Quan điểm của Đảng Cộng sản Việt Nam về đẩy mạnh công nghiệp hoá, hiện

Một phần của tài liệu LUẬN VĂN: Lý luận của C.Mác về giá trị thặng dư trong điều kiện của thế giới hiện nay doc (Trang 122 - 150)

hoá, hiện đại hoá gắn với phát triển kinh tế tri thức

Trước đây, do thịnh hành một quan điểm sai lầm, thành kiến đối lập một cách giản đơn chủ nghĩa xã hội với chủ nghĩa tư bản, từ đó đối lập chủ nghĩa xã hội với kinh tế thị trường, không thừa nhận kinh tế thị trường - trình đọ phát triển cao của kinh tế hàng hoá, do đó không có phạm trù giá trị và càng không có phạm trù giá trị thặng dư.

Ngày nay, trải qua thực tiễn, chúng ta ngày càng nhận thức rõ rằng: "sản xuất hàng hoá không đối lập với chủ nghĩa xã hội, mà là thành tựu phát triển của nền văn minh nhân loại, tồn tại khách quan cần thiết cho công cuộc xây dựng chủ nghĩa xã hội và cả khi chủ nghĩa xã hội đã được xây dựng"27.

Trong lịch sử, từ kinh tế tự nhiên, tự cung, tự cấp chuyển sang kinh tế hàng hoá giản đơn là cả một quá trình lâu dài do phân công lao động xã hội diễn ra chậm chạp từng bước và sự tách biệt tương đối về mặt kinh tế của những người sản xuất nhỏ. Chính nền sản xuất hàng hoá giản đơn, chịu tác động của quy luật giá trị làm phân hoá những người sản xuất hàng hoá nhỏ thành người giàu và người nghèo, điều kiện cơ bản của quan hệ sản xuất mới tư bản chủ nghĩa ra đời. Đồng thời, quá trình tích luỹ nguyên thuỷ của tư bản dựa vào những đạo luật khắt khe từ thời trung

27

Đảng Cộng sản Việt Nam, Văn kiện Đại hội Đảng lần thứ VIII, Nxb Chính trị quốc gia, Hà Nội, 1996, tr.97.

-123-

cổ gắn với những phát kiến địa lý (thời kỳ chủ nghĩa trọng thương) đã thúc đẩy quan hệ sản xuất tư bản chủ nghĩa phát triển. Và giai cấp tư sản giữ vai trò thống trị nền kinh tế các nước tư bản chủ nghĩa. Ngoài tác động của những quy luật kinh tế hàng hoá, quan hệ sản xuất tư bản chủ nghĩa hình thành cũng đồng nghĩa chịu sự tác động của quy luật kinh tế cơ bản của chủ nghĩa tư bản là quy luật giá trị thặng dư. Theo đuổi giá trị thặng dư với nhiều cách thức khác nhau đã thúc đẩy lực lượng sản xuất chủ nghĩa tư bản phát triển nhanh chóng.

C.Mác và Ph.Ăngghen đã nhận định rằng, giai cấp tư sản trong quá trình thống trị chưa đẩy một thế kỷ đã tạo ra một lực lượng sản xuất nhiều hơn và đồ sộ hơn lực lượng sản xuất của tất cả các phương thức sản xuất trước kia gộp lại. Trong 230 năm của thời đại công nghiệp (1740 - 1970), sản xuất của thế giới tăng 1000 lần. 20 năm tiếp sau đó 1970 - 1990 sản xuất của thế giới tăng gấp 2 lần, nghĩa là chỉ 20 năm, thế giới đã sản xuất ra một lượng của cải vật chất ngang với khối lượng của cải vật chất trong 230 năm trước"28. Và càng về cuối thế kỷ XX và những năm đầu thế kỷ XXI, xu hướng phát triển lực lượng sản xuất của chủ nghĩa tư bản ngày càng nhanh chóng.

Như vậy, có thể khẳng định rằng, bằng con đường phát triển kinh tế hàng hoá mà giai đoạn cao của nó là kinh tế thị trường chủ nghĩa tư bản đã tạo ra một năng suất lao động cao là tiền kinh tế để thúc đẩy lực lượng sản xuất tư bản chủ nghĩa phát triển hết sức nhanh chóng. Lênin cũng đã khẳng định rằng: Xét cho đến cùng thì năng suất lao động là cái quan trọng nhất, chủ yếu nhất cho thắng lợi của chế độ xã hội mới. Chủ nghĩa tư bản thắng chủ nghĩa phong kiến do tạo ra năng suất lao động cao. Chủ nghĩa tư bản chỉ có thể bị đánh bại khi chủ nghĩa xã hội tạo ra năng suất lao động cao hơn hẳn so với chủ nghĩa tư bản. Và để tạo ra năng suất lao động

28

-124-

cao là công việc hết sức khó khăn phải được thực hiện thông qua quá trình công nghiệp hoá nền kinh tế quốc dân. Trong lịch sử, quá trình công nghiệp hoá cổ điển (cách mạng công nghiệp) ở các nước Anh, Pháp phải trải qua hàng trăm năm. Vì vậy, tăng năng suất lao động, phát triển lực lượng sản xuất là một công việc lâu dài và khó khăn. Lênin cũng đã từng khẳng định: "Chỉ vài ba ngày cũng đủ để giành được chính quyền nhà nước trung ương, trong vài tuần cũng có thể đập tan sự phản kháng quân sự và sự phá hoại ngầm của giai cấp bóc lột. Nhưng phải mất nhiều năm mới giải quyết được vững chắc nhiệm vụ nâng cao năng suất lao động".

Ngày nay, sự phát triển nhảy vọt về chất của lực lượng sản xuất nhờ cách mạng khoa học - công nghệ hiện đại đã tạo tiền đề vật chất - kỹ thuật cho nền kinh tế tri thức ra đời ở các nước tư bản chủ nghĩa phát triển. Thể hiện rõ nhất ở phương thức sản xuất của cải vật chất có bước nhảy vọt từ kỹ thuật cơ khí sang bán tự động và tự động, từ đó các yếu tố cơ bản của nền kinh tế tri thức ra đời. Nó đã thực sự phát huy tác dụng trở thành lực lượng sản xuất như C.Mác đã khẳng định, và ngày nay đã được chủ nghĩa tư bản áp dụng một cách có hiệu quả để tạo ra của cải vật chất mới thay thế cho đại công nghiệp cơ khí. Vai trò của khoa học - công nghệ được đánh giá cao, góp phần chủ yếu tới tăng trưởng kinh tế của một số nước tư bản phát triển. Chẳng hạn, theo đánh giá tình hình phát triển kinh tế thế giới trong thế kỷ XX: những đổi mới công nghệ đã đóng góp tới 65% tăng trưởng kinh tế của Nhật Bản; 73% kinh tế Anh; 76% kinh tế Pháp và CHLB Đức29. Trong Báo cáo số 2 về nền kinh tế số hoá đang xuất hiện (công bố 6/1999), Bộ Thương mại Mỹ khẳng định, khu vực công nghệ thông tin đã đóng góp tới 35% tăng trưởng kinh tế của Mỹ. Như vậy, sản xuất giá trị thặng dư là mục đích và động cơ hoạt động của

29

Bộ Khoa học - công nghệ và môi trường, Trung tâm Thông tin tư liệu khoa học - công nghệ quốc gia, Tổng quan đánh giá tình hình phát triển

-125-

từng nhà tư bản và toàn xã hội tư bản. Vì thế, theo C.Mác: "sản xuất giá trị thặng dư hay lợi nhuận là quy luật tuyệt đối của phương thức sản xuất này"30. Quy luật này phản ánh bản chất của phương thức sản xuất tư bản chủ nghĩa thể hiện qua mục đích và phương tiện để đạt mục đích ấy. Mục đích của nền sản xuất tư bản chủ nghĩa là sản xuất ra giá trị thặng dư. Việc sản xuất ra giá trị sử dụng này hay giá trị sử dụng khác cũng chỉ để nhằm thu được nhiều giá trị thặng dư. Phương tiện để đạt mục đích là tăng cường phát triển kỹ thuật tăng năng suất lao động, tăng cường độ lao động. Quy luật giá trị thặng dư có tác động mạnh mẽ trong đời sống xã hội tư bản. Nhìn từ góc độ tích cực cho thấy, nó thúc đẩy sự phát triển kỹ thuật và phân công lao động xã hội, làm cho lực lượng sản xuất và năng suất lao động tăng lên nhanh chóng, nền sản xuất được xã hội hoá cao. Nghiên cứu học thuyết giá trị thặng dư không chỉ để hiểu bản chất của chủ nghĩa tư bản mà còn để vận dụng vào thực hiện quan điểm, đường lối đẩy mạnh công nghiệp hoá, hiện đại hoá nền kinh tế quốc dân để xây dựng thành công cơ sở vật chất kỹ thuật của chủ nghĩa xã hội. Muốn làm giàu trong điều kiện còn sản xuất hàng hoá thì phải tìm mọi cách để tạo ra càng nhiều giá trị thặng dư càng tốt, thực chất của quá trình này nhằm nâng cao năng suất lao động để phát triển nhanh lực lượng sản xuất xã hội.

Trên tinh thần ấy, quan điểm của Đảng Cộng sản Việt Nam về đẩy mạnh công nghiệp hoá, hiện đại hoá gắn với phát triển kinh tế tri thức đã được thể hiện rõ trong Nghị quyết Đại hội X (2006) đã chỉ rõ: "Tranh thủ cơ hội thuận lợi do bối cảnh quốc tế tạo ra và tiềm năng, lợi thế của nước ta để rút ngắn quá trình công nghiệp hoá, hiện đại hoá đất nước theo định hướng xã hội chủ nghĩa gắn với phát triển kinh tế tri thức, coi kinh tế tri thức là yếu tố quan trọng của nền kinh tế và công nghiệp hoá, hiện đại hoá, phát triển mạnh các ngành và sản phẩm kinh tế có giá trị gia tăng cao dựa nhiều vào tri thức mới nhất của nhân loại. Coi trọng cả số lượng và chất lượng tăng trưởng kinh tế trong mỗi bước phát triển của đất nước ở

30

-126-

từng vùng, từng địa phương trong từng dự án kinh tế - xã hội.

Phát triển kinh tế tri thức ở nước ta về thực chất là vận dụng những tri thức mới nhất của nhân loại vào tất cả các lĩnh vực kỹ thuật, công nghệ, quản lý, kinh doanh và cả những quan hệ kinh tế - xã hội - chính trị làm cho giá trị sản phẩm gia tăng nhanh, tiêu hao nguyên liệu, lao động giảm, hiệu quả, chất lượng tăng. Chuyển dịch nhanh cơ cấu kinh tế theo hướng hiện đại. Kết hợp các nhiệm vụ cơ bản là chuyển từ nền kinh tế nông nghiệp là chủ yếu sang nền kinh tế công nghiệp. Kết hợp tuần tự (công nghiệp hoá) với nhảy vọt (hiện đại hoá). Kết hợp một quá trình lồng ghép hệ thống công nghệ cũ với hệ thống công nghệ mới. Phát triển kinh tế tri thức, tận dụng thời cơ của quá trình toàn cầu hoá và hội nhập kinh tế quốc tế, đồng thời phải vượt qua những khó khăn thách thức của quá trình này. Tất cả để hướng tới một quá trình công nghiệp hoá rút ngắn. Đối với phát triển kinh tế tri thức, quan điểm của chúng ta là sử dụng ngày càng nhiều hơn, ở mức cao hơn là phổ biến hơn những thành tựu khoa học - công nghệ hiện đại và tri thức mới. Từng bước nâng cao hàm lượng tri thức trong các nhân tố phát triển kinh tế - xã hội để vừa phát triển kinh tế - xã hội nhanh, bền vững, nhằm rút ngắn khoảng cách với các nước trong khu vực và thế giới.

Quán triệt tinh thần Nghị quyết Đại hội Đảng. Từ việc phân tích đặc điểm, hình thức biểu hiện và xu hướng phát triển của học thuyết giá trị thặng dư trong thời đại hiện nay. Đặt vào điều kiện lịch sử cụ thể của tiến trình công nghiệp hoá, hiện đại hoá ở nước ta. Việt Nam hiện vẫn là một nước kém phát triển với GDP bình quân đầu người thấp (dự kiến 2009 = 840 USD). Số lượng lao động tri thức đạt 6 - 7% tổng số lao động. Trong bảng xếp hạng quốc tế về môi trường đầu tư, về trình độ phát triển công nghệ thông tin... Việt Nam vẫn còn ở thứ hạng rất thấp, tỷ lệ các ngành công nghệ cao chỉ chiếm 15,7%. Trong khi các quốc gia phát triển đã hoàn thành công nghiệp hoá và đang chuyển sang kinh tế tri thức, thì Việt Nam đang phải đối diện với cả hai quá trình này.

-127-

khoá IX; khoá X đến nay, các cấp lãnh đạo Đảng và Nhà nước đã ban hành hàng loạt văn bản, chính sách từ chỉ thị của Ban Bí thư, nghị quyết của Chính phủ, quy định của Thủ tướng Chính phủ đến các văn bản của các bộ, ngành, địa phương. Các văn bản này chủ yếu tập trung vào các vấn đề sau:

- Chiến lược phát triển công nghệ thông tin Việt Nam đến 2010 và định hướng đến 2020, khoa học phát triển thương mại điện tử 2006-2010...

- Luật Công nghệ thông tin, Luật Giao dịch đầu tư, những quy định về quản lý internet, về tín dụng điện tử, tài chính điện tử, quy định về thương mại điện tử, thanh toán điện tử liên ngân hàng, chuyển tiền điện tử, về bảo vệ bí mật nhà nước...

Căn cứ vào những chỉ tiêu đánh giá về kinh tế tri thức của Ngân hàng Thế giới (WB), nếu so sánh với các nước phát triển của thế giới, với các nước Đông á, thì nói chung Việt Nam ở thứ hạng thấp, đặc biệt là về phát triển nhân lực về năng lực đổi mới công nghệ thông tin và truyền thông. Có thể thống kê một số chỉ tiêu cơ bản của Việt Nam.

Biểu 1: Các chỉ số cơ bản của Việt Nam

TT 2001 2003 2005 2010 1 Số PC* / nghìn dân 8,9 9,85 11,0

2 Tổng số điện thoại / nghìn dân 41,8 91,9 190 320+2,20 3 Số điện thoại di động 9,9 23,4 95 > 300 4 Số ti vi 180 185 190 > 200 5 Số người sử dụng trang web/nghìn dân - 4,9 6 Số người sử dụng internet 4,3% 12,9% 25-35% Thông qua các số liệu khái quát trên đây cho thấy, nước ta còn ở trình độ rất thấp của công nghệ thông tin. Tuy nhiên, số liệu ấy cũng đã cho thấy những điều

*

-128-

kiện ban đầu cần thiết cho từng bước phát triển kinh tế tri thức trong tương lai. Nếu so sánh với ASEAN + 3 (các nước Đông á) về các chỉ số công nghệ thông tin như cơ sở hạ tầng công nghệ thông tin - vị thế Việt Nam thứ 9, 10 về chất lượng nguồn nhân lực công nghệ thông tin đứng thứ 7 và 9, nghĩa là thứ bậc thấp.

Từ những vấn đề trên, định hướng và giải pháp công nghiệp hoá, hiện đại hoá gắn với phát triển kinh tế tri thức ở Việt Nam hướng vào những giải pháp cụ thể sau đây:

3.2. Vận dụng lý luận giá trị thặng dư, đề xuất những vấn đề để đẩy mạnh công nghiệp hoá, hiện đại hoá nền kinh tế quốc dân gắn với phát triển kinh tế tri thức ở Việt Nam

3.2.1. Phát triển nguồn nhân lực cho công nghệ cao và phát triển kinh tế tri thức

Hiện nay, Việt Nam phải đào tạo nguồn nhân lực vừa để phục vụ cho đẩy mạnh công nghiệp hoá, hiện đại hoá, vừa để phát triển kinh tế tri thức. Như vậy, căn cứ vào yêu cầu cụ thể để định hướng phát triển nguồn nhân lực: Nếu để phục vụ cho sự nghiệp công nghiệp hoá, hiện đại hoá thì cần phải tập trung mạnh theo hướng giáo dục phổ thông và dạy nghề. Những vấn đề phục vụ cho phát triển kinh tế tri thức thì phải tập trung hơn cho giáo dục cao đẳng, đại học. Mặc dù hai xu hướng phát triển đòi hỏi những nguồn lao động khác nhau, nhưng đều có điểm chung là: cần những lao động cho chuyên môn, kỹ năng, tay nghề cao; cần những lao động có nhiều khả năng sáng tạo trên nhiều lĩnh vực.

Nguồn nhân lực cho phát triển kinh tế tri thức luôn là vấn đề đặt ra ngay cả với các nước phát triển; lý do là số người có năng khiếu về chuyên môn, kỹ thuật, về sáng tạo luôn chiếm một tỷ lệ nhỏ trong dân số lao động. Vì vậy, chỉ có những quốc gia có chiến lược đào tạo, sử dụng, thu hút nhân tài một cách thích hợp thì mới có thể phát huy được nguồn nhân lực chất lượng cao. Đồng thời, những người lao động chất lượng cao này được phát huy tốt, thì chính họ sẽ sử dụng có hiệu quả các nguồn lực lao động khác.

-129-

Hiện nay ở nước ta, nguồn lực lao động chất lượng cao (lao động trí thức) còn rất hạn chế, do vậy phải có chính sách đào tạo, sử dụng để tận dụng nguồn lực này một cách hiệu quả nhất. Đồng thời, thu hút nguồn lực này từ nước ngoài về theo chúng tôi, hiện nay chúng ta nên kết hợp cả hai.

Đối với đào tạo, bồi dưỡng và sử dụng nhân tài. Trong đó, đào tạo, bồi dưỡng nhân tài khoa học và công nghệ là quan trọng nhất ở giai đoạn hiện nay và họ phải là nòng cốt trong sự nghiệp phát triển khoa học và công nghệ Việt Nam,

Một phần của tài liệu LUẬN VĂN: Lý luận của C.Mác về giá trị thặng dư trong điều kiện của thế giới hiện nay doc (Trang 122 - 150)