Thực hiện các thủ tục phân tích sơ bộ

Một phần của tài liệu Kiểm toán các khoản nợ phải trả trong kiểm toán báo cáo tài chính do Công ty Hợp danh Kiểm toán Việt Nam (CPA VIETNAM) thực hiện (Trang 57 - 60)

II. THỰC TRẠNG KIỂM TOÁN CÁC KHOẢN NỢ PHẢI TRẢ

3.5.Thực hiện các thủ tục phân tích sơ bộ

3. Lập kế hoạch kiểm toán tổng quát

3.5.Thực hiện các thủ tục phân tích sơ bộ

Phân tích tài chính là phương pháp nhận thức cơ chế tài chính, nhận thức quá trình hình thành và sử dụng các nguồn dự trữ về tài chính cho các hoạt động kinh doanh, các hoạt động đầu tư của doanh nghiệp. Qua phân tích sẽ đánh giá được các nguồn lực tài chính, tình hình tài sản, tình hình vốn và nguồn vốn, tốc độ chu chuyển của toàn bộ vốn nói chung cũng như của từng bộ phận vốn nói riêng, khả năng sinh lợi của tài sản…trong doanh nghiệp.

Tiếp xúc với bảng cân đối kế toán của doanh nghiệp khách hàng là bước bắt buộc của kiểm toán viên ở giai đoạn ký hợp đồng kiểm toán, cũng như trong quá trình kiểm toán. Việc kiểm tra đánh giá khái quát tình hình tài chính thông qua các báo cáo tài chính đóng vai trò định hướng đối với kiểm toán viên để đưa ra những quyết định đúng đắn trong quá trình kiểm toán. Sự am hiểu tình hình có được nhờ quá trình phân tích tài chính sẽ giúp cho kiểm toán viên tin tưởng vào những hành động của mình, giúp cho việc lên kế hoạch kiểm toán được chính xác, tìm ra được chỗ yếu trong hệ thống kế toán.

CPA VIETNAM thực hiện các thủ tục phân tích sơ bộ trong giai đoạn lập kế hoạch kiểm toán nhằm có được cái nhìn khái quát về tình hình tài chính của khách hàng như so sánh lợi nhuận năm nay với năm trước, so sánh tỉ lệ lợi nhuận trên doanh thu, cơ cấu vốn của khách hàng…

Việc thực hiện thủ tục phân tích được đánh giá là hữu ích trong toàn bộ cuộc kiểm toán vì thực hiện thủ tục phân tích rất đơn giản, tốn ít thời gian và chi phí ở mức vừa phải.

CPA VIETNAM thực hiện thủ tục phân tích sơ bộ đối với hai khách hàng X và Y như sau:

* Khách hàng X:

Tình hình kết quả hoạt động kinh doanh của Công ty X như sau:

Bảng 8: Báo cáo kết quả hoạt động kinh doanh của Công ty X

ĐVT: 1000 đồng

Chỉ tiêu Năm 2004 Năm 2005 1. Doanh thu hoạt động sản xuất kinh doanh

2. Giá vốn hàng bán 3. Lợi nhuận gộp 4. Chi phí bán hàng

5. Chi phí quản lý doanh nghiệp 6. Thu nhập khác

7. Chi phí khác 8. Lợi nhuận khác 9. Lợi nhuận trước thuế

10. Thuế thu thập doanh nghiệp 11. Lợi nhuận sau thuế

115.648.264 90.964.265 24.683.999 9.367.248 6.457.257 3.046.157 117.796 2.928.361 11.787.855 3.300.599 8.487.256 158.322.473 121.347.150 36.975.323 16.280.484 7.310.547 4.357.251 1.533.242 2.824.009 16.208.301 4.538.324 11.669.977

Báo cáo kết quả hoạt động kinh doanh của Công ty X cho thấy doanh thu trong năm 2005 đã tăng 36,9% so với năm 2004, lợi nhuận năm 2005 tăng 37,5% so với năm 2004. Tỷ lệ doanh thu trên lợi nhuận năm 2005 đã tăng 0,06% so với năm 2004, sự tăng này không đáng kể là do tốc độ tăng của chi phí gần với tốc độ tăng của doanh thu.

Kiểm toán viên xem xét tỷ trọng các khoản nợ phải trả trong tổng cơ cấu nguồn vốn thông qua tính tỷ suất nợ:

Tỷ suất nợ = Tổng nợ phải trả Tổng nguồn vốn

Tỷ suất nợ = 5.648.325.000 x 100 = 45,8% 12.327.634.00 0 Năm 2005: Tỷ suất nợ = 4.937.256.000 x 100 = 36,7% 13.467.364.00 0

Tỷ suất nợ trong năm 2005 giảm 9,1% so với năm 2004, chứng tỏ khả năng tự tài trợ của khách hàng X đã tăng lên, nợ phải trả chiếm tỷ trọng nhỏ trong tổng nguồn vốn. Qua đây có thể đánh giá cơ cấu nguồn vốn của khách hàng X là khá tốt.

Có thể thấy hoạt động kinh doanh của khách hàng X đã phát triển nhanh chóng qua hai năm, doanh thu và lợi nhuận tăng mạnh. CPA VIETNAM đánh giá khái quát tình hình tài chính của khách hàng X là rất tốt.

* Khách hàng Y:

Tình hình kết quả hoạt động kinh doanh của Công ty Y như sau:

Bảng 9: Báo cáo kết quả hoạt động kinh doanh của Công ty Y

ĐVT: 1000 đồng

Chỉ tiêu Năm 2004 Năm 2005 1. Doanh thu hoạt động sản xuất kinh doanh

2. Giá vốn hàng bán 3. Lợi nhuận gộp 4. Chi phí bán hàng

5. Chi phí quản lý doanh nghiệp 6. Thu nhập khác

7. Chi phí khác 8. Lợi nhuận khác 9. Lợi nhuận trước thuế

10. Thuế thu thập doanh nghiệp 11. Lợi nhuận sau thuế

20.548.275 18.247.123 2.301.152 0 1.513 0 0 0 787.798 220.583 567.215 25.274.378 20.571.231 4.703.147 0 3.325.997 0 80 (80) 1.377.070 385.579 991.491 (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

Doanh thu năm 2005 tăng 23% so với năm 2004, lợi nhuận năm 2005 tăng 74,8% so với năm 2004, tỷ lệ lợi nhuận trên doanh thu năm 2005 tăng 1,8% so với năm 2004. Như vậy, tốc độ phát triển của khách hàng X được đánh giá là rất phát triển. Lợi nhuận tăng mạnh qua hai năm có thể là do

trong năm 2005 dịch vụ tư vấn tăng mạnh, mà trong khi đó chi phí cho hoạt động này không phải là chi phí chủ yếu.

CPA VIETNAM cũng thực hiện phân tích cơ cấu vốn tại khách hàng Y như đối với khách hàng X và rút ra nhận xét: tỷ lệ nợ phải trả trên tổng nguồn vốn chiếm tỷ trọng khá lớn, điều này là do doanh nghiệp mới thành lập nên cần đầu tư nhiều vào máy móc thiết bị, cơ sở hạ tầng…Cơ cấu vốn này có thể nói là tất yếu ở các doanh nghiệp mới thành lập.

Một phần của tài liệu Kiểm toán các khoản nợ phải trả trong kiểm toán báo cáo tài chính do Công ty Hợp danh Kiểm toán Việt Nam (CPA VIETNAM) thực hiện (Trang 57 - 60)