Vấn đề bóc lột giá trị thặng dư trong nền kinh tế thị trường định hướng xã

Một phần của tài liệu LUẬN VĂN: Lý luận của C.Mác về giá trị thặng dư trong điều kiện của thế giới hiện nay doc (Trang 108 - 122)

hướng xã hội chủ nghĩa ở Việt Nam

2.2.2.1. Quan niệm về "bóc lột" trong Học thuyết Mác

Nhận thức về vấn đề bóc lột giá trị thặng dư và định hướng giải quyết nó là vấn đề có ý nghĩa cả về lý luận và thực tiễn. Các nhà kinh điển của chủ nghĩa Mác - Lênin, đã nhìn nhận bóc lột là một hiện tượng xã hội- lịch sử xuất hiện tồn tại và vận động của quan hệ bóc lột dựa trên cơ sở những tiền đề, điều kiện kinh tế, chính trị, xã hội nhất định; bóc lột phản ánh những quan hệ về lợi ích kinh tế giữa các giai tầng xã hội trong điều kiện xã hội còn có sự phân chia thành các giai cấp đối kháng. Cùng với quá trình phát triển của sản xuất xã hội, con người luôn tìm hiểu, nhận thức và cắt nghĩa dần về hiện tượng xã hội nói trên. Theo Các Mác trong xã hội có giai cấp đối kháng, bóc lột là hành vi của một số người hoặc tập đoàn người trong xã hội dựa vào sự độc quyền sở hữu tư liệu sản xuất của họ để chiếm hữu lao động không công ( lao động thặng dư) thậm chí cả lao động tất yếu của một bộ phận hoặc tập đoàn người khác. Và điều kiện để phát sinh bóc lột là: Thứ nhất, phải tồn tại đối kháng giai cấp; hai là, phải tồn tại sự phân hoá hai cực: một số người tích luỹ được tiền của trong tay, chiếm hữu tư liệu sản xuất chủ yếu và một số người không có tư liệu sản xuất, họ chỉ có sức lao động, muốn tồn tại phải bán chính sức lao động của mình với tư cách là hàng hoá. Như vậy, nói đến bóc lột là nói đến quan hệ xã hội là người này bóc lột người kia thông qua lao động của người khác để chiếm đoạt số sản phẩm thặng dư (dưới chủ nghĩa tư bản gọi là giá trị thặng dư). Sản phẩm thặng dư được tạo ra trong sản xuất là kết quả của quá trình lao động sản xuất. Nền kinh tế có trình độ phát triển càng cao thì phần sản phẩm thặng dư càng lớn và như vậy sản phẩm thặng dư chính là do người lao động trực tiếp sáng tạo ra, nếu kết quả đó

-109-

thuộc về người lao động thì hoàn toàn không diễn ra một hành vi bóc lột nào cả. Mà hành vi bóc lột hay không phải xem xét ở khâu phân phối sản phẩm thặng dư đó. Nếu trong quá trình lao động sản xuất người sở hữu các tư liệu sản xuất cũng tham gia vào quá trình lao động dưới hình thức lao động quản lí hoặc lao động trực tiếp thì phần kết quả lao động anh ta được hưởng tương ứng với sự đóng góp của anh ta là hoàn toàn chính đáng không có hành vi bóc lột nào cả.

Theo Các Mác, tất cả sự bóc lột của tư bản với lao động được tiến hành thông qua hình thức bóc lột giá trị thặng dư đều được xem xét trên cơ sở nhà tư bản và người công nhân thực hiện việc mua bán sức lao động, đều được thực hiện trên cơ sở trao đổi ngang giá. Bóc lột trên cơ sở mua bán sức lao động mới chính là đặc trưng của bóc lột theo phương thức sản xuất tư bản chủ nghĩa. Bóc lột giá trị thặng dư trong phương thức sản xuất tư bản chủ nghĩa có đặc điểm nổi bật là sự tước đoạt thành quả lao động của người khác được thực hiện dưới hình thức giá trị nên nhìn bên ngoài dường như trong xã hội tư bản mọi quan hệ kinh tế giữa chủ tư bản - người sở hữu tư liệu sản xuất và người lao động - người bán sức lao động làm thuê, là quan hệ bình đẳng cùng có lợi, “kẻ có của, người có công” nên khó nhận diện. Các Mác đã kết luận rằng sự bóc lột của tư bản với công nhân thông qua hình thức bóc lột giá trị thặng dư là tàn nhẫn. Tàn nhẫn ở chỗ hình thức bóc lột này không giới hạn mức độ bóc lột của tư bản đối với lao động, nhà tư bản có thể nâng mức bóc lột lên rất cao, tỉ lệ giá trị thặng dư mà nhà tư bản thu được so với mức chi phí tiền công thuê công nhân có thể lên đến 100%, 200% thậm chí 300%. Có thể nói, đây là hình thức bóc lột nặng nề nhất và cũng tinh vi, che dấu kín đáo nhất mà các hình thức bóc lột đã tồn tại trong lịch sử nhân loại. Vì vậy, nó làm cho lòng thèm khát lợi nhuận của tư bản bị kích thích lên mức độ cao thậm chí phi nhân tính. Nó tinh vi và che dấu vì nhìn bề ngoài thì dường như quan hệ chủ thợ là quan hệ “sòng phẳng”, “bình đẳng” và “cùng có lợi” không ai bị chế ước cả. Khi nói về tội ác và lòng thèm khát của tư bản với giá trị thặng dư, Các Mác đã nói rằng: Tư bản ra đời

-110-

“có máu và bùn nhơ rỉ ra từ các lỗ chân lông từ đầu đến chân”20 của nó và vì vậy: “Tư bản sợ tình trạng không có lợi nhuận hoặc lợi nhuận quá ít cũng như giới tự nhiên sợ chân không. Với một lợi nhuận thích đáng thì tư bản trở nên can đảm. Đ- ược bảo đảm 10 phần trăm lợi nhuận thì người ta có thể dùng tư bản vào đâu cũng được; được 20 phần trăm thì nó hoạt bát hẳn lên; được 50 phần trăm thì nó trở nên thật sự táo bạo; được 100 phần trăm thì nó trà đạp lên mọi luật lệ của loài người; đ- ược 300 phần trăm thì không còn tội ác nào là nó không dám phạm, dù có nguy cơ bị treo cổ”21.

Như vậy, bóc lột giá trị thặng dư là sản phẩm của chế độ tư bản chủ nghĩa. Sự chiếm đoạt giá trị thặng dư mà chủ tư bản thường xuyên thực hiện đối với giai cấp công nhân làm thuê- người sản sinh ra giá trị thặng dư được gọi là sự bóc lột. Đó là sự bóc lột mà giai cấp tư bản thực hiện đối với giai cấp công nhân trong chế độ tư bản chủ nghĩa. Các Mác trình bày về sự bóc lột của tư bản đối với lao động làm thuê thông qua hình thức bóc lột giá trị thặng dư trong bộ tư bản để chỉ rõ giá trị thặng dư là phần giá trị mới dôi ra ngoài giá trị sức lao động do công nhân làm thuê sáng tạo ra và bị nhà tư bản chiếm không.

2.2.2.2. Thực trạng bóc lột giá trị thặng dư trong khu vực kinh tế tư nhân và kinh tế có vốn đầu tư nước ngoài ở Việt Nam

Cần phải khẳng định rằng, chúng ta đang trong thời kỳ quá độ lên CNXH không qua chế độ TBCN. Do vậy nền kinh tế còn tồn tại nhiều hình thức sở hữu, nhiều thành phần kinh tế khác nhau, có nhiều hình thức tổ chức sản xuất kinh doanh khác nhau, nên tất yếu phải thừa nhận quan hệ bóc lột và nó là tất yếu xuất phát từ nhu cầu khách quan khi lực lượng sản xuất phát triển và năng suất lao động xã hội nâng cao. Và trong điều kiện có sự điều hành và quản lý của Nhà nước XHCN thì những tác động tiêu cực của hành vi bóc lột sẽ được hạn chế tối đa. Chúng ta có

20

C.Mác - Ph.Ăngghen, Toàn tập, t. 23, Nxb Chính trị quốc gia, Hà Nội, 1993, tr.618.

21

C.Mác - Ph.Ăngghen, Toàn tập, t.23, Nxb Chính trị quốc gia, Hà Nội, 1993, tr.1056.

-111-

chấp nhận sự tồn tại của nó thì mới có thể kiểm soát và chế ngự được nó, để từ đó tiến tới thoát ra, xoá bỏ nó. Đối với nước ta hiện nay nó thể hiện ở những hành vi như: tham ô, nhận hối lộ, tham nhũng, chiếm hữu tài sản công cộng không hoàn trả, các hình thức bóc lột sức lao động gắn liền với sự tồn tại ở các doanh nghiệp tư nhân, các doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài. Do vậy, để có thể thấy được hiện tượng bóc lột giá trị thặng dư trong nền kinh tế thị trường định hướng XHCN ở nước ta. Chúng ta có thể xem xét chúng một cách khái quát ở khu vực kinh tế tư nhân và khu vực kinh tế có vốn đầu tư nước ngoài:

Một là, thực trạng bóc lột giá trị thặng dư trong khu vực kinh tế tư nhân ở nước ta hiện nay

ở Việt Nam khu vực kinh tế tư nhân bao gồm kinh tế cá thể, tiểu chủ và kinh tế tư bản tư nhân, hoạt động dưới hình thức hộ gia đình cá thể và các loại hình doanh nghiệp của tư nhân như doanh nghiệp tư nhân, công ty trách nhiệm hữu hạn, công ty cổ phần, công ty hợp doanh… đã được phát triển nhanh và thu hút được đông đảo tầng lớp dân cư tham gia vào khu vực kinh tế này. Như vậy chúng ta chưa có tiêu chí phân biệt kinh tế tư bản tư nhân với kinh tế tư nhân nói chung nên ở đây sẽ xem xét, tiếp cận kinh tế tư nhân nói chung.

Nhận thức rừ tầm quan trọng của việc phỏt triển kinh tế tư nhân, thời gian qua, Việt Nam đó nỗ lực tạo dựng mụi trường kinh doanh thuận lợi cho sự phát triển của khu vực kinh tế này; từng bước hoàn thiện khung khổ pháp luật về kinh doanh và đầu tư, ban hành và thực thi cơ chế, chính sách, biện pháp hỗ trợ, khuyến khích phát triển các doanh nghiệp dân doanh, tạo điều kiện để doanh nghiệp tư nhân phát triển bỡnh đẳng với doanh nghiệp thuộc các thành phần kinh tế khác. Việc phát triển kinh tế tư nhân đó làm cho nền kinh tế trở nên sôi động và linh hoạt hơn, nhu cầu đa dạng của xó hội được đáp ứng tốt hơn. Cộng đồng doanh nghiệp tư nhân đó phỏt huy được tiềm năng, phát triển nhiều ngành nghề, đầu tư vào nhiều lĩnh vực, địa bàn trên cả nước, giải phóng và phát triển được sức sản xuất, góp phần đáng kể vào tăng trưởng kinh tế, tạo việc làm, xóa đói giảm nghèo và ổn định xó hội.

-112-

Từ khi Luật doanh nghiệp có hiệu lực ( 1/1/2000), số lượng doanh nghiệp thành lập mới tăng nhanh. Từ 2000 đến 2005, trên địa bàn cả nước có 160.000 doanh nghiệp ra đời, nhiều gấp 3,3 lần số doanh nghiệp ra đời 10 năm trước đó. Từ năm 2000 đến năm 2005 số doanh nghiệp ngoài nhà nước đã tăng từ 35.004 doanh nghiệp lên 105.569 doanh nghiệp và doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài cũng tăng từ 1.525 doanh nghiệp lên 3.697 doanh nghiệp. Số lượng các doanh nghiệp tư nhân tăng dần qua các năm: năm 2001 là 22.777; năm 2002 là 24.747; năm 2003 là 25.653; năm 2004 là 29.980; năm 2005 là 35.001 doanh nghiệp, chiếm 30,9% trong tổng số doanh nghiệp cả nước. Số lượng lao động làm việc trong khu vực kinh tế này cũng có sự tăng nhanh. Cụ thể như sau: năm 2000 có 236.253 lao động; năm 2002 là 339.638 người; năm 2003 là 378.087 người; năm 2004 là 431.912 người và năm 2005 là 481.392 người 22.

Đặc biệt Luật doanh nghiệp (năm 2005) và Luật đầu tư (năm 2005) đã tạo điều kiện thuận lợi hơn cho khu vực kinh tế tư nhân và khu vực kinh tế có vốn đầu tư nước ngoài hoạt động. Số lượng doanh nghiệp, qui mô vốn và số lao động ở đây được tăng nhanh. Năm 2006 toàn quốc có 46.663 doanh nghiệp tiến hành thủ tục đăng ký mới, với số vốn đăng ký là 148.065.280 triệu đồng, đạt 125,3% về số lượng và 480,4% về vốn đăng ký so với năm 2005. Trong số đó có 10.320 doanh nghiệp tư nhân, vốn đăng ký 7.741.957 triệu đồng, chiếm 22,1% về số lượng, 5,2% về vốn đăng ký. Cơ cấu lao động làm việc trong các doanh nghiệp ngoài nhà nước tăng dần qua các năm. Cụ thể năm 2001: 29,43%, 2002: 33,81%, 2003: 36,64%, 2004: 39,61%, 2005: 42,90%, 2006: 47,76%, 2007: 50,18%. Trong tổng số lao động tăng thêm của toàn bộ nền kinh tế ( 15624,9 nghìn người) trong thời kỳ 1990- 2008 thì:

- Khu vực nhà nước tăng thêm 657,7 nghìn người, chiếm 4,2% tổng số tăng

22

Tổng cục Thống kê, Niên giám thống kê 2006, Nxb Thống kê, Hà Nội,

-113-

thêm.

- Khu vực ngoài nhà nước và khu vực có vốn đầu tư nước ngoài tăng thêm 14967,2 nghìn người, chiếm 95,8% tổng số tăng thêm.

Xét riêng trong các loại hình doanh nghiệp, tổng số lao động tính đến năm 2007 là 6.715,2 nghìn người, tăng 89,9% so với năm 2000, bình quân 1 năm tăng 11,9%- cao gấp nhiều lần tốc độ tăng 2,3%/năm của toàn nền kinh tế quốc dân trong thời gian tương ứng. Về số tuyệt đối, tổng số lao động làm việc trong các doanh nghiệp tăng 3.178,2 nghìn người, trong đó,

- Doanh nghiệp nhà nước giảm 188,6 nghìn người.

- Doanh nghiệp ngoài nhà nước tăng 2,329 nghìn người, chiếm 73,3% tổng số tăng ( tập thể giảm 33 nghìn người, tư nhân tăng 262,9 nghìn người, hợp danh tăng 0,4 nghìn người, trách nhiệm hữu hạn tăng 1.223 nghìn người, cổ phần tăng 875,7 nghìn người.

- Doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài tăng 1.037,8 nghìn người, chiếm 32,7% tổng số tăng23.

Năm 2008, tổng số lao động đang làm việc trong nền kinh tế quốc dân tăng 865,3 nghìn người; trong đó khu vực ngoài nhà nước tăng nhiều nhất 474,8 nghìn người, chiếm 54,9%; khu vực có vốn đầu tư nước ngoài thu hút 291,8 nghìn người, chiếm 33,7%. Còn khu vực nhà nước tăng 98,7 nghìn người, chiếm 11,4%. Như vậy nhìn vào sự đóng góp của khu vực kinh tế tư nhân ở một số khía cạnh phân tích trên có thể thấy rõ vai trò của chúng những năm qua. Từ đó chúng ta phải có sự nhìn nhận và ứng xử đúng đắn với thành phần kinh tế này, nhằm có sự chỉ đạo phù hợp với thực tiễn yêu cầu đòi hỏi của đất nước trong điều kiện mới.

23

Thời báo Kinh tế Việt Nam: Kinh tế 2008 - 2009: Huệ Minh, nỗi lo công ăn việc làm: những bất cập, hạn chế và dự báo 2009, tr.41.

-114-

Tuy nhiên, khu vực kinh tế tư nhân Việt Nam phải đối mặt với những thách thức không nhỏ, đó là: phần lớn các doanh nghiệp tư nhân uy tín trong kinh doanh chưa cao, dễ bị tổn thương trong môi trường cạnh tranh ngày càng khốc liệt của quá trình toàn cầu hoá; doanh nghiệp thiếu các nguồn lực cơ bản như vốn, đất đai, thông tin, chất lượng của đội ngũ nhân viên, tiềm năng thu hút thêm lao động của khu vực này có nhiều hạn chế như sự phát triển chủ yếu nặng về số lượng, phát triển chiều rộng, chưa coi trọng chất lượng và chiều sâu, sản phẩm kém sức cạnh tranh, môi trường kinh doanh còn nhiều rủi ro...Cụ thể số doanh nghiệp có vốn từ 0,5 đền 5 tỷ VND chiếm đến 95% tổng số doanh nghiệp tư nhân ( trong đó loại dưới 0,5 tỷ đồng đã chiếm trên 50%). Số doanh nghiệp có quy mô lớn từ 50 tỷ đồng trở lên chưa đến 0,2%. Về quy mô lao động, bình quân chỉ xấp xỉ 14 lao động cho một doanh nghiệp. Riêng các doanh nghiệp có 9 lao động trở xuống đã chiếm tới 69% trong tổng số doanh nghiệp tư nhân. Đầu tư tài sản cố định bình quân cho một lao động là trong doanh nghiệp tư nhân với mức 48 triệu đồng. Số doanh nghiệp có quy mô lao động từ 200 người trở lên chỉ chiếm 0,6%. Nguồn vốn của các doanh nghiệp vẫn ở quy mô nhỏ, vốn bình quân cho một doanh nghiệp khu vực tư nhân trong nước chỉ xấp xỉ trên dưới 1 tỷ đồng và tỷ suất lợi nhuận trên vốn sản xuất kinh doanh chỉ đạt 3,33%, tỷ lệ nộp ngân sách so với doanh thu là 1,88%24.

Từ thực trạng trên cho thấy, mặc dù tăng nhanh về số lượng nhưng quy mô và trình độ của doanh nghiệp tư nhân còn nhiều hạn chế. Và trong thực tế thì hình thức bóc lột ở khu vực này được thể hiện ở các khía cạnh như: vi phạm quyền lợi người lao động và lợi ích của người lao động không được đảm bảo…

Hai là, thực trạng bóc lột giá trị thặng dư trong khu vực kinh tế có vốn đầu tư nước ngoài ở Việt Nam

Một phần của tài liệu LUẬN VĂN: Lý luận của C.Mác về giá trị thặng dư trong điều kiện của thế giới hiện nay doc (Trang 108 - 122)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(150 trang)