1. Nguồn gốc
Không biết từ bao giờ những dân tộc Á đông tìm thấy phương pháp rèn luyện sức mạnh một cách lạ thường là khí công. Người Á Đông có vóc dáng nhỏ bé, phải chống chọi với thiên
nhiên khắc nghiệt hết sức vất vả, phải chiến đấu với nhiều kẻ thù xâm lăng hung hãn, vì thế rất cần một nguồn sức mạnh khác thường để bổ sung cho cơ thể yếu đuối này. Khi đi sâu vào thực hành Khí công, ta sẽ thấy rằng công phu này là cả một triết lý phi thường, cả một kiến thức kỳ diệu về cơ thể học mà văn minh của người đời xưa cách đây mười mấy nghìn năm không thể nào đạt được.
Chuyện Hai Bà Trưng của nước ta cưỡi voi đánh giặc là dấu hiệu tổ tiên ta cũng đã thủ đắc được bí quyết luyện tập Khí công từ rất sớm. Nhiều chiến công oanh liệt của các triều đại chống lại các cuộc xâm lăng phương Bắc cũng cho thấy nền võ học của nước ta đã phát triển rất cao. Có những trận đánh, một quân sĩ ta phải đấu với mười lính giặc, mà vẫn thắng. Sức mạnh đó không thể là sức mạnh của cơ bắp đơn thuần.
Song song với các chiến tích hào hùng, ta cũng có huyền thoại về nguồn gốc dân tộc là con Rồng cháu Tiên. Phải chăng có sự liên hệ rất chắc chắn về nguồn gốc thần tiên của dân tộc với bí quyết Khí công? Phải chăng chỉ có các bậc thần tiên mới thủ đắc các bí quyết siêu phàm về Khí công như thế và truyền dạy lại cho con cháu mình? Phải chăng các huyền thoại về Thánh Gióng, Sơn Thánh, phép thuật của các đời vua Hùng… là không xa với sự thực? Nhưng rồi vì sợ người xấu luyện tập được các bí quyết đặc biệt rồi gây tổn hại cho người vô tội nên cha ông ta đã dấu diếm và làm thất truyền hầu hết.
Hiện nay, Trung Quốc quay lại nâng niu tôn trọng các truyện võ hiệp của Kim Dung, mà trong đó, Khí công là xương sống cho nguồn cảm hứng của tác giả.
Ngày nay, đất nước ta bước vào góp mặt với thế giới và phải cạnh tranh quyết liệt về mọi lĩnh vực để không bị lạc hậu, không bị bỏ rơi, không bị ăn hiếp. Nhưng sức vóc người Việt Nam ta nhỏ bé cũng đồng nghĩa với yếu kém về thể lực. Khi làm việc chung với người nước ngoài, ta bị đuối sức không theo nổi. Như vậy có nghĩa là ta sẽ không bao giờ đạt được những thành tựu như họ chỉ bởi vì không khỏe như họ. Thêm một điều đau lòng nữa là văn hóa đồi trụy tràn lan khiến cho lớp thanh niên tiêu phí sức khỏe vào các cuộc vui sa đọa, càng làm cho năng lực của quốc gia hao tổn thêm.
Muốn cải thiện tình trạng thể lực của dân tộc, ta không còn cách nào khác hơn là phải truyền dạy các phương pháp Khí công vào tất cả mọi người dân, nhất là trường học.
Nhiều phương pháp Khí công đã được giới thiệu đây đó và cũng được nhiều người hăm hở tham gia tập luyện. Nhưng cuối cùng dường như các phương pháp đó chỉ làm người ta bớt bệnh chứ không làm người ta có sức khỏe phi thường như sự truyền tụng về huyền thoại Khí công. Ta cần bí quyết thật sự của Khí công ngày xưa để nâng thể lực của cả dân tộc ta lên với thế giới.
Rồi người tu hành sống đời chay lạt đạm bạc cũng vậ. Nếu không có bí quyết rèn luyện thể lực thì sức khỏe cũng bị đe dọa, kéo theo sự sa sút tâm linh. Nhất là công phu thiền định lại càng đòi hỏi gay gắt một tiềm lực phi thường để hành giả có thể đi sâu vào an định. Chính đức Phật cũng là người đã thành tựu Khí công phi thường khi còn là thái tử nên khi xuất gia tu hành, Ngài đã dễ dàng nhiếp tâm như mong muốn.
Ta bắt đầu bằng các cách dụng công của thiền như Ngồi đúng tư thế, giữ thân mềm mại bất động, biết rõ toàn thân, quán thân là vô thường hư ảo, thở đúng phương pháp của Phật dạy. Sau vài tháng hay vài năm thuần thục rồi, ta phải áp dụng Khí công Tâm Pháp để tạo ra tiềm lực. Rồi cuối cùng, chính Khí công Tâm pháp lại đưa ta vào sâu thiền định như định hướng ban đầu.
Khí công Tâm pháp là từ của các vị Tổ sư ngày xưa đặt cho Khí công mà có tính chất của thiền vì ngày đó chưa có danh từ Thiền từ Ấn độ sang.