Thiết kế chương trình kiểm toán

Một phần của tài liệu Kiểm toán các khoản nợ phải trả trong kiểm toán báo cáo tài chính do Công ty Hợp danh Kiểm toán Việt Nam (CPA VIETNAM) thực hiện (Trang 27 - 29)

II. KIỂM TOÁN CÁC KHOẢN NỢ PHẢI TRẢ TRONG KIỂM TOÁN

3.1.7.Thiết kế chương trình kiểm toán

3. Quy trình Kiểm toán các khoản nợ phải trả trong kiểm toán báo cáo

3.1.7.Thiết kế chương trình kiểm toán

Chương trình kiểm toán là những dự kiến chi tiết về các công việc kiểm toán cần thực hiện, thời gian hoàn thành và sự phân công lao động giữa các kiểm toán viên cũng như dự kiến về những tư liệu, thông tin liên quan cần sử dụng và thu thập. Thiết lập được một chương trình kiểm toán thích hợp sẽ giúp kiểm toán viên thu thập đầy đủ bằng chứng kiểm toán thích hợp với chi phí và thời gian kiểm toán hợp lý.

Chương trình kiểm toán của hầu hết các cuộc kiểm toán được thiết kế thành 3 phần: trắc nghiệm công việc, trắc nghiệm phân tích, và trắc nghiệm trực tiếp các số dư.

Chương trình kiểm toán thường được thiết kế cho từng chu trình hoặc từng tài khoản nhằm đáp ứng mục tiêu kiểm toán của từng khoản mục. Chương trình kiểm toán được thiết kế ngay trong giai đoạn đầu của cuộc kiểm toán và có thể cần phải sửa đổi do hoàn cảnh thay đổi.

Chương trình kiểm toán các khoản nợ phải trả thường bao gồm các nội dung sau:

 Danh mục các tài khoản nợ phải trả được kiểm toán.

 Các tài liệu về vay, nợ yêu cầu khách hàng chuẩn bị như các hợp đồng vay, nợ, giấy phép kinh doanh…

 Phân công nhân viên kiểm toán cho từng tài khoản trong quy trình kiểm toán này.

 Trình tự kiểm toán bao gồm việc thực hiện các thủ tục sau: Thủ tục kiểm soát

Thủ tục phân tích

Thủ tục kiểm tra chi tiết Thủ tục bổ sung

Một số thủ tục kiểm toán được thiết kế đối với các khoản nợ phải trả như sau:

- Đánh giá kiểm soát nội bộ và điều tra sự chấp hành các thủ tục kiểm toán, từ đó xác định phạm vi kiểm toán.

- Thực hiện kỹ thuật phân tích số dư các khoản phải trả bằng cách so sánh số kỳ này với số dư tương ứng của kỳ trước, với mức độ hoạt động kinh doanh, với các tài khoản liên quan và với số bình quân trong ngành. Điều tra và giải thích mọi khác biệt lớn hay bất thường.

- Thực hiện hay yêu cầu cung cấp một bảng số dư chi tiết các khoản phải trả:

+ Kiểm tra tổng số và đối chiếu với sổ cái + Đối chiếu với sổ chi tiết của từng đối tượng

+ Thảo luận với khách hàng về các khoản phải trả kéo dài hoặc đang tranh chấp

+ Điều tra các số dư Nợ, xác nhận xem có phù hợp không và xem xét việc sắp xếp lại khoản mục

+ Xem xét các hợp đồng về các tài sản đã thế chấp.

- Xem xét thủ tục xác nhận đối với các khoản phải trả lớn - Tìm kiếm các công nợ chưa được ghi chép:

+ Kiểm tra hồ sơ các báo cáo nhận hàng, những hóa đơn của người bán chưa nhận hàng, bảng kê hàng hóa đã nhận nhưng chưa có hóa đơn

+ Phỏng vấn về khả năng có thể có các khoản nợ không được ghi chép… - Phỏng vấn về các cam kết mua hàng mà trong đó có những điều khoản có thể gây thiệt hại hoặc cần khai báo…

- Kết luận về mức độ trung thực và hợp lý khi trình bày về số dư của các khoản phải trả vào ngày kết thúc niên độ kế toán.

Một phần của tài liệu Kiểm toán các khoản nợ phải trả trong kiểm toán báo cáo tài chính do Công ty Hợp danh Kiểm toán Việt Nam (CPA VIETNAM) thực hiện (Trang 27 - 29)