Định giá theo khu vực địa lý:

Một phần của tài liệu Thực trạng giá trị thương hiệu bột ngọt Aji-no-moto (Trang 58 - 59)

THỊ TRƯỜNG VIỆT NAM

3.3.5.1 Định giá theo khu vực địa lý:

Hiện nay, theo thống kê của công ty Ajinomoto Việt Nam thì sản lượng tiêu thụ bột ngọt AJI-NO-MOTO được phân bố tại các khu vực như sau:

Thị trường miền Nam : bao gồm TP.HCM, các tỉnh miền Đông và miền Tây Nam Bộ với sản lượng tiêu thụ chiếm 41% tổng sản lượng tiêu thụ bột ngọt AJI-NO-MOTO. Trong đó, thị trường TP.HCM là thị trường lớn với thu nhập của người dân khá cao thì hiện nay hầu như đã bão hòa. Còn trên thị trường miền Đông Nam Bộ, bột ngọt AJI-NO-MOTO phải cạnh tranh gay gắt với đối thủ cạnh tranh chính là bột ngọt VEDAN do cùng đặt nhà máy tại Đồng Nai. Do đó, hiện nay chỉ có thị trường miền Tây tương đối còn bỏ ngõ, chưa được các công ty bột ngọt khai thác tiềm năng trong đó có công ty Ajinomoto Việt Nam (sản lượng bột ngọt AJI-NO-MOTO tiêu thụ trên thị trường miền Tây chỉ chiếm 9% tổng sản lượng tiêu thụ). Nguyên nhân là do để tiêu thụ sản phẩm tại thị trường này các công ty đều phải tốn nhiều chi phí vận chuyển, bảo quản, lưu kho... Ngoại trừ một số tỉnh, thành phố như Cần Thơ, Mỹ Tho...hầu hết các tỉnh miền Tây có thu nhập không đồng đều, hầu

Hình 3.2 BIỂU ĐỒ PHÂN PHỐI SẢN LƯỢNG TIÊU THỤ BỘT NGỌT AJI-NO-MOTO NĂM 2003

(Nguồn Phòng Kinh doanh Công ty Ajinomoto Việt Nam)

Miền Nam 41% Miền Bắc 52% Miền Trung 7%

hết dân cư ở khu vực này có thu nhập thấp, do đó muốn mở rộng trường này, bột ngọt AJI-NO-MOTO phải bán với giá thấp hơn hiện tại.

Thị trường miền Bắc là thị trường lớn nhất của bột ngọt AJI-NO- MOTO với sản lượng tiêu thụ hơn 50% tổng sản lượng tiêu thụ của cả nước. Cũng như thị trường miền Nam, tại các các tỉnh, thành phố, thị xã lớn như Hà Nội, Hải Phòng, Quảng Ninh... thị trường bột ngọt đã gần như bão hòa. Thị trường tiềm năng còn lại của bột ngọt AJI-NO-MOTO chủ yếu là các vùng nông thôn, vùng sâu xa vùng xa..., nơi dân cư có thu nhập thấp, không ổn định thì công ty lại phải cạnh tranh gay gắt không chỉ với các thương hiệu bột ngọt đến từ miền Nam (VEDAN, A-one…) mà còn với các thương hiệu bột ngọt ở khu vực phía Bắc đang rất có ưu thế về giá cả như bột ngọt Miwon (Vĩnh Phúc). Do đó, có thể nói thị trường phía Bắc tương đối bảo hòa đối với bột ngọt AJI-NO-MOTO.

Thị trường miền Trung hiện là thị trường tiêu thụ bột ngọt AJI-NO- MOTO thấp nhất (chỉ chiếm khoảng 7% tổng sản lượng tiêu thụ của công ty). Đây là thị trường tiềm năng cho bột ngọt AJI-NO-MOTO, vì cũng như thị trường miền Tây để tiêu thụ sản phẩm bột ngọt tại thị trường này, các công ty bột ngọt ở khu vực phía Nam cũng như phía Bắc đều phải tốn chi phí vận chuyển, bảo quản và lưu kho nên khả năng cạnh tranh về vị trí địa lý là như nhau giữa các công ty. Tuy nhiên, miền Trung lại là khu vực thường xuyên gặp thiên tai, lũ lụt, hạn hán, đời sống người dân ở đây tương đối khó khăn với thu nhập thấp, không ổn định và không đồng đều nên không được các công ty bột ngọt khác mặn mà lắm. Do đó, có thể nói nếu thâm nhập vào thị trường này với mức giá thấp được người tiêu dùng chấp nhận, bột ngọt AJI- NO-MOTO sẽ ít bị cạnh tranh gay gắt hơn.

Chính vì vậy, công ty cần mở rộng thị trường để phân phối sản phẩm. Và để thực hiện giải pháp này, công ty Ajinomoto Việt Nam nên đa dạng mức giá bột ngọt theo khu vực địa lý. Cụ thể là công ty có thể vẫn giữ mức giá tại các thị trường TP.HCM, miền Đông Nam Bộ, miền Bắc nhưng nên định giá bán thấp hơn tại các thị trường miền Trung và miền Tây Nam Bộ.

Một phần của tài liệu Thực trạng giá trị thương hiệu bột ngọt Aji-no-moto (Trang 58 - 59)