Giải pháp đầu tư mạnh mẽ đổi mới thiết bị và cơng nghệ

Một phần của tài liệu NÂNG CAO KHẢ NĂNG CẠNH TRANH CỦA TỔNG CÔNG TY THÉP VIỆT NAM TRONG GIAI ĐOẠN TỚI (Trang 85 - 87)

III. NHỮNG GIẢI PHÁP ĐẦU TƯ VÀ KIẾN NGHỊ NHẰM NÂNG

1. Một số giải pháp

1.3. Giải pháp đầu tư mạnh mẽ đổi mới thiết bị và cơng nghệ

Do lịch sửđể lại, các thiết bị của Tổng cơng ty phần lớn được trang bị từ

những năm 1960, 1970 nên đã cũ, lạc hậu, khơng đáp ứng được nhu cầu ngày càng gia tăng về chất lượng, mẫu mã và chủng loại sản phẩm của thị trường.

Trong những năm 1990, các đơn vị thành viên của Tổng cơng ty đã tiến hành

đầu tư chiều sâu hiện đại hố các dây chuyền hiện cĩ, áp dụng các biện pháp kỹ

thuật, nhưng khơng đồng bộ, cịn phân tán. Những hoạt động đầu tư này đã mang lại hiệu quả tích cực: nâng cao năng suất lao động và sản lượng; hạ giá thành sản phẩm, nâng cao chất lượng sản phẩm. Tuy nhiên, hiệu quả của đầu tư

chiều sâu đã phát huy hết giới hạn của mình. Thực tế này địi hỏi, để tồn tại và cĩ khả năng cạnh tranh, Tổng cơng ty phải đổi mới cơng nghệ, trang thiết bị

hiện đại. Chỉ cĩ con đường đĩ doanh nghiệp mới cĩ thể phát triển được.

Để thực hiện cơng tác đổi mới cơng nghệ và thiết bị cĩ hiệu quả trước hết cần tiến hành phân loại trang thiết bị hiện cĩ thành những nhĩm:

(i) Thiết bị cĩ quy mơ nhỏ, lạc hậu. Đối với nhĩm này cần mạnh dạn dẹp bỏ, thanh lý;

(ii) Thiết bị cĩ quy mơ nhỏ, vừa đã được đầu tư hiện đại hố hiện vẫn phát huy hiệu quả. Đối với loại này cần tận dụng sử dụng trong thời gian đến 5 năm, sau đĩ phải tiến hành thay thế bằng thiết bị cĩ quy mơ lớn hơn và hiện đại.

(iii) Thiết bị mới đầu tư thuộc loại hiện đại.

Trên cơ sởđĩ xây dựng chiến lược thay thế và đầu tư mới theo nguyên tắc quy mơ thiết bị phải là quy mơ phù hợp cĩ hiệu quả kinh tế, cơng nghệ thiết bị

phải đồng bộ và hiện đại.

Thực hiện lựa chọn cơng nghệ theo quy chế đấu thầu hiện hành, tổ chức

đấu thầu quốc tế rộng rãi hoặc ưu tiên đấu thầu trong phạm vi Nhà nước cấp tín dụng ưu đãi.

Ưu tiến đấu thầu mua các thiết bị đã sản xuất được trong nước đạt yêu cầu của dự án.

Đảm bảo thiết bịđồng bộ, hiện đại đạt trình độ chung trên thế giới, giá cả

hợp lý kèm theo chuyển giao cơng nghệđầy đủ ,dễ nắm bắt sử dụng.

Cĩ thể nhập và sử dụng một số thiết bịđã qua sử dụng theo đúng quy định của Bộ KHCN và MT để tiết kiệm vốn đầu tư song vẫn đảm bảo các chỉ tiêu kinh tế kỹ thuật tiên tiến.

Tổng cơng ty cần thơng qua các tổ chức tư vấn để lựa chọn thiết bị cơng nghệ phù hợp ,tránh chọn phải các cơng nghệ đã cũ, cơng nghệ lạc hậu, năng suất lao động thấp trong khi giá thành lại cao, ảnh hưởng đến khả năng cạnh tranh của tổng cơng ty.

Đối với cơng ty Gang thép Thái Nguyên, sau khi hồn thành dự án cải tạo hiện do chính phủ Trung Quốc giúp đỡ, cần phát huy hết hiệu quảđầu tư của dự

án này. Tuy nhiên, cần phải nĩi rằng dù dự án này cĩ đưa vào hoạt động thì tồn bộ cơng nghệ thiết bị của cơng ty vẫn thuộc loại cĩ quy mơ nhỏ, lạc hậu mà ngay cả Trung Quốc đang thực hiện kế hoạch dẹp bỏ. Do vậy, để phát triển lâu dài Tổng cơng ty thép cần phải cĩ một chiến lược được nghiên cứu kỹ lưỡng hơn đối với sự tồn tại và phát triển của cơng ty Gang thép Thái Nguyên.

Sau năm 2010, kế hoạch xây dựng một khu thép liên hợp luyện kim lớn với cơng nghệ thiết bị hiện đại được xây dựng ở khu vực ven biển với tư cách là xương sống của ngành thép Việt Nam cần được ưu tiên xem xét. Tuy nhiên đối với một dự án lớn với số vốn đầu tư khoảng 4-5 tỉ USD, việc huy động vốn là một bài tốn khĩ giải đối với một nền kinh tế cịn nhỏ bé như nước ta. Việc huy

động vốn nước ngồi đểđầu tư vào ngành cĩ mức sinh lời khơng cao như ngành thép là điều rất khĩ.

Một phần của tài liệu NÂNG CAO KHẢ NĂNG CẠNH TRANH CỦA TỔNG CÔNG TY THÉP VIỆT NAM TRONG GIAI ĐOẠN TỚI (Trang 85 - 87)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(100 trang)