Về vấn đề tiền công trong chủ nghĩa tư bản

Một phần của tài liệu LUẬN VĂN: Lý luận của C.Mác về giá trị thặng dư trong điều kiện của thế giới hiện nay doc (Trang 43 - 50)

Lý luận giá trị thặng dư dựa trên luận điểm cho rằng công nhân bán sức lao động, chứ không bán lao động. Nhưng hiện tượng bề ngoài của xã hội tư bản đã che lấp bản chất đó: hình như công nhân bán lao động, và toàn bộ lao động đã được trả công, công nhân không bị bóc lột. Để làm rõ sự nhầm lẫn giữa bản chất và hiện tượng nói trên, lý luận về tiền công sẽ là sự bổ sung và hoàn chỉnh lý luận thặng dư của C.Mác.

1.2.4.1. Bản chất kinh tế của tiền công dưới chủ nghĩa tư bản

Thông thường công nhân làm việc cho nhà tư bản một thời gian nào đó, sản xuất một lượng hàng hoá nào đó thì nhận được một số tiền nhất định gọi là tiền công. Hiện tượng đó làm cho người ta lầm tưởng rằng tiền công là giá cả lao động.

Sự thật thì tiền công không phải là giá trị hay giá cả của lao động. Vì lao động không phải là hàng hoá và không thể là đối tượng mua bán. Sở dĩ như vậy là vì:

-44-

Một là, nếu lao động là hàng hoá thì nó phải có trước, phải được vật hoá trong một hình thức cụ thể nào đó. Tiền đề để cho lao động có thể "vật hoá" được là phải có tư liệu sản xuất. Nhưng nếu người lao động có tư liệu sản xuất thì họ sẽ bán hàng hoá do mình sản xuất, chứ không bán "lao động".

Hai là, việc thừa nhận lao động là hàng hoá sẽ dẫn tới một trong hai mâu thuẫn về lý luận sau đây: Nếu lao động là hàng hoá và được trao đổi ngang giá, thì nhà tư bản không thu được lợi nhuận (giá trị thặng dư); điều này phủ nhận sự tồn tại thực tế của quy luật giá trị thặng dư trong chủ nghĩa tư bản. Còn nếu hàng hoá được trao đổi không ngang giá để có giá trị thặng dư cho nhà tư bản, thì sẽ phủ nhận quy luật giá trị.

Ba là, nếu lao động là hàng hoá thì hàng hoá đó cũng phải có giá trị. Nhưng thước đo nội tại của giá trị là lao động. Như vậy, giá trị của lao động lại được đo bằng lao động là một điều luẩn quẩn, vô nghĩa.

Vì thế,có thể khẳng lao động không phải là hàng hoá, cái mà công nhân bán cho nhà tư bản chính là sức lao động. Do đó, tiền công mà nhà tư bản trả cho công nhân là giá trị của sức lao động. Vậy, bản chất của tiền công dưới chủ nghĩa tư bản là giá trị hay giá cả của sức lao động, nhưng lại biểu hiện ra bề ngoài thành giá trị hay giá cả của lao động.

Hình thức chuyển hoá đã gây ra sự nhầm lẫn đó do những tình hình sau đây:

Thứ nhất, đặc điểm của hàng hoá - sức lao động là không bao giờ tách khỏi người lao động, nó chỉ nhận được giá cả khi đã cung cấp giá trị sử dụng cho người mua, tức là lao động cho nhà tư bản, do đó nhìn bề ngoài chỉ thấy nhà tư bản trả giá trị cho lao động.

Thứ hai, đối với công nhân, toàn bộ lao động trong cả ngày là phương tiện để có tiền sinh sống, do đó, bản thân công nhân cũng tưởng rằng mình bán lao động. Còn đối với nhà tư bản bỏ tiền ra là để có lao động, nên cũng nghĩ rằng cái mà họ mua là lao động.

-45-

Thứ ba, lượng của tiền công phụ thuộc vào thời gian lao động hoặc sản phẩm sản xuất ra, điều đó khiến người ta lầm tưởng rằng tiền công là giá trị cả công lao động.

Tư cách hiểu như trên cho thấy tiền công che đậy mọi dấu hiệu của sự phân chia ngày lao động thành thời gian lao động cần thiết và thời gian lao động thặng dư, thành lao động được trả công và lao động không được trả công, do đó tiền công che đậy bản chất bóc lột của chủ nghĩa tư bản.

1.2.4.2. Về các hình thức cơ bản của tiền công

Tiền công có hai hình thức cơ bản là tiền công tính theo thời gian và tiền công tính theo sản phẩm.

Tiền công tính theo thời gian: Là hình thức tiền công mà số lượng của nó phụ thuộc thời gian lao động của công nhân (giờ, ngày, tuần, tháng). Vậy cần phân biệt tiền công giờ, công ngày, công tháng.

Tiền công ngày và công tuần chưa nói rõ được mức tiền công đó thấp hay cao, vì còn tuỳ theo ngày lao động dài hay ngắn. Do đó, muốn đánh giá đúng mức tiền công không chỉ căn cứ vào lượng tiền, mà còn căn cứ vào độ dài của ngày lao động và cường độ lao động. Giá cả của một giờ lao động là thước đo chính xác mức tiền công tính theo thời gian.

Thực hiện chế độ tiền công theo thời gian, nhà tư bản có thể không thay đổi công ngày, công tuần, mà vẫn hạ thấp được giá cả lao động do kéo dài ngày lao động hoặc tăng cường độ lao động. Trả công theo thời gian còn có lợi cho nhà tư bản khi tình hình thị trường thuận lợi, hàng hoá tiêu thụ dễ dàng, thực hiện lối làm việc thêm giờ, tức là làm việc ngoài số giờ quy định của ngày lao động. Còn khi thị trường không thuận lợi buộc phải thu hẹp sản xuất, nhà tư bản sẽ rút ngắn ngày lao động và thực hiện lối trả công theo giờ, do đó hạ thấp tiền công xuống rất nhiều. Như vậy, công nhân không những bị thiệt thòi khi ngày lao động bị kéo dài quá độ, mà còn bị thiệt cả khi phải làm việc bớt giờ.

-46-

Tiền công tính theo sản phẩm: Là hình thức tiền công mà số lượng của nó phụ thuộc vào số lượng sản phẩm hay số lượng những bộ phận của sản phẩm mà công nhân đã sản xuất ra, hoặc tuỳ theo số lượng công việc đã hoàn thành.

Mỗi sản phẩm được trả công theo một đơn giá nhất định. Đơn giá là giá trả công cho mỗi đơn vị sản phẩm đã sản xuất ra, theo giá biểu nhất định. Khi quy định đơn giá, nhà tư bản tính đến hai yếu tố: tiền công trung bình của công nhân trong ngày, và số lượng sản phẩm mà công nhân sản xuất ra trong ngày. Ví dụ, tiền công tính theo thời gian trong ngày trung bình là 100 đôla, và số lượng sản phẩm do công nhân làm ra trong ngày là 100 sản phẩm, thì đơn giá của mỗi sản phẩm là 0,1 đôla (10 đôla : 100). Do đó, về thực chất đơn giá tiền công là tiền công trả cho thời gian cần thiết sản xuất một sản phẩm. Vì thế, tiền công tính theo sản phẩm là hình thức chuyển hoá của tiền công tính theo thời gian.

Như vậy,hình thức tiền công tính theo sản phẩm che dấu và xuyên tạc bản chất của tiền công hơn cả so với hình thức tiền công tính theo thời gian. Nó làm cho người ta lầm tưởng cái mà công nhân bán cho nhà tư bản chính là lao động thể hiện trong sản phẩm và toàn bộ lao động đã được trả công.

Thực hiện tiền công theo sản phẩm của Chủ nghĩa tư bản làm cho cường độ lao động tăng lên không ngừng. Công nhân buộc phải lao động khẩn trương hơn, sản xuất ra nhiều sản phẩm hơn để nhận được số tiền mua đủ tư liệu sinh hoạt cần thiết. Chế độ tiền công theo sản phẩm cung cấp cho nhà tư bản một cái thước đo hoàn chỉnh để đo cường độ lao động. Nhưng, khi đa số đông công nhân đã đạt được mức cường độ lao động mới cao hơn, thì nhà tư bản lại hạ thấp đơn giá của mỗi sản phẩm xuống. Đồng thời, chế độ tiền công tính theo sản phẩm làm cho nhà tư bản dễ dàng kiểm soát công nhân, đẻ ra sự cạnh tranh giữa công nhân, buộc công nhân phải nâng cao cường độ lao động, và như vậy làm tăng giá trị thặng dư cho nhà tư bản. Nếu người công nhân không có một khả năng công tác trung bình, và không cung cấp được một khối lượng sản phẩm tối thiểu trong ngày, thì sẽ bị sa thải. Đồng thời,

-47-

tiền công tính theo sản phẩm tạo điều kiện thuận lợi cho bọn ăn bám xen vào giữa nhà tư bản và công nhân làm thuê, tức là chế độ thầu công nhân.

Có thể nói đặc điểm quan trọng nhất của chế độ tiền công dưới chủ nghĩa tư bản là lao động khẩn trương quá mức. Khi cường độ lao động vượt quá một mức độ nào đó, thì bất cứ một sự bù đắp nào cũng không ngăn ngừa được sự phá hoại sức khoẻ của người lao động. Các lý thuyết kinh tế học tư sản hiện đại như lý thuyết về "tổ chức lao động" như chế độ Tay lo (Taylor), và chế độ Pho (ford) xét về mặt phương pháp tiến hành là khoa học, song xét về thực chất là chế độ tiền công làm kiệt sức người lao động. Thực chất là tăng cường độ lao động về bản chất là sản xuất m tuyện đối.Về mặt lịch sử, tiền công tính theo thời gian được áp dụng rộng rãi trong giai đoạn đầu của phát triển của chủ nghĩa tư bản, còn ở giai đoạn sau thì tiền công tính theo sản phẩm được áp dụng rộng rãi. Hiện nay, hình thức tiền công tính theo thời gian ngày càng được mở rộng, càng tăng cường bót lột m tuyệt đối.

1.2.4.3. Về những nhân tố quyết định sự biến đổi của tiền công dưới chủ nghĩa tư bản

Có thể chỉ ra những nhân tố cơ bản quyết định sự biến đổi của tiền công dưới chủ nghĩa tư bản như sau:

Từ sự phân biệt về tiền công danh nghĩa và tiền công thực tế cho thấy: Tổng số tiền mà tư bản trả cho công nhân là tiền công danh nghĩa, nhưng đối với người công nhân, điều quan trọng không chỉ ở tổng số tiền nhận được dưới hình thức tiền công mà còn ở chỗ có thể mua được gì bằng tiền công đó. Điều đó phụ thuộc vào giá cả vật phẩm, tiêu dùng và dịch vụ. Số lượng hàng hoá và dịch vụ mà công nhân có thể mua được bằng tiền công danh nghĩa là tiền công thực tế. Rõ ràng trong những điều kiện khác không thay đổi, tiền công thực tế phụ thuộc theo tỷ lệ thuận vào đại lượng tiền công danh nghĩa và phụ thuộc theo tỷ lệ nghịch vào mức giá cả vật phẩm tiêu dùng và dịch vụ.

-48-

Nghiên cứu sự vận động của tiền công dưới chủ nghĩa tư bản, C.Mác vạch ra rằng: "xu hướng chung của sản xuất tư bản chủ nghĩa không phải là nâng cao mức tiền công trung bình mà là hạ thấp mức tiền công ấy xuống"12.

Những nhân tố nào quyết định xu hướng vận động của tiền công dưới chủ nghĩa tư bản ? Chừng nào mà tiền công còn là hình thức chuyển hoá của giá trị sức lao động, thì sự vận động của nó gắn liền với sự biến đổi của giá trị sức lao động.

Sức lao động là một thứ hàng hoá đặc biệt. Lượng giá trị của nó do ảnh hưởng của một loạt nhân tố quyết định. Một số nhân tố tác động làm tăng lượng giá trị sức lao động, một số nhân tố khác tác động làm giảm giá trị của nó.

Những nhân tố tác động làm tăng giá trị sức lao động, là sự nâng cao trình độ chuyên môn của người lao động và sự tăng cường độ lao động. Nhân tố tác động làm giảm giá trị sức lao động là sự tăng năng suất lao động. Ngoài ra, việc sử dụng lao động phụ nữ và trẻ em trong sản xuất cũng có tác động làm giảm giá trị sức lao động. Sự tác động qua lại của tất cả các nhân tố đó dẫn tới quá trình phức tạp của sự biến đổi giá trị sức lao động, làm cho sự giảm sút của nó có tính chất xu hướng.

Trong điều kiện của cách mạng khoa học - kỹ thuật, nét đặc trưng của quá trình sản xuất là tăng tính phức tạp của lao động. Lao động phức tạp đó gắn liền với sự biến đổi của quá trình lao động, đòi hỏi phải nâng cao rất nhiều trình độ chuyên môn của người lao động, tăng cường độ lao động của họ, làm tăng một cách căn bản chi phí về tái sản xuất sức lao động, do đó làm tăng giá trị của nó.

Đồng thời, việc nâng cao trình độ chuyên môn của sức lao động có nghĩa là tăng sức sản xuất của lao động. Điều đó lại dẫn đến sự kìm hãm của sự tăng giá trị của sức lao động. Như vậy, việc nâng cao trình độ chuyên môn của người lao động một mặt, tạo ra

12

C.Mác và Ph.Ăngghen, Tuyển tập, t.1, Nxb Sự thật, Hà Nội, 1970, tr.538.

-49-

khuynh hướng tăng giá trị sức lao động, mặt khác, tạo ra điều kiện kìm hãm sự tăng giá trị sức lao động.

Những nhu cầu của công nhân và phương thức thoả mãn của chúng luôn luôn biến đổi. Cùng với sự phát triển của phân công lao động xã hội thúc đẩy lực lượng sản xuất làm diễn ra quá trình tăng mức độ của nhu cầu. Để tái sản xuất sức lao động, đòi hỏi lượng của cải vật chất và văn hoá lớn hơn. Kỹ thuật phức tạp được vận dụng trong quá trình sản xuất tư bản chủ nghĩa đòi hỏi người lao động phải có vốn kiến thức và tri thức về kỹ thuật cao hơn. Trong điều kiện của cuộc cách mạng khoa học – công nghệ hiẹn đại, cường độ lao động tăng lên rất nhiều, trình độ chung về chuyên môn cũng tăng lên, khuynh hướng tăng bộ phận công nhân có trình độ chuyên môn cao được biểu hiện đặc biệt rõ ràng. Tất cả những điều đó dẫn đến nhu cầu của công nhân và gia đình họ về hàng hoá và dịch vụ tăng lên. Phần này sẽ được bàn thêm ở chương 2.

Tuy nhiên, cùng với sự tăng năng suất lao động thì giá cả về tư liệu sinh hoạt của người công nhân rẻ đi nên tiền công thực tế có khả năng tăng lên. Nhưng tiền công thực tế vẫn chưa đáp ứng được nhu cầu thực sự của công nhân và sự chênh lệch giữa chúng không những không thu hẹp được, mà ngược lại còn tăng lên. Chẳng hạn ở Mỹ, tiền công năm và tổng thu nhập gia đình của công nhân thường thấp hơn so với lượng tiêu chuẩn về nhu cầu cần thiết cho gia đình công nhân. Sự chênh lệch giữa nhu cầu và thu nhập của công nhân vào năm 1980 là 1,4 lần, lớn hơn so với những năm trước.Phần này được Mác bàn kỹ hơn ở trong lý luận tích luỹ tư bản khi nói về bần cùng hoá giai cấp công nhân.

Xu hướng hạ thấp tiền công dưới giá trị sức lao động do tác động của một loạt nhân tố sau đây:

Một là,Tình hình thị trường sức lao động ảnh hưởng quyết định đến sự chênh lệch đó. Thất nghiệp trở thành hiện tượng thường xuyên, khiến cho cung về lao động làm thuê vượt quá cầu về lao động, do đó cạnh tranh giữa công nhân tăng lên.

-50-

Chủ nghĩa tư bản không bao giờ giải quyếtỉtiệt để nạn thất nghiệp. Cần phải duy trì một tỷ lệ thất ngiệp nhất định để gây sức ép đói với giai cấp công nhân. Điều đó cho phép nhà tư bản mua sức lao động dưới giá trị của nó. Đồng thời, cần thấy rằng hàng hoá - sức lao động buộc phải bán trong mọi điều kiện, vì công nhân không có cách nào khác để sinh sống. Mức lương trung bình bị giảm xuống còn do hàng triệu người không việc làm đầy đủ trong năm, nói chung họ không nhận được tiền công.

Lạm phát làm giảm sức mua của đồng tiền cũng là nhân tố làm giảm tiền công trong điều kiện hiện nay. Từ năm 1980 - 1986, giá cả các hàng hoá tiêu dùng của nhân dân và dịch vụ trong các nước tư bản phát triển tăng 1,4 lần. Trong khoảng thời gian đó, ở Mỹ tiền công thực tế tuần của công nhân giảm so với cuối những năm 70 là 7-8%. Vì vậy, xu hướng tăng tiền công danh nghĩa hoàn toàn có thể thống nhất với sự giảm tiền công thực tế, nếu tốc độ lạm phát tăng vượt quá tốc độ tăng tiền công danh nghĩa.

Một phần của tài liệu LUẬN VĂN: Lý luận của C.Mác về giá trị thặng dư trong điều kiện của thế giới hiện nay doc (Trang 43 - 50)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(150 trang)