Từ việc chỉ ra và phân tích mâu thuẫn công thức chung của tư bản, Mác kết luận: "Vậy là tư bản không thể xuất hiện từ lưu thông và cũng không thể xuất hiện ở bên ngoài lưu thông. Nó phải xuất hiện trong lưu thông và đồng thời không phải
4
Tập 23, tr.291. 5
-26-
trong lưu thông"6. Sự chuyển hoá của T (tiền) thành TB (tư bản) phải được giải thích trên cơ sở những quy luật nội tại của việc trao đổi hàng hoá, tức là phải lấy việc trao đổi ngang giá làm điểm xuất phát: "Người chủ tiền của chúng ta, hiện giờ mới chỉ là nhà tư bản trong trạng thái không còn phải mua hàng hoá theo giá trị của chúng, bán những hàng hoá ấy theo giá trị của chúng, nhưng ở cuối quá trình ấy, hắn ta lại thu được nhiều giá trị hơn là số mà hắn đã bỏ vào đó. Việc hắn chuyển hoá thành con bướm phải diễn ra trong lĩnh vực lưu thông và đồng thời lại không phải ở trong lưu thông"7. Mác đã tìm ra tư bản mua được trên thị trường một thứ hàng hoá đặc biệt là sức lao động: "Chúng tôi hiểu sức lao động hay năng lực lao động là toàn bộ những năng lực thể chất và tinh thần tồn tại trong một cơ thể, trong một con người đang sống và được người đó đem ra vận dụng mỗi khi sản xuất ra một giá trị sử dụng nào đó. Có thể nói lý luận về hàng hoá sức lao động được Mác trình bày khái quát, từ sự phân biệt với lao động: Tiêu dùng sức lao động chính là lao động. Người mua sức lao động tiêu dùng sức đó bằng cách người bán nó phải lao động. Do đó mà người bán thực sự trở thành một sức lao động đang tự thực hiện, trở thành một người công nhân trong lúc trước kia anh ta chỉ là một người công nhân tiềm tàng mà thôi.
Lao động trước hết là một quá trình diễn ra giữa con người với tự nhiên, một quá trình trong đó bằng hoạt động của chính mình, con người làm trung gian, điều tiết và kiểm tra sự trao đổi chất giữa họ và tự nhiên... C.Mác cũng đã khái quát quá trình lao động diễn ra từ buổi bình minh của lịch sử đó là những hình thái đầu tiên của lao động, còn mang tính chất bản năng của con vật và đến thời kỳ trạng thái của một xã hội trong đó người công nhân xuất hiện trên thị trường hàng hoá làm người bán sức lao động của bản thân mình, bỏ cách rất xa cái trạng thái xã hội của thời kỳ
6 Tập 23, tr.249. 7 Tập 23, tr.250. 3 Tập 23, tr.251.
-27-
nguyên thuỷ, khi lao động của con người vẫn còn chưa gạt bỏ được những hình thái bản năng đầu tiên của nó. Đồng thời, Mác cũng giả định: lao động dưới một hình thái mà chỉ có con người mới có được mà thôi. Nghĩa là cuối quá trình lao động, người lao động thu được cái kết quả mà họ đã hình dung ngay từ đầu quá trình ấy, tức là có trong ý niệm rồi, là hoạt động có ý thức và khẳng định sức lao động mới là hàng hoá.
Về điều kiện để sức lao động trở thành hàng hoá, C.Mác đã chỉ ra: Sức lao động chỉ có thể xuất hiện trên thị trường với tư cách là hàng hoá khi nó được đưa ra thị trường và chỉ trong chừng mực nó được đưa ra thị trường, tức là bản thân người có sức lao động đó, đem bán. Muốn cho người chủ sức lao động ấy có thể bán được nó với tư cách là hàng hoá, thì người đó phải có khả năng chi phối được sức lao động ấy, do đó, người ấy phải là kẻ tự do sở hữu năng lực lao động của mình, thân thể mình.
Anh ta và người chủ tiền gặp nhau trên thị trường và quan hệ với nhau với tư cách là những người chủ hàng hoá bình đẳng với nhau, chỉ khác nhau ở chỗ một người thì mua, còn người kia thì bán, và vì thế cả hai đều là những người bình đẳng về mặt pháp lý. Và người sở hữu sức lao động bao giờ cũng chỉ bán sức lao động đó trong một thời gian nhất định thôi. Bởi vì nếu anh ta bán đứt hẳn toàn bộ sức lao động ấy trong một lần thì anh ta sẽ tự bán cả thân anh ta, anh ta sẽ trở thành người nô lệ, từ chỗ là người chủ hàng hoá, anh ta sẽ trở thành một hàng hoá. Với tư cách là một con người, anh ta phải thường xuyên duy trì mối quan hệ đối với sức lao động của mình như là đối với vật sở hữu của mình, và vì vậy, như là đối với một hàng hoá của bản thân mình, và điều đó chỉ có thể thực hiện được trong chừng mực anh ta bao giờ cũng chỉ để cho người mua sử dụng hoặc tiêu dùng sức lao động của mình một cách nhất thời, trong một thời hạn nhât định thôi, do đó chỉ trong chừng mực là khi bán sức lao động, anh ta vẫn không từ bỏ quyền sở hữu về sức lao động ấy. Nghĩa là chỉ bán quyền sử dụng mà không bán quyền sở hữu.
-28-
hoá trong đó lao động của anh ta được vật hoá, mà trái lại, anh ta buộc phải đem bán, với tư cách là hàng hoá, chính ngay cái sức lao động chỉ tồn tại ở trong cơ thể sống của anh ta thôi.
Để cho một người nào đó có khả năng bán những hàng hoá khác với sức lao động của mình, thì tất nhiên anh ta phải có những tư liệu sản xuất, ví dụ như nguyên liệu, công cụ lao động v.v.. Anh ta không thể làm giày ống mà không có da thuộc. Ngoài ra, anh ta còn cần có tư liệu sinh hoạt nữa. Không một ai, ngay cả một nhạc sĩ của tương lai, cũng không thể sống bằng những sản phẩm của tương lai, không thể sống bằng những giá trị sử dụng còn chưa sản xuất xong, cũng giống như ngay từ ngày đầu tiên xuất hiện trên trái đất, con người ta đã buộc phải tiêu dùng hàng ngày, phải tiêu dùng trước khi nó bắt đầu sản xuất và trong khi nó sản xuất.
Như vậy là để chuyển hoá tiền thành tư bản, người chủ tiền phải tìm được người lao động tự do ở trên thị trường hàng hoá, tự do theo hai nghĩa: theo nghĩa một con người tự do, chi phối được sức lao động của mình với tư cách là một hàng hoá và mặt khác, anh ta không còn có một hàng hoá nào khác để bán, nó một cách khác là "trần như nhộng" hoàn toàn không có những vật cần thiết để thực hiện sức lao động của mình.
Vì sao người lao động phải chấp nhận bán sức lao động của mình bởi vì hai lý do đã được trình bày bao quát cái kết quả tất nhiên từ nền sản xuất hàng hoá giản đơn, từ tác động của quy luật giá trị đã dẫn đến sự phân hoá giàu nghèo. Sự phân hoá giàu nghèo càng bị đẩy nhanh hơn bởi quá trình tích luỹ nguyên thuỷ của tư bản: "Thiên nhiên không sinh ra một bên là những người chủ tiền và chủ hàng hoá, còn bên kia là những người chỉ làm chủ độc có sức lao động của mình. Quan hệ ấy không phải là một quan hệ lịch sử - tự nhiên mà cũng không phải là một quan hệ xã hội chung cho tất cả các thời kỳ lịch sử. Rõ ràng bản thân nó là kết quả của sự phát triển lịch sử trước đó, là sản vật của nhiều cuộc cách mạng kinh tế, là sản vật của sự diệt vong của hàng loạt những hình thái sản xuất xã hội cũ hơn ”.
-29-
như của mọi hàng hoá khác, được quyết định bởi số thời gian lao động cần thiết để sản xuất, và do đó, để tái sản xuất ra thứ sản phẩm đặc biệt ấy. Vì sức lao động là một giá trị, cho nên bản thân nó chỉ đại biểu cho một lượng lao động xã hội trung bình nhất định đã vật hoá. Sức lao động chỉ tồn tại như là một năng lực của con người sống. Do đó, việc sản xuất ra sức lao động giả định sự tồn tại của con người đó. Một khi đã có sự tồn tại của con người đó rồi, thì việc sản xuất ra sức lao động bao hàm việc tái sản xuất ra chính con người đó, hay việc duy trì cuộc sống của con người đó. Muốn duy trì cuộc sống của bản thân mình, một con người sống cần có một số tư liệu sinh hoạt nhất định. Như vậy, thời gian lao động cần thiết để sản xuất ra sức lao động sẽ quy thành thời gian lao động cần thiết để sản xuất ra những tư liệu sinh hoạt ấy, hay nói một cách khác, giá trị của sức lao động là giá trị của những tư liệu sinh hoạt cần thiết để duy trì cuộc sống của con người có sức lao động ấy. Nhưng sức lao động chỉ được thực hiện bằng cách biểu hiện ra ngoài, nó chỉ được thực hiện trong lao động. Trong quá trình thực hiện nó, trong lao động, phải hao phí một lượng nhất định về cơ, thần kinh và não, v.v. của con người, sự hao phí đó phải được bù lại. Hao phí càng nhiều thì việc bù đắp lại càng lớn. Người sở hữu sức lao động, đã lao động ngày hôm nay, ngày mai lại phải có thể lắp lại những quy trình ấy với những điều kiện thể lực và sức khoẻ như trước. Do đó, tổng số các tư liệu sinh hoạt phải để duy trì con người lao động với tư cách là như vậy ở trong một trạng thái sinh hoạt bình thường. Bản thân những nhu cầu tự nhiên như thức ăn, quần áo, chất đốt, nhà ở v.v. cũng khác nhau tuỳ theo khí hậu và những đặc điểm thiên nhiên khác của từng nước. Mặt khác, quy mô của cái gọi là những nhu cầu thiết yếu, cũng như những phương thức thoả mãn những nhu cầu đó, bản thân chúng cũng là một sản phẩm của lịch sử và vì thế mà phụ thuộc phần lớn vào trình độ văn minh của mỗi nước, ngoài ra cũng còn phụ thuộc rất nhiều vào những điều kiện, và do đó, vào những thói quen và những nhu cầu sinh hoạt trong đó giai cấp những người lao động tự do được hình thành. Như vậy, việc quy định giá trị của sức lao động bao hàm một yếu tố lịch sử và tinh thần. Nhưng đối với một nước nhất định và đối với một thời kỳ nhất định, thì tính trung bình, quy mô của những tư liệu
-30-
sinh hoạt cần thiết cho người lao động là một đại lượng nhất định.
Người sở hữu sức lao động có thể chết đi. Do đó, muốn cho người ấy không ngừng xuất hiện trên thị trường như việc chuyển hoá không ngừng của tiền thành tư bản đòi hỏi, thì người bán sức lao động phải làm cho mình sống vĩnh cửu "giống như mỗi cá nhân đang sống đều làm cho mình trở nên vĩnh cửu bằng cách sinh con đẻ cái"8. Những sức lao động đang biến khỏi thị trường vì hao mòn hay chết đi, phải thường xuyên được thay thế bằng những sức lao động mới, ít ra cũng với một con số ngang như thế. Vì vậy, tổng số những tư liệu sinh hoạt cần thiết cho những người thay thế đó, tức là cho con cái của những người lao động, khiến cho cái giống những người chủ hàng hoá đặc biệt đó được duy trì vĩnh cửu ở trên thị trường hàng hoá.
Muốn cải tạo bản tính chung của con người để làm cho nó có được kiến thức và những thói quen khéo léo trong một ngành lao động nhất định, nghĩa là muốn cho nó trở thành một sức lao động phát triển và đặc thù, thì cần phải có một trình độ học vấn hay giáo dục nào đó, mà muốn thế thì lại phải tốn một số nhiều hay ít vật ngang giá hàng hoá nào đó. Những chi phí đào tạo ấy khác nhau tuỳ theo tính chất phức tạp của sức lao động. Do đó, những chi phí học tập ấy - những chi phí hoàn toàn không đáng kể đối với sức lao động bình thường - đều gia nhập vào tổng số những giá trị được chi phí để sản xuất ra sức lao động.
Vậy là giá trị của sức lao động được quy thành giá trị của một tổng số những tư liệu sinh hoạt nhất định. Vì vậy, giá trị ấy thay đổi cùng với sự thay đổi của giá trị các tư liệu sinh hoạt đó, nghĩa là cùng với sự thay đổi đại lượng thời gian lao động cần thiết để sản xuất ra chúng.
Giới hạn thấp nhất, hay tối thiểu, của giá trị sức lao động tạo thành giá trị của
8
-31-
cái khối lượng hàng hoá mà hàng ngày thiếu nó thì kẻ mang sức lao động, tức là con người, sẽ không thể khôi phục lại quá trình sống của mình, tức là tạo thành giá trị của những tư liệu sinh hoạt không thể thiếu được về mặt sinh lý. Nếu như giá cả của sức lao động rơi xuống mức tối thiểu ấy, thì nó sẽ rơi xuống thấp hơn giá trị của nó và khi đó nó chỉ được duy trì và phát triển dưới một trạng thái lay lắt mà thôi. Nhưng giá trị của mọi hàng hoá lại được quyết định bởi số thời gian lao động cần thiết để sản xuất ra hàng hoá ấy với một phẩm chất bình thường.
Năng lực lao động chưa phải là lao động, cũng như năng lực tiêu hoá thức ăn tuyệt nhiên chưa phải là tiêu hoá thức ăn. Muốn cho quá trình này có thể diễn ra thì như mọi người đều biết, có một cái dạ dày tốt vẫn còn chưa đủ. Nói năng lực lao động không phải là không kể đến những tư liệu sinh hoạt cần thiết để duy trì năng lực lao động ấy.
Giá trị của năng lực lao động ấy chính là thể hiện trong giá trị của những tư liệu sinh hoạt ấy. Nếu không bán được năng lực lao động thì nó không có ích gì cho người lao động cả; ngược lại anh ta cảm thấy điều sau đây như là một sự tất yếu tự nhiên độc ác: năng lực lao động của anh ta, đã đòi hỏi một lượng tư liệu sinh hoạt nhất định để tự sản xuất ra, thì cũng lại không ngừng đòi hỏi những tư liệu sinh hoạt mới để tự tái sản xuất ra. "Năng lực lao động sẽ... không là cái gì hết, nếu không bán được nó"9.
Về giá trị sử dụng của hàng hoá sức lao động: Bản chất riêng của sức lao động, còn biểu thị ra ở chỗ, khi hợp đồng đã được ký kết giữa người mua và người bán thì giá trị sử dụng nó vẫn chưa thật sự chuyển sang tay người mua. Trong tất cả các nước có phương thức sản xuất tư bản chủ nghĩa, sức lao động chỉ được trả sau khi nó đã hoạt động trong một thời gian nhất định, do hợp đồng mua sức lao động
9
-32-
đó quy định, ví dụ như cuối mỗi tuần chẳng hạn. Vậy là ở khắp mọi nơi, người lao động đều ứng trước giá trị sử dụng của sức lao động của mình cho nhà tư bản; anh ta để cho người mua tiêu dùng sức lao động của mình trước khi nhận được giá cả của nó, nói tóm lại, ở đâu người công nhân cũng cho nhà tư bản vay nợ.
Bây giờ chúng ta đã biết rằng giá trị mà người chủ tiền trả cho người chủ cái hàng hoá độc đáo ấy, tức là sức lao động, được quy định như thế nào rồi. Giá trị sử dụng của sức lao động mà người chủ tiền nhận được khi trao đổi, đến lượt nó, lại chỉ thể hiện ra trong quá trình sử dụng thực sự, tức là trong quá trình tiêu dùng sức lao động.
Tất cả những vật cần thiết cho quá trình ấy như nguyên vật liệu v.v. đều do người chủ tiền mua trên thị trường hàng hoá và trả đầy đủ giá cả của chúng. Quá