Hoàn thiện môi trường pháp lý cho hoạt động kiểm toán

Một phần của tài liệu Kiểm toán các khoản nợ phải trả trong kiểm toán báo cáo tài chính do Công ty Hợp danh Kiểm toán Việt Nam (CPA VIETNAM) thực hiện (Trang 97 - 104)

II. MỘT SỐ GIẢI PHÁP, KIẾN NGHỊ NHẰM HOÀN THIỆN KIỂM

2.4.1.Hoàn thiện môi trường pháp lý cho hoạt động kiểm toán

2. Một số giải pháp, kiến nghị nhằm hoàn thiện Kiểm toán báo cáo tà

2.4.1.Hoàn thiện môi trường pháp lý cho hoạt động kiểm toán

Hiện tại, ngoài những Nghị định của Chính phủ, các quyết định và thông tư hướng dẫn của Bộ Tài chính, chưa có cơ quan nào ban hành những văn bản hướng dẫn thực hiện thống nhất về quy trình kỹ thuật kiểm toán báo cáo tài chính và các loại hình kiểm toán khác. Đồng thời, cho đến nay Bộ Tài chính cũng chưa ban hành các văn bản hướng dẫn việc áp dụng các chuẩn mực kiểm toán và cũng chưa có những văn bản quy định về quản lý, kiểm tra soát xét chất lượng các dịch vụ kiểm toán. Bộ Tài chính mới chỉ tiến hành kiểm tra một số công ty kiểm toán về những điều kiện hành nghề, số lượng và trình độ của kiểm toán viên, các hợp đồng và hồ sơ thực hiện các hợp đồng với khách hàng. Chưa tiến hành kiểm tra thường xuyên, đầy đủ và chi tiết về việc thực hiện các nguyên tắc, chuẩn mực kiểm toán, chưa tổ chức thực hiện việc kiểm tra, đánh giá chất lượng các hoạt động kiểm toán.

Hội kế toán và kiểm toán Việt Nam là Hội nghề nghiệp về kế toán và kiểm toán duy nhất ở Việt Nam. Mặc dù đã có thời gian hơn 10 năm hoạt động, là thành viên tổ chức của Liên đoàn kế toán quốc tế (IFAC) và Hiệp hội kế toán Đông Nam Á nhưng cho đến nay chưa có vị trí và vai trò trong việc quản lý, kiểm tra, đánh giá chất lượng các hoạt động cung cấp dịch vụ kế toán - kiểm toán.

Xuất phát từ thực tế trên đây, trong giai đoạn hiện nay và những năm tới, trong điều kiện phát triển kinh tế nước ta theo hướng công nghiệp hoá - hiện đại hoá, hoạt động theo kinh tế thị trường, mở rộng quan hệ kinh tế quốc tế, tiến tới hoà nhập với nền kinh tế thế giới và khu vực, công tác quản lý nền kinh tế nói chung cũng như quản lý các doanh nghiệp đòi hỏi ngày càng nâng cao tính trung thực, khách quan của các số liệu, thông tin kinh tế - tài chính. Cần phải thiết lập một cơ chế toàn diện về quản lý các hoạt động kiểm toán, kiểm tra soát xét chất lượng kiểm toán. Cơ chế quản

lý, kiểm tra soát xét chất lượng kiểm toán phải được thực hiện cả trong nội bộ doanh nghiệp kiểm toán và bên ngoài doanh nghiệp.

Bộ Tài chính cần phải sớm hoàn thiện các chính sách kế toán và kiểm toán, từ đó tạo môi trường pháp lý vững chắc cho công ty kiểm toán hoạt động. Để luật kế toán thực sự đi vào cuộc sống cần phải nhanh chóng có các quy định chi tiết và hướng dẫn thi hành luật. Các chuẩn mực kế toán, kiểm toán Việt Nam đã được công bố cần phải kịp thời có các thông tư hướng dẫn cụ thể, đảm bảo tính khả thi đối với các doanh nghiệp. Xây dựng và ban hành hệ thống chuẩn mực kế toán, kiểm toán ngoài việc đảm bảo tính hội nhập quốc tế, còn phải chú trọng đến tính đặc thù của nền kinh tế Việt Nam và nhất thiết phải tính đến xu hướng đổi mới cơ chế, chính sách tài chính trong thời kỳ công nghiệp hoá - hiện đại hoá đất nước.

2.4.2. Nâng cao địa vị của kiểm toán độc lập và kiểm toán trong nước

Hiện nay, chất lượng dịch vụ kế toán, kiểm toán bước đầu đã được khách hàng tin tưởng và ngày càng có uy tín. Tuy vậy, trên thực tế, sự phát triển của hoạt động dịch vụ kế toán, kiểm toán hiện nay vẫn còn có nhiều bất cập, gây trở ngại không ít đối với quá trình hội nhập quốc tế và khu vực. Nhận thức của xã hội về dịch vụ kế toán, kiểm toán còn nhiều hạn chế.

Nhiều doanh nghiệp vẫn chưa thực sự tin tưởng vào các dịch vụ do các công ty kiểm toán độc lập cung cấp và chưa có được nhận thức đúng đắn về địa vị của các công ty kiểm toán độc lập. Giá trị thông tin do các công ty kiểm toán độc lập đưa ra chưa thực sự được coi trọng. Vì vậy, cần tăng cường sự hiểu biết của các doanh nghiệp về kiểm toán độc lập trong thời gian tới.

Nước ta đang trong giai đoạn hội nhập nên sắp tới có thể có sự tăng lên nhanh chóng của các công ty kiểm toán nước ngoài trên thị trường kiểm toán. Do đó, Nhà nước cần có những chính sách ưu tiên nhất định đối với ngành kiểm toán trong nước để các công ty kiểm toán trong nước có thể đứng vững và khẳng định vị thế của mình trên thị trường kiểm toán đầy cạnh tranh sắp tới.

KẾT LUẬN

Qua thời gian thực tập tại Công ty Hợp danh Kiểm toán Việt Nam, em đã được tiếp xúc thực tế với các khách hàng và được tìm hiểu về các thủ tục kiểm toán mà Công ty Hợp danh Kiểm toán Việt Nam thực hiện. Em thấy quá trình thực tập tại CPA VIETNAM là một thời gian hữu ích giúp em có được những kiến thức và kinh nghiệm thực tế để có thể vận dụng tốt hơn lý luận kiểm toán vào thực tế tại doanh nghiệp.

Quá trình tìm hiểu về CPA VIETNAM và công tác kiểm toán do Công ty thực hiện đã giúp em đánh giá được Kiểm toán các khoản nợ phải trả là một phần hành quan trọng trong kiểm toán báo cáo tài chính tại Công ty. Vì vậy em đã chọn đề tài Kiểm toán các khoản nợ phải trả để viết luận văn thực tập tốt nghiệp.

Luận văn đã nêu lên được những lý luận cơ bản về Kiểm toán các khoản nợ phải trả, thực tế Kiểm toán các khoản nợ phải trả do CPA VIETNAM thực hiện và đã đưa ra được những nhận xét cùng các kiến nghị về công tác kiểm toán tại Công ty Hợp danh Kiểm toán Việt Nam.

Tuy đã rất cố gắng nhưng bài viết của em không thể tránh khỏi những thiếu sót, em rất mong nhận được ý kiến đóng góp của các Thầy, Cô để em có thể hoàn thành tốt hơn đề tài này.

Một lần nữa em xin chân thành cám ơn Cô giáo, TS. Nguyễn Phương Hoa, Ban giám đốc và nhân viên Công ty Hợp danh Kiểm toán Việt nam đã giúp đỡ em rất nhiều trong quá trình thực tập và hoàn thiện luận văn.

Hà Nội, ngày 05 tháng 06 năm 2006

Sinh viên

DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO

1. GS.TS Nguyễn Quang Quynh - Đại học Kinh tế Quốc Dân: Giáo trình kiểm toán tài chính, NXB Tài chính

2. Đại học Quốc gia Tp Hồ Chí Minh: Giáo trình kiểm toán, NXB Tài chính 3. Trường Đại học Tài chính - Kế toán Hà Nội: Kiểm toán báo cáo tài

chính, NXB Tài chính

4. Alvin A.Arens – James K.Loebbecke: Kiểm toán (Auditing), NXB Thống Kê

5. GS.TS Nguyễn Quang Quynh - Đại học Kinh tế Quốc dân: Lý thuyết kiểm toán, NXB Tài chính

6. PGS.TS Đặng Thị Loan - Đại học Kinh tế Quốc dân: Kế toán tài chính trong các doanh nghiệp, NXB Thống kê

7. Hệ thống các Chuẩn mực kiểm toán Việt Nam 8. Tạp chí kiểm toán

MỤC LỤC

Trang

DANH MỤC SƠ ĐỒ BẢNG BIỂU ...1

LỜI NÓI ĐẦU...2

PHẦN I - CƠ SỞ LÝ LUẬN VỀ CÁC KHOẢN NỢ PHẢI TRẢ VÀ KIỂM TOÁN CÁC KHOẢN NỢ PHẢI TRẢ TRONG KIỂM TOÁN BÁO CÁO TÀI CHÍNH...4

I. KHÁI NIỆM, PHÂN LOẠI VÀ NHIỆM VỤ KẾ TOÁN CÁC KHOẢN NỢ PHẢI TRẢ ...4 (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

1. Khái niệm nợ phải trả và rủi ro tiềm tàng đối với nợ phải trả...4

2. Phân loại nợ phải trả...6

2.1. Nợ ngắn hạn...6

2.2. Nợ dài hạn...6

2.3. Nợ khác...6

3. Nhiệm vụ kế toán các khoản nợ phải trả...6

II. KIỂM TOÁN CÁC KHOẢN NỢ PHẢI TRẢ TRONG KIỂM TOÁN BÁO CÁO TÀI CHÍNH...7

1. Vai trò của kiểm toán các khoản nợ phải trả trong kiểm toán báo cáo tài chính...7

2. Mục tiêu kiểm toán nợ phải trả ...8

3. Quy trình Kiểm toán các khoản nợ phải trả trong kiểm toán báo cáo tài chính...10

3.1. Lập kế hoạch kiểm toán...11

3.1.1. Chuẩn bị kế hoạch kiểm toán ...12

3.1.2. Thu thập thông tin cơ sở...16

3.1.3. Thu thập thông tin về các nghĩa vụ pháp lý của khách hàng ...19

3.1.4. Thực hiện các thủ tục phân tích...21

3.1.5. Đánh giá trọng yếu và rủi ro kiểm toán...22

3.1.6. Tìm hiểu hệ thống kiểm soát nội bộ và đánh giá rủi ro kiểm soát...26

3.1.7. Thiết kế chương trình kiểm toán...27

3.2. Thực hiện kiểm toán...29

3.2.1. Nghiên cứu và đánh giá kiểm soát nội bộ...29

3.2.2. Thử nghiệm cơ bản...30

3.4. Công việc sau kiểm toán...35

PHẦN II - THỰC TRẠNG KIỂM TOÁN CÁC KHOẢN NỢ PHẢI TRẢ TRONG KIỂM TOÁN BÁO CÁO TÀI CHÍNH DO CÔNG TY HỢP DANH KIỂM TOÁN VIỆT NAM ...36

(CPA VIETNAM) THỰC HIỆN...36

I. ĐẶC ĐIỂM CỦA CÔNG TY HỢP DANH KIỂM TOÁN VIỆT NAM (CPA VIETNAM) ẢNH HƯỞNG ĐẾN KIỂM TOÁN CÁC KHOẢN NỢ PHẢI TRẢ...36

1. Một vài nét khái quát về CPA VIETNAM ...36

1.1. Quá trình hình thành và phát triển của CPA VIETNAM ...36

1.2. Lĩnh vực kinh doanh của CPA VIETNAM ...37

1.3. Thị trường khách hàng của CPA VIETNAM ...38

1.4. Tổ chức bộ máy quản lý của CPA VIETNAM ...39 (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

2. Xu hướng hoạt động kinh doanh của CPA VIETNAM ...41

3. Đặc điểm công tác kiểm toán tại CPA VIETNAM ...42

II. THỰC TRẠNG KIỂM TOÁN CÁC KHOẢN NỢ PHẢI TRẢ TRONG KIỂM TOÁN BÁO CÁO TÀI CHÍNH TẠI CÔNG TY HỢP DANH KIỂM TOÁN VIỆT NAM (CPA VIETNAM)...43

1. Thực tế Kiểm toán các khoản nợ phải trả trong kiểm toán báo cáo tài chính tại CPA VIETNAM...43

2. Công việc trước kiểm toán...44

3. Lập kế hoạch kiểm toán tổng quát...48

3.1. Lập kế hoạch giao dịch và phục vụ khách hàng...48

3.2. Tìm hiểu về hoạt động của khách hàng...49

3.3. Đánh giá rủi ro kiểm soát và môi trường kiểm soát...51

3.4. Tìm hiểu về quy trình kế toán...54

3.5. Thực hiện các thủ tục phân tích sơ bộ...57

3.6. Xác lập mức trọng yếu tổng thể và phân bổ trọng yếu cho khoản mục nợ phải trả...60

4. Thiết kế chương trình kiểm toán chi tiết...62

4.1. Chương trình kiểm toán các khoản phải trả người bán...62

4.2.Chương trình kiểm toán các khoản vay...64

5. Thực hiện Kiểm toán các khoản nợ phải trả ...66

5.1. Kiểm toán nợ phải trả người bán...66

5.2. Kiểm toán các khoản vay...74

6. Kết thúc kiểm toán ...78

6.1. Họp tổng kết, thống nhất điều chỉnh với khách hàng...78

7. Công việc sau kiểm toán ...81

7.1. Đánh giá chất lượng cuộc kiểm toán ...81

7.2. Xem xét các sự kiện phát sinh sau ngày phát hành báo cáo kiểm toán 82 PHẦN III - MỘT SỐ GIẢI PHÁP NHẰM HOÀN THIỆN KIỂM TOÁN CÁC KHOẢN NỢ PHẢI TRẢ TRONG KIỂM TOÁN BÁO CÁO TÀI CHÍNH TẠI CÔNG TY HỢP DANH KIỂM TOÁN VIỆT NAM (CPA VIETNAM)...84

I. NHẬN XÉT VỀ CÔNG TÁC KIỂM TOÁN CÁC KHOẢN NỢ PHẢI TRẢ TRONG KIỂM TOÁN BÁO CÁO TÀI CHÍNH TẠI CÔNG TY HỢP DANH KIỂM TOÁN VIỆT NAM (CPA VIETNAM)...84

1. Ưu điểm...84

1.1. Đội ngũ nhân viên có trình độ và công tác đào tạo nhân viên có chất lượng cao...84

1.2. Thiết kế chương trình kiểm toán hiệu quả...85

1.3. Kiểm soát chất lượng hoạt động kiểm toán ...85

1.4. Hồ sơ kiểm toán ...87

1.5. Cách thức tổ chức, sắp xếp công việc...88 (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

2. Nhược điểm...88

2.1. Công tác đánh giá hệ thống kiểm soát nội bộ của khách hàng. .88 2.2. Công tác chọn mẫu...89

2.3. Việc áp dụng công nghệ thông tin trong kiểm toán...89

II. MỘT SỐ GIẢI PHÁP, KIẾN NGHỊ NHẰM HOÀN THIỆN KIỂM TOÁN CÁC KHOẢN NỢ PHẢI TRẢ TRONG KIỂM TOÁN BÁO CÁO TÀI CHÍNH TẠI CPA VIETNAM ...90

1. Sự cần thiết phải hoàn thiện ...90

2. Một số giải pháp, kiến nghị nhằm hoàn thiện Kiểm toán báo cáo tài chính nói chung và kiểm toán các khoản nợ phải trả nói riêng tại CPA VIETNAM...91

2.1. Về công tác đánh giá hệ thống kiểm soát nội bộ của khách hàng 91 2.2. Về công tác chọn mẫu...93

2.2.1. Chọn mẫu dựa trên bảng số ngẫu nhiên...93

2.2.2. Chọn mẫu ngẫu nhiên theo chương trình máy vi tính...95

2.3. Về việc áp dụng công nghệ thông tin trong kiểm toán ...95

2.4. Một số kiến nghị khác...97

2.4.2. Nâng cao địa vị của kiểm toán độc lập và kiểm toán trong nước...98

KẾT LUẬN...99 DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO...100

Một phần của tài liệu Kiểm toán các khoản nợ phải trả trong kiểm toán báo cáo tài chính do Công ty Hợp danh Kiểm toán Việt Nam (CPA VIETNAM) thực hiện (Trang 97 - 104)