam, luận án đã đề xuất một một số giải pháp chủ yếu sau: 1. Tăng cường công tác quản lý, nâng cao chất lượng và bảo đảm an toàn
vệ sinh tuyệt đối cho bột ngọt AJI-NO-MOTO. Đây được coi là giải pháp quan trọng và quyết định;
2. Chủ động thực hiện các biện pháp phòng chống bột ngọt AJI-NO- MOTO bị làm giả, kém chất lượng;
3. Đa dạng kiểu dáng, mẫu mã bao bì đóng gói bột ngọt AJI-NO-MOTO;
4. Mở rộng các đối tượng khách hàng để phân phối sản phẩm;
5. Thực hiện chính sách giá bán linh động hơn đối với bột ngọt AJI-NO- MOTO dưới các hình thức như định giá bán theo khu vực địa lý và định giá theo số lượng mua;
6. Thực hiện những phương thức thanh toán linh động hơn cho bột ngọt
AJI-NO-MOTO dưới các hình thức như gối đầu, chiết khấu thanh toán…;
8. Tăng cường các chương trình khuyến mãi sản phẩm;
Để thực hiện thành công những giải pháp trên, đòi hỏi công ty Ajinomoto Việt Nam cần phải:
Phát triển nhanh các đội bán hàng bằng cách mở rộng số lượng, đầu tư đúng mức cho công tác huấn luyện nhân viên bán hàng và có chính sách khuyến khích nâng cao hiệu quả hoạt động của các đội bán hàng;
Nhanh chóng tách công việc marketing ra khỏi Phòng Kinh doanh bằng cách thành lập Phòng Marketing. Có như vậy thì công việc kinh doanh và marketing mới được thực hiện tốt hơn;
Nhanh chóng phát triển hoạt động PR (Public Relations – Quan hệ cộng đồng)
Có kế hoạch, chương trình đầu tư đúng mức cho công tác đào tạo nguồn nhân lực
Với những đóng góp đáng kể của công ty đối với sự phát triển kinh tế – xã hội ở Việt Nam, bên cạnh sự nỗ lực của công ty Ajinomoto Việt Nam, Nhà nước cũng cần phải có những chính sách hỗ trợ hơn nữa trong công tác bảo vệ quyền sở hữu công nghiệp; phòng chống hàng giả, hàng nhái, kém chất lượng; ưu đãi về thuế cũng như các thủ tục hành chính về đất đai, xây dựng… nhằm giúp công ty Ajinomoto Việt Nam hoạt động tốt hơn, nâng cao giá trị thương hiệu bột ngọt AJI-NO-MOTO và hình ảnh của công ty trên thị trường Việt Nam.
II. KIẾN NGHỊ VÀ NHỮNG NGHIÊN CỨU TIẾP THEO:
Tương tự như các đề tài nghiên cứu khác, bên cạnh những kết quả thu được thì đề tài nghiên cứu cũng có nhiều hạn chế. Những hạn chế này là định hướng cho những nghiên cứu tiếp theo.
Thứ nhất, đề tài nghiên cứu chỉ mới nghiên cứu đến sản phẩm chính của thương hiệu AJI-NO-MOTO là bột ngọt, trong khi đó ngoài sản phẩm bột ngọt, còn có các sản phẩm phụ liên quan đến thương hiệu như bột nêm Aji – ngon, dấm Lisa…. Những sản phẩm này tuy chỉ là sản phẩm phụ nhưng cũng có đóng góp làm tăng (hay giảm) mức độ nhận biết cũng như chất lượng cảm nhận của người tiêu dùng về thương hiệu AJI-NO-MOTO nói chung. Do đó, để nghiên cứu chi tiết, kỹ hơn giá trị thương hiệu AJI-NO-MOTO, các sản
phẩm phụ này cũng có thể là đối tượng nghiên cứu thêm trong những nghiên cứu tiếp theo.
Thứ hai, đề tài chỉ mới nghiên cứu giá trị thương hiệu bột ngọt AJI-NO- MOTO trong sự so sánh với đối thủ cạnh tranh chính là bột ngọt VEDAN. Trên thị trường Việt Nam hiện nay ngoài bột ngọt VEDAN, bột ngọt AJI- NO-MOTO còn có các đối thủ cạnh tranh khác như A-one, Miwon, Sasa…. Các đối thủ cạnh tranh này hiện chưa mạnh nhưng sẽ là những đối thủ cạnh tranh tiềm ẩn nhờ những ưu thế về giá cả, phương thức thanh toán, khuyến mãi, quảng cáo…. Do đó, nghiên cứu giá trị thương hiệu bột ngọt AJI-NO- MOTO trong sự so sánh với các đối thủ cạnh tranh khác là những nghiên cứu tiếp theo.
Thứ ba, để định vị thương hiệu bột ngọt AJI-NO-MOTO trên thị trường Việt Nam, đề tài đã thực hiện một cuộc điều tra nghiên cứu trên thị trường TP.HCM bằng cách phỏng vấn trực tiếp người tiêu dùng theo phương pháp thuận tiện. Do đó, kết quả chưa mang tính tổng quát cao. Việc nghiên cứu tương tự nhưng được thực hiện thêm trên các thị trường các tỉnh khác sẽ giúp chúng ta có được kết quả khái quát hơn.
Thứ tư, khi nghiên cứu về thành phần “Thái độ của người tiêu dùng đối với các phương thức chiêu thị” của giá trị thương hiệu, đề tài đã nghiên cứu hai phương thức chiêu thị phổ biến là quảng cáo và khuyến mãi. Tuy nhiên, ngoài hai phương thức này còn có các phương thức chiêu thị khác như chính sách hậu mãi, chăm sóc khách hàng…. Nghiên cứu về những phương thức chiêu thị mới này cũng là một hướng cho những nghiên cứu tiếp theo.
Thứ năm, khi phân tích những chính sách mà công ty đã và đang áp dụng để nâng cao giá trị thương hiệu bột ngọt AJI-NO-MOTO trong thời gian qua, đề tài chỉ đề cập những chính sách chính, có liên quan trực tiếp, còn những chính sách khác như chính sách lao động, tiền lương… chưa phân tích. Việc nghiên cứu thêm những chính sách này cũng là một hướng nghiên cứu tiếp theo.
Thứ sáu, là hệ quả của hạn chế thứ 5. Do đề tài chỉ mới phân tích những chính sách chủ yếu, có ảnh hưởng trực tiếp đến giá trị thương hiệu bột ngọt
AJI-NO-MOTO nên những giải pháp cũng như những kiến nghị được đề xuất cũng chỉ mới liên quan chủ yếu đến những chính sách đó. Những giải pháp liên quan đến chính sách khác cũng là một hướng cho những nghiên cứu sau này.