Giá trị của Chánh Niệm

Một phần của tài liệu Giao trinh thien hoc- Thich Chan Quang doc (Trang 28 - 29)

Khi tâm hành giả trở nên sáng tỏ, vọng tưởng bớt khởi, hoặc vọng tưởng manh nha là bị phát hiện từ trong sâu kín liền, không còn bị xao lãng ra khỏi pháp môn tu tập nữa, lúc đó, hành giả thật sự thành tựu Chánh Niệm tỉnh giác. Đó là một trạng thái mới của tâm, khác nhiều so với nội tâm loạn động trước kia. Chính nhờ kết quả ban đầu này mà chúng ta cảm thấy phấn

khởi tin tưởng để tiến bước trên đường tu tập. Tuy nhiên nếu không được răn nhắc, chúng ta có thể xuất hiện một số suy nghĩ sai lầm đưa đến đổ vỡ về sau.

Những suy nghĩ sai lầm có thể là vội vã tự cho mình đã chứng ngộ, đã giác ngộ, đã ngộ đạo, kiến tánh. Có người cho rằng trạng thái Chánh niệm đó chính là Phật tánh Chân tâm siêu việt phi thường. Vì vội vã đề cao mình quá đáng nên chúng ta có thể bị tổn phước nặng nề để rồi bị quả báo thê thảm về sau.

Một suy nghĩ sai lầm khác là không biết quý trọng kết quả Chánh niệm đã đạt được, không biết sử dụng Chánh niệm cho sự tu hành sắp tới. Chánh niệm có công năng giúp ta dễ biết rõ lỗi lầm và vọng tưởng trong tâm. Ta phải tận dụng tính chất đặc biệt này của Chánh niệm để kiểm soát lỗi lầm và vọng tưởng. Lúc nào ta cũng phải giữ gìn sự tỉnh giác rỗng rang đó để nhanh chóng phát hiện vô số lỗi lầm và vọng tưởng thầm kín vẫn đang tiếp tục dấy khởi. Khi đang tỉnh giác, ta phải tự nhắc thầm rằng “nội tâm vẫn còn nhiều phiền động” mặc dù có thể ta không thấy được hết những phiền động đó ra sao. Lúc ngồi thiền theo dõi hơi thở, ta tác ý nhẹ nhàng “thở vào biết tâm còn phiền động; thở ra biết tâm còn phiền động”. Nhiều người thấy tâm bớt vọng tưởng đã tưởng lầm rằng tâm đã thanh tịnh. Thật ra vọng tưởng bí mật hơn ta tưởng. Một chút yên lắng bên ngoài chưa có đáng gì so với vô số vọng tưởng còn nguyên sức mạnh tiềm ẩn bên trong sâu kín. Chỉ cần ta thiếu công đức, thiếu cảnh giác là chúng sẽ trỗi dậy quật ngã ta, còn tệ hơn hồi chưa biết tu.

Vì Chánh niệm xuất hiện song song với sự khai mở của thùy trán nên hành giả luôn có cảm giác là có một cái gì trước mắt hiện tiền sáng tỏ. Phật cũng có dùng từ “an trú chánh niệm trước mặt”; các thiền sư cũng hay nói “sờ sờ trước mắt” cũng chung một ý này. Tuy nhiên nếu ta chạy theo cái sáng sáng ở trước mắt thì lại sẽ hư mất công phu.

Điểm quan trọng ở đây là, mặc dù Chánh niệm tạo ra cảm giác sáng rõ trước mắt, nhưng ta phải để ý khắp toàn thân, để ý ở một điểm Đan điền, để ý ở vùng não phía sau để kiểm soát ý niệm vi tế. Chánh niệm sẽ giúp ta không quên pháp môn đang được sử dụng, giúp ta nhanh chóng phát hiện lỗi lầm và vọng tưởng mới manh nha.

Câu hỏi: Hãy phân tích sự xao lãng của mình để tìm xem nguyên nhân từ đâu.

Thiền học 12

Một phần của tài liệu Giao trinh thien hoc- Thich Chan Quang doc (Trang 28 - 29)