Lý luận cơ bản về quá trình sản xuất giá trị thặng dư

Một phần của tài liệu LUẬN VĂN: Lý luận của C.Mác về giá trị thặng dư trong điều kiện của thế giới hiện nay doc (Trang 33 - 40)

1.2.2.1. Về quá trình sản xuất giá trị thặng dư

Quá trình sản xuất tư bản chủ nghĩa cũng giống như những quá trình lao động sản xuất khác là sự kết hợp giữa sức lao động và tư liệu sản xuất theo một kết cấu kỹ thuật nhất định (c/v) mà xã hội đạt được. Đồng thời, sản phẩm làm ra phải đáp ứng các yêu cầu xã hội về chất lượng, mẫu mã, chủng loại. Trong phạm vi nghiên cứu này, tất cả những yêu cầu đó được gác lại mà quan trọng hơn nghiên cứu bản chất của quá trình sản xuất giá trị thặng dư.

Quá trình lao động với tư cách là quá trình nhà tư bản tiêu dùng sức lao động, có hai hiện tượng đặc trưng:

Một là, người công nhân lao động dưới sự kiểm soát của nhà tư bản, lao động của anh ta thuộc về nhà tư bản.

Hai là, sản phẩm là sở hữu của nhà tư bản, chứ không phải của người sản xuất trực tiếp, không phải của người công nhân.

Quá trình lao động chỉ là việc tiêu dùng thứ hàng hoá đã mua, tức là sức lao động, nhưng có thể tiêu dùng được sức lao động đó với điều kiện là đem các tư liệu sản xuất kết hợp với sức lao động ấy. Quá trình lao động là một quá trình diễn ra giữa những vật mà nhà tư bản đã mua. Vì vậy, sản phẩm của quá trình đó thuộc về nhà tư bản. Đặc điểm của quá trình này là nhà tư bản muốn sản xuất ra một giá trị sử dụng có một giá trị trao đổi, một vật dùng để bán, nghĩa là một hàng hoá. Và muốn sản xuất ra một hàng hoá có giá trị lớn hơn tổng số giá trị những hàng hoá cần

-34-

thiết để sản xuất ra nó, tức là lớn hơn tổng số giá trị những tư liệu sản xuất và sức lao động đã phải ứng trước tiền mặt ra để mua trên thị trường hàng hoá. Nhà tư bản muốn không những sản xuất ra một giá trị sử dụng, mà còn sản xuất ra một hàng hoá, không những sản xuất ra một giá trị sử dụng, mà còn sản xuất ra một giá trị, không những sản xuất ra một giá trị mà còn sản xuất ra một giá trị thặng dư nữa.

ở đây chỉ nói đến sản xuất hàng hoá cho nên rõ ràng là chỉ mới xét đến một mặt của quá trình mà thôi. Giống như bản thân hàng hoá là sự thống nhất giữa giá trị sử dụng và giá trị, quá trình sản xuất hàng hoá cũng phải là một sự thống nhất giữa quá trình lao động và quá trình tạo ra giá trị.

Giá trị của mỗi một hàng hoá được quyết định bởi lượng lao động đã vật chất hoá trong giá trị sử dụng của hàng hoá ấy, tức là bởi thời gian lao động xã hội cần thiết để sản xuất ra hàng hoá ấy. Điều này cũng áp dụng cho sản phẩm mà nhà tư bản nhận được với tư cách là kết quả của quá trình lao động. Vì vậy, trước hết cần phải tính số lao động đã vật hoá trong sản phẩm ấy. Ví dụ một quá trình sản xuất sợi.

Để hiểu rõ quá trình sản xuất giá trị thặng dư, hãy lấy việc sản xuất sợi của một nhà tư bản làm thí dụ:

Giả sử, để sản xuất sợi, nhà tư bản phải ứng ra số tiền là 28.000 đơn vị tiền tệ, để mua 1 kg bông 20.000 đơn vị tiền tệ; chi phí hao mòn máy móc: 3.000 đơn vị tiền tệ; thuê nhân công một ngày làm việc 10 giờ với 5.000 đơn vị tiền tệ.

Trong quá trình sản xuất, bằng lao động cụ thể, người công nhân chuyển bông thành sợi, theo đó giá trị của bông và hao mòn máy móc được chuyển vào sợi; bằng lao động trừu tượng, người công nhân tạo ra một giá trị mới bằng giá trị hàng hoá sức lao động. Lại giả định, trong 5 giờ lao động, công nhân đã chuyển toàn bộ 1 kg bông thành sợi. Như vậy, giá trị của sợi là:

Giá trị 1kg bông chuyển vào: 20.000 đơn vị tiền tệ Hao mòn máy móc: 3.000 đơn vị tiền tệ

-35-

Giá trị mới tạo ra trong 5 giờ lao động của công nhân (bằng giá trị sức lao động của người công nhân kết tinh trong sợi): 5.000 đơn vị tiền tệ

Tổng cộng: 28.000 đơn vị tiền tệ

Nhà tư bản ứng ra 28.000 đơn vị tiền tệ, nếu như nhà tư bản bán sợi đúng giá trị là 28.000 đơn vị tiền tệ thì anh ta chẳng thu được một tý giá trị thặng dư nào. Tiền ứng ra chưa trở thành tư bản. Để có giá trị thặng dư thì thời gian lao động của công nhân không dừng lại ở 5 giờ, nhà tư bản mua sức lao động của công nhân trong 1 ngày với 10 giờ lao động chứ không phải 5 giờ lao động. Vì thế, trong 5 giờ sản xuất tiếp theo, người công nhân lại có thể chế tạo sợi từ 1 kg bông nữa. Trong 5 giờ lao động này, nhà tư bản chỉ phải ứng ra thêm 20.000 đơn vị tiền tệ để mua 1 kg bông và 3.000 đơn vị tiền tệ hao mòn máy móc. Trong quá trình sản xuất, bằng lao động cụ thể, người công nhân chuyển bông thành sợi và chuyển giá trị của bông hao mòn máy móc sang sợi, bằng lao động trừu tượng, người công nhân cũng tạo ra giá trị mới bằng giá trị sức lao động (5.000 đơn vị tiền tệ). Như vậy, 5 giờ lao động sau, người công nhân sản xuất ra sợi và có giá trị 28.000 đơn vị tiền tệ.

Như vậy, để sản xuất ra lượng sợi nói trên, nhà tư bản đã ứng ra: Tiền mua bông:

20.000 đơn vị tiền tệ x 2 kg = 40.000 đơn vị tiền tệ Hao mòn máy móc (trong 10 giờ): 6.000 đơn vị tiền tệ Tiền lương công nhân (trong một ngày lao động 10 giờ:

5.000 đơn vị tiền tệ Tổng cộng: 51.000 đơn vị tiền tệ

Nhà tư bản bán sợi đúng giá trị được 28.000 đơn vị tiền tệ x 2 kg = 56.000 đơn vị tiền tệ. Do đó, nhà tư bản đã thu được một số giá trị thặng dư là 56.000 đơn vị tiền tệ - 51.000 đơn vị tiền tệ = 5.000 đơn vị tiền tệ. Sở dĩ có số trội ra (5.000 đơn vị tiền tệ) này là do giá trị sức lao động mà nhà tư bản phải trả khi mua và giá trị mới do sức lao động tạo ra là hai đại lượng khác nhau. ở đây, mọi quy tắc của việc

-36-

sản xuất ra giá trị vẫn được tuân thủ. Từ thí dụ trên, ta có thể đi đến kết luận: sản xuất giá trị thặng dư là sản xuất giá trị kéo dài quá một điểm nào đó. Nếu quá trình lao động chỉ dừng lại ở điểm mà sản xuất giá trị đủ bù đắp giá trị sức lao động thì chỉ có sản xuất giá trị giản đơn, khi quá trình lao động vượt quá điểm đó thì mới có sản xuất giá trị thặng dư.

Giá trị thặng dư là giá trị do sức lao động của công nhân tạo ra ngoài giá trị sức lao động và bị nhà tư bản chiếm đoạt. Nó chính là kết quả lao động không công của người công nhân làm thuê.

C.Mác đã vạch rõ: "Bí quyết của sự tăng thêm giá trị của tư bản quy lại là ở chỗ tư bản chi phối được một số lượng lao động không công nhất định của người khác"10.

Đó là bản chất của sản xuất tư bản chủ nghĩa. Tư bản là một quan hệ kinh tế - xã hội, nó thể hiện mối quan hệ nhà tư bản bóc lột sức lao động của công nhân làm thuê.

Lịch sử phát triển của chủ nghĩa tư bản có rất nhiều cách thức để bóc lột giá trị thặng dư, trên cơ sở khái quát, C.Mác đã chỉ ra dù trực tiếp hay gián tiếp, dù tàn khốc hay tinh vi, kín đáo và khôn khéo suy cho đến cùng chỉ có hai phương pháp: Sự sản xuất ra giá trị thặng dư tuyệt đối và sự sản xuất ra giá trị thặng dư tương đối.

1.2.2.2. Về sản xuất giá trị thặng dư tuyệt đối

Là phương pháp sản xuất giá trị thặng dư bằng cách kéo dài thời gian lao động vượt quá thời gian lao động tất yếu trong khi năng suất lao động, giá trị sức lao động và thời gian lao động tất yếu không thay đổi.

Thí dụ: nếu ngày lao động là 10 giờ, thời gian lao động tất yếu là 5 giờ, thời gian lao động thặng dư là 5 giờ, thì tỷ suất giá trị thặng dư

10

-37-

5

m ' x100% 100% 5

  .

Nếu kéo dài ngày lao động thêm 2 giờ, với mọi điều kiện như cũ thì tỷ suất giá trị thặng dư: m ' 7x100% 140%

5

 

Để thu được nhiều giá trị thặng dư, nhà tư bản nào cũng muốn kéo dài ngày lao động, nếu có thể được, không ngần ngại gì không buộc công nhân lao động 24 giờ trong ngày. Song trong thực tế, không thể kéo dài ngày lao động quá giới hạn sinh lý của công nhân vì họ còn phải có thời gian ăn, ngủ, nghỉ ngơi, giải trí. Vì vậy, ngày lao động không thể kéo dài bằng ngày tự nhiên. Để thoát khỏi ngày lao động tự nhiên, nhà tư bản sử dụng chế độ tăng ca, kíp. Với cách làm như vậy, tư bản được lợi ở chỗ: tư bản không phải chi thêm tiền để mua máy móc, những máy móc hiện có khấu hao nhanh hơn, tránh được hao mòn vô hình và giảm được chi phí bảo quản. Vấn đề này được C.Mác phân tích kỹ trong lý luận tích luỹ tư bản.

Hơn nữa, việc kéo dài ngày lao động còn gặp phải sự phản kháng của giai cấp công nhân đấu tranh đòi giảm giờ làm. Giai cấp tư sản muốn kéo dài ngày lao động, còn giai cấp công nhân lại muốn rút ngắn. Do đó, độ dài ngày lao động có thể rất co dãn và việc xác định độ dài ngày lao động tuỳ thuộc tương quan lực lượng trong cuộc đấu tranh giữa hai giai cấp. Nhưng dù thế nào, xét về mặt kinh tế "điểm dừng" của cuộc đấu tranh của giai cấp công nhân ngày lao động phải dài hơn thời gian lao động là tất yếu và cũng không thể vượt giới hạn thể chất và tinh thần của người lao động trong từng giai đoạn lịch sử. Điểm dừng của độ dài ngày lao động là điểm mà ở đó lợi ích kinh tế của nhà tư bản và lợi ích kinh tế của người công nhân được thực hiện bằng một thoả hiệp tạm thời, nhưng dứt khoát phải lớn hơn thời gian lao động tất yếu (v + m).

Không thể kéo dài ngày lao động tuỳ ý, để tăng thêm giá trị thặng dư, nhà tư bản tìm cách tăng cường độ lao động của công nhân. Tăng cường độ lao động nghĩa là chi phí lao động trừu tượng nhiều hơn trong một đơn vị thời gian. Vì vậy, tăng cường độ lao động về thực chất, cũng giống như kéo dài thời gian lao động và cũng

-38-

là phương pháp bóc lột giá trị thặng dư tuyệt đối. Ngoài ra, trong lý luận sản xuất giá trị thặng dư, C.Mác đã nêu ra việc sử dụng lao động phụ nữ và trẻ em trong những ngành sản xuất độc hại cũng thuộc về sản xuất giá trị thặng dư tuyệt đối.

1.2.2.3. Về sản xuất giá trị thặng dư tương đối

Là phương pháp sản xuất ra giá trị thặng dư bằng cách rút ngắn thời gian lao động tất yếu và nhờ đó kéo dài thời gian lao động thặng dư trong điều kiện ngày lao động không thay đổi. C.Mác cho rằng cái phần ngày lao động chỉ sản xuất ra vật ngang giá với giá trị của sức lao động (v + m) = v do tư bản trả khi nghiên cứu sản xuất giá trị thặng dư tuyệt đối được coi là một đại lượng bất biến, thì trên thực tế, nó là một đại lượng khả biến trong những điều kiện sản xuất nhất định, trong một giai đoạn phát triển kinh tế nhất định của xã hội. Trong trường hợp này, để kéo dài số lao động thặng dư sẽ tương ứng với việc rút ngắn số lao động cần thiết, hay một phần thời gian lao động từ trước đến nay thực tế vẫn do người công nhân dùng cho bản thân mình, sẽ biến thành thời gian lao động cho nhà tư bản. Cái sẽ thay đổi không phải là độ dài của ngày lao động mà là sự phân chia ngày lao động thành thời gian lao động cần thiết và thời gian lao động thặng dư.

Giả dụ, ngày lao động 10 giờ, 5 giờ là thời gian lao động tất yếu, 5 giờ là thời gian lao động thặng dư. Nếu giảm thời gian lao động tất yếu còn 3 giờ thì thời gian lao động thặng dư sẽ là 7 giờ. Tỷ suất lao động thặng dư sẽ từ 100% lên trên 230%.

Muốn rút ngắn được thời gian lao động tất yếu thì phải hạ thấp giá trị sức lao động. Để hạ thấp giá trị sức lao động, việc nâng cao năng suất lao động phải bao quát những ngành công nghiệp mà sản phẩm quyết định giá trị của sức lao động, tức là những sản phẩm thuộc về số lượng tư liệu sinh hoạt thông thường hoặc có thể thay thế những tư liệu sinh hoạt đó. Chúng ta biết rằng, giá trị sức lao động được quyết định bởi giá trị những tư liệu sinh hoạt và dịch vụ cần thiết để sản xuất và tái sản xuất sức lao động của công nhân. Do đó, muốn hạ thấp giá trị sức lao động thì phải làm giảm giá trị các tư liệu sinh hoạt và dịch vụ cần thiết đó. Điều này chỉ có thể thực hiện được bằng cách tăng năng suất lao động trong các ngành sản xuất ra tư

-39-

liệu sinh hoạt hoặc các ngành sản xuất ra tư liệu sản xuất để sản xuất ra tư liệu sinh hoạt.

Như vậy, trong nền sản xuất tư bản chủ nghĩa, sự tiết kiệm lao động bằng cách phát triển sức sản xuất của lao động để tăng năng suất lao động, quyết không phải là nhằm mục đích rút ngắn ngày lao động. Nó chỉ nhằm mục đích giảm bớt số thời gian lao động cần thiết để sản xuất ra một lượng hàng hoá nhất định. Trong nền sản xuất tư bản chủ nghĩa, sự phát triển sức sản xuất của lao động nhằm mục đích rút ngắn phần ngày lao động mà người công nhân phải làm cho bản thân, để chính bằng cách đó kéo dài các phần kia của ngày lao động, cái phần mà người công nhân có thể làm không công cho nhà tư bản. Điều đó C.Mác chỉ ra sự bóc lột tinh vi, khôn khéo và vô cùng kín đáo mà chủ nghĩa tư bản đã thực hiện.

1.2.2.4. Giá trị thặng dư siêu ngạch

Cạnh tranh giữa các nhà tư bản buộc các nhà tư bản phải cố gắng và tìm mọi biện pháp tăng năng suất lao động trong các xí nghiệp của mình để giảm giá trị cá biệt của hàng hoá so với giá trị xã hội của hàng hoá. Nhà tư bản sẽ chiếm số chênh lệch giữa giá trị xã hội và giá trị cá biệt chừng nào năng suất lao động xã hội còn chưa tăng lên để số chênh lệch đó không còn nữa. Giá trị thặng dư siêu ngạch là phần giá trị thặng dư thu được do áp dụng công nghệ mới làm cho giá trị cá biệt của hàng hoá thấp hơn giá trị xã hội của nó.

Xét từng trường hợp, thì giá trị thặng dư siêu ngạch là một hiện tượng tạm thời, xuất hiện và mất đi. Nhưng xét tàn bộ xã hội tư bản thì giá trị thặng dư siêu ngạch là hiện tượng tồn tại thường xuyên. Theo đuổi giá trị thặng dư siêu ngạch là khát vọng của nhà tư bản và là động lực mạnh nhất thúc đẩy các nhà tư bản cải tiến kỹ thuật, hợp lý hoá sản xuất, tăng năng suất lao động, làm cho năng suất lao động xã hội tăng lên nhanh chóng.

Giá trị thặng dư siêu ngạch và giá trị thặng dư tương đối có một cơ sở chung, đó là dựa trên cơ sở tăng năng suất lao động. Tuy vậy, giữa chúng có sự khác nhau:

-40-

giá trị thặng dư siêu ngạch dựa trên cơ sở năng suất lao động cá biệt, còn giá trị thặng dư tương đối dựa trên cơ sở năng suất lao động xã hội. Giá trị thặng dư siêu

Một phần của tài liệu LUẬN VĂN: Lý luận của C.Mác về giá trị thặng dư trong điều kiện của thế giới hiện nay doc (Trang 33 - 40)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(150 trang)