Chọn mẫu dựa trên bảng số ngẫu nhiên

Một phần của tài liệu Kiểm toán các khoản nợ phải trả trong kiểm toán báo cáo tài chính do Công ty Hợp danh Kiểm toán Việt Nam (CPA VIETNAM) thực hiện (Trang 93 - 95)

II. MỘT SỐ GIẢI PHÁP, KIẾN NGHỊ NHẰM HOÀN THIỆN KIỂM

2.2.1.Chọn mẫu dựa trên bảng số ngẫu nhiên

2. Một số giải pháp, kiến nghị nhằm hoàn thiện Kiểm toán báo cáo tà

2.2.1.Chọn mẫu dựa trên bảng số ngẫu nhiên

Bảng số ngẫu nhiên được xây dựng bởi Hiệp hội Thương mại Liên quốc gia Hoa Kỳ bao gồm nhiều số ngẫu nhiên được sắp xếp thành các cột và dòng theo kiểu bàn cờ, mỗi con số gồm 5 chữ số thập phân. Khi áp dụng phương pháp chọn mẫu này, kiểm toán viên phải tiến hành 4 bước sau:

Kiểm toán viên phải gắn cho mỗi phần tử của tổng thể một con số duy nhất và từ đó có thể có được mối quan hệ giữa các phần tử với bảng số ngẫu nhiên.

Ví dụ, đối với kiểm toán các khoản nợ phải trả nhà cung cấp, có 1000 khoản nợ phải trả nhà cung cấp thì kiểm toán viên phải gắn cho mỗi khoản đó một con số cụ thể, như là đánh số cho các khoản từ 0001 đến 1000.

- Bước 2: thiết lập mối quan hệ giữa bảng số ngẫu nhiên với đối tượng

kiểm toán đã định lượng

Trong bước này, kiểm toán viên phải lựa chọn tiêu chí đối với các con số trong bảng số ngẫu nhiên để xây dựng được mối quan hệ giữa các đối tượng kiểm toán đã định lượng và các con số trong bảng số ngẫu nhiên.

Trường hợp các con số dịnh lượng của đối tượng kiểm toán gồm 5 chữ số thì mối quan hệ tương quan 1-1 đã được xác lập

Trường hợp các con số định lượng của đối tượng kiểm toán nhiều hơn 5 chữ số, khi đó kiểm toán viên phải xác định cột chủ và cột phụ trên bảng số ngẫu nhiên để tạo nên mối quan hệ.

Trường hợp các con số định lượng của đối tượng kiểm toán ít hơn 5 chữ số, khi đó kiểm toán viên sẽ phải quyết định cách chọn trên bảng số ngẫu nhiên cho phù hợp với con số định lượng của đối tượng kiểm toán.

Ví dụ với kiểm toán các khoản phải trả trên, cần chọn ra 100 phần tử, kiểm toán viên có thể chọn bốn số đầu hoặc bốn số cuối của các con số trên bảng số ngẫu nhiên.

- Bước 3: lập hành trình sử dụng bảng

Là việc xác định hướng đi của việc chọn các số ngẫu nhiên trên bảng số ngẫu nhiên, có thể là từ dưới lên, từ trên xuống, có thể theo hàng ngang. Công việc này phải được xác định từ trước và phải áp dụng thống nhất trong quá trình chọn mẫu.

- Bước 4: chọn điểm xuất phát:

Từ điểm xuất phát đã chọn được, kiểm toán viên sẽ căn cứ vào hành trình sử dụng bảng số ngẫu nhiên để lựa chọn các đơn vị mẫu tiếp theo.

Kiểm toán viên nên loại bỏ các phần tử trùng lắp trong quá trình chọn mẫu để tránh số lượng phần tử mẫu thực tế chọn bị thu hẹp.

Một phần của tài liệu Kiểm toán các khoản nợ phải trả trong kiểm toán báo cáo tài chính do Công ty Hợp danh Kiểm toán Việt Nam (CPA VIETNAM) thực hiện (Trang 93 - 95)