Bóc lột giá trị thặng dư trong chủ nghĩa tư bản hiện đại

Một phần của tài liệu LUẬN VĂN: Lý luận của C.Mác về giá trị thặng dư trong điều kiện của thế giới hiện nay doc (Trang 96 - 108)

2.2.1.1. Sự tương thích quan hệ sản xuất với lực lượng sản xuất tư bản chủ nghĩa trong các giai đoạn phát triển khác nhau của nó

Đối với nhiều nhà nghiên cứu phương Tây hiện đại, những biến đổi đó và đang diễn ra trong lũng chủ nghĩa tư bản là thực tế không phải bàn luận nhiều. Tuy nhiên, đa số các học giả đó đó thừa nhận rằng chủ nghĩa tư bản đang biến đổi bản chất của nó theo xu hướng nhân văn hơn và đang dần thoát ra khỏi quy luật giá trị thặng dư như chủ nghĩa tư bản công nghiệp trước đây. Ngược lại bên cạnh đó cũng có rất nhiều người thỡ cho dự chủ nghĩa tư bản có những thay đổi đến mấy đi nữa, thỡ nú vẫn là chủ nghĩa tư bản, với một đặc điểm: nó chưa hề thay đổi bản chất. Chuyên mục này nhằm bàn luận thêm về bản chất bóc lột giá trị thặng dư của chủ nghĩa tư bản thông qua mô tả về việc bóc lột giá trị thặng dư trong chủ nghĩa tư bản hiện đại.

Trên thực tế diễn đàn lý luận kinh tế chính trị cho đến nay, quả thực chưa có một nhà nghiên cứu nào đưa ra một khái niệm nào có thể thay thế khái niệm chủ nghĩa tư bản từng tồn tại nhiều thế kỷ nay. Có một xu hướng phổ biến hiện nay là người ta thường ghép nó với những tính từ khác nhau như: chủ nghĩa tư bản nhân dân, chủ nghĩa tư bản hậu công nghiệp, chủ nghĩa tư bản nhà nước phúc lợi

-97-

chung… để chỉ những biểu hiện khác nhau của nó, hoặc để chỉ những tính chất khác nhau của nó thể hiện trên sự biến đổi trong lũng nú theo khụng gian và thời gian. Nhưng nếu xột về ý nghĩa như một hỡnh thỏi kinh tế xó hội thỡ chủ nghĩa tư bản chưa hề thay đổi về bản chất trong đó những sự đầu tư và kinh doanh không nhằm mục tiêu nào khác ngoài việc để thu lại lượng tiền lớn hơn với vô vàn cách thức khác nhau. Nói như C.Mác, công thức ngắn gọn của nó là T – H – T’ đối với tư bản sản xuất hay T-T’ đối với tư bản cho vay. Cách hiểu sơ đẳng này cho đến hiện nay vẫn cũn nguyờn giỏ trị. Tuy nhiờn, nếu chỉ dựa vào cỏch hiểu ấy, sẽ gặp nhiều trở ngại trong việc giải thớch những sự biến đổi ngay trong lũng chủ nghĩa tư bản với tư cỏch là một hỡnh thỏi kinh tế xó hội và nờu bật bản chất bờn trong của nú. Bởi lẽ, quan hệ sản xuất tư bản chủ nghĩa dường như có sự phù hợp với nhiều trạng thái phát triển khác nhau của chính chủ nghĩa tư bản với những mức độ phát triển khác nhau của lực lượng sản xuất trong lũng nú. Thực tế lịch sử đó chỉ ra, về mặt lực lượng sản xuất, cho đến hiện nay, chủ nghĩa tư bản đó chứng kiến sự phỏt triển ở ba trỡnh độ xó hội hoỏ khỏc nhau. Trước hết là cuộc cách mạng công nghiệp cho đến trước 1840 kể từ khi máy hơi nước được phát minh bởi Jame Watt và được ứng dụng hết sức sâu rộng vào các lĩnh vực sản xuất dệt may và đường sắt. Bằng cuộc cách mạng này, khoảng cách về địa lý trong quỏ trỡnh thực hiện giỏ trị thặng dư dường như khụng cũn là vấn đề trở ngại căn bản của quỏ trỡnh sản xuất tư bản chủ nghĩa nếu như so với việc vận chuyển bằng xe ngựa hoặc kéo thủ công. Sự phát minh ra điện tiếp tục làm cho lực lượng sản xuất trong chủ nghĩa tư bản có sự phát triển mạnh mẽ hơn nhiều so với trước đó. Nhờ đó mà “chỉ với vài trăm năm phát triển, chủ nghĩa tư bản đó sản xuất ra khối lượng của cải bằng nhiều lần so với toàn bộ lịch sử loài người gộp lại”. Trước sự phát triển đó, nếu đơn giản khẳng định quan hệ sản xuất tư bản chủ nghĩa khụng cũn phự hợp với trỡnh độ lực lượng sản xuất tương ứng và do đó trở thành lực cản đối với quỏ trỡnh xó hội hoỏ của lực lượng sản xuất trong nú thỡ đó là một sự ấu trĩ đến tai hại. Bởi lẽ chính lực lượng sản xuất trong chủ nghĩa tư bản vẫn tiếp tục phát triển cho đến hiện nay, khi mà lực lượng

-98-

sản xuất phát triển với sức mạnh gia tốc thông qua cuộc cách mạng khoa học công nghệ với sự phát triển như vũ bóo của cỏc lĩnh vực điện tử, tin học, công nghệ truyền thông và mạng internet… Như vậy thỡ vấn đề đặt ra là tại sao quan hệ sản xuất tư bản chủ nghĩa vẫn dung nạp được với cỏc trỡnh độ phát triển khác nhau của lực lượng sản xuất và diễn đạt theo ngôn ngữ hiện đại thỡ dường như đó là một sự “tương thích” khách quan? Mặc dù trên thực tế, chủ nghĩa tư bản vẫn là chủ nghĩa tư bản và nó chưa hề thay đổi về bản chất mà mới chỉ là sự biến đổi về “kích thước” mà thôi.

Các làn sóng phát triển của lực lượng sản xuất tư bản chủ nghĩa

Nguồn: “Chu kỳ đổi mới của Schumpeter”, Tạp chí Tia sáng, (9.2008), tr.21

Những biến đổi về công nghệ - kỹ thuật của chủ nghĩa tư bản tuy đó khụng làm cho chủ nghĩa tư bản biến đổi về chất, nhưng đó đem lại những biến đổi rất lớn trong cỏc tổ chức sản xuất và quản lý của chủ nghĩa tư bản, thậm chí trong cấu trúc

Làn sóng 1 Làn sóng 2 Làn sóng 3 Làn sóng 4 Làn sóng 5 - Thuỷ năng - Công nghệ dệt - Luyện quặng sắt - Động cơ hơi nước - Đường sắt - Luyện thép - Động cơ đốt trong - Điện năng - Nhựa - Hoá dầu - Điện tử - Hàng không - Công nghệ số - Công nghệ thông tin - Vật liệu mới - Năng lượng mới - Công nghệ sinh học Thời gian 1785 1845 1900 1950 1990 2020

-99-

của nó. Trong đó có sự biến đổi về cách thức bóc lột giá trị thặng dư trong điều kiện hiện đại.

2.2.1.2. Sự phát triển của khoa học công nghệ đầu thế kỷ XXI làm thay đổi phương thức bóc lột giá trị thặng dư của chủ nghĩa tư bản hiện đại

Về những biểu hiện của sự phát triển khoa học công nghệ đầu thế kỷ XXI

Những thành tựu khoa học công nghệ hiện đại được đỏnh dấu mốc bằng những thành tựu phỏt triển của cỏc loại hỡnh cụng nghệ gồm: Công nghệ điện toán; công nghệ mạng; công nghệ sinh học; công nghệ nano. Với những công nghệ đó đó tạo ra những thành tựu đặc biệt nổi bật của các lĩnh vực được gọi tên như: kỷ nguyên thông tin; kỷ nguyên sinh học; kỷ nguyên vật liệu mới; kỷ nguyên siêu cơ bản; kỷ nguyên năng lượng mới; kỷ nguyên vũ trụ.

Công nghệ mạng gồm các hệ thống thoại, mạng internet và hệ thống vệ tinh ngày nay là động lực chi phối có tính chất then chốt đối với tương lai của con người. Mạng internet hiện đang là một thị trường toàn cầu không biên giới. Mạng internet làm cho mọi khoảng cách về địa lý trở nên gần như trong tầm tay của con người. Hệ thống mạng với sự kết nối, hội tụ của các máy tính và các hệ thống liên quan đang mang lại cho con người những thay đổi chưa từng được chứng kiến và cú thể cũn khụng thể tưởng tượng ra trước đó trong lịch sử loài người. Các hệ thống có tính năng cao, nhanh và thông minh giúp người sử dụng truy cập mạng tốc độc cao phối hợp giữa dữ liệu và hỡnh ảnh trờn cỏc modem cỏp quang đến hệ thống truyền thông thế hệ tiếp theo sẽ làm thay đổi công việc kinh doanh và cả lối sống của con người.

Công nghệ sinh học với việc lập sơ đồ bộ gen người là thành tựu khoa học vĩ đại. Một khi con người vượt qua được cái ngưỡng này chúng ta có thể tự đánh giá về sự sống và sức khoẻ của con người và nền khoa học. Công nghệ sinh học đang tạo ra một thiết kế tiến hoá về sự sống trên hành tinh chúng ta. Kết quả là việc chữa trị các bệnh tật, điểu chỉnh các chức năng về trí tuệ và các khiếm khuyết thể lực, tạo ra các loại thuốc và dược phẩm mới.

-100-

Những thành tựu đó giúp cho chủ thuê lao động có thể khai thác được lao động trí tuệ và tri thức nhiều hơn trong khi giảm tuyệt đối và tương đối thu nhập của người lao động bằng hàng hoá giá rẻ. Khi đó, lao động cần thiết xó hội đương nhiờn giảm xuống theo mức phỏt triển của xó hội. Điều đó đồng nghĩa với việc kéo dài thời gian lao động thặng dư. Đó là chưa kể tới việc người lao động duy trỡ được độ bền bỉ của khả năng cống hiến trong khi mức đầu tư để duy trỡ của nhà tư bản về tinh thần và vật chất của việc duy trỡ đó giảm xuống mức thấp nhất.

Công nghệ nano đang là loại công nghệ thời thượng hiện nay. Việc làm chủ công nghệ này làm cho khả năng ứng dụng ở phạm vi rộng chưa từng có các công cụ lao động cũng như đối tượng lao động mới. Công nghệ nano là công nghệ thiết kế siêu đẳng mà đang ngày càng trở nên hiện thực hoá trong đời sống con người. Nó sẽ là công nghệ mà con người sử dụng để thiết kế và kiến tạo vật chất theo đó nó sẽ tạo ra những tiềm năng của cải mới cho sự tồn tại của sự phỏt triển xó hội loài người. Công nghệ nano trao cho con người khả năng sáng tạo và khả năng huỷ diệt chưa từng có.

Trong những năm đầu của thế kỷ XXI này, nước nào nắm được cách sử dụng 4 loại công nghệ nêu trên để hoàn thiện các công cụ sức mạnh quyền năng thỡ nước đó sẽ phát triển mạnh trong một nền kinh tế thế giới đang toàn cầu hoá. Liệu nước kém phát triển nào có thể làm chủ được chúng ngoài các nước tư bản phát triển đương đại ?

Công nghệ hiện đại cho phép chủ nghĩa tư bản thay đổi phương thức và quy mô bóc lột giá trị thặng dư

* Bóc lột giá trị thặng dư từ khai thác lao động trực tiếp sang hỡnh thức búc lột giỏn tiếp, “búc lột qua đường truyền siêu tốc”

Chủ nghĩa tư bản cổ điển bóc lột giá trị thặng dư từ những lao động trực tiếp trong nhà máy, xưởng sản xuất. Ngày nay, cỏch thức búc lột kiểu này dĩ nhiờn vẫn cũn hiện diện khắp nơi trên thế giới và được di chuyển đến các quốc gia kém phát triển hơn đang có nhu cầu bứt phá, rút ngắn khoảng cách tụt hậu kinh tế thông qua con đường

-101-

thu hút và đầu tư như ở Việt Nam chúng ta hiện nay. Tuy nhiên, trong điều kiện hiện nay, cách thức bóc lột giá trị thặng dư đó được chuyển hoá dưới những hỡnh thức khác nữa.

Công nghệ điện toán đó hiện diện khắp nơi trên thế giới những năm đầu thế kỷ XXI. Sản phẩm của nó là những thiết bị vi mạch (thiết kế bố trí mạch tích hợp) hiện diện trên tất cả các lĩnh vực của đời sống con người. Chỉ trong vũng một thời gian chưa đầy hai thập kỷ, máy tính đó được áp dụng phổ biến và có tác động trực tiếp không nhỏ đến đời sống con người trên trái đất. Máy tính hiện đại được xem như công cụ quyền năng và trở thành động cơ của nhịp sống hiện đại. Mỏy tớnh là sự mở rộng thờm của bộ nóo con người ra khỏi không gian vật chất những chiếc hộp sọ tự nhiên mà loài người có được. Máy tính nối dài cánh tay thám hiểm tự nhiên cũng như khám phá chính bản thân con người. Các siêu máy tính có thể diễn giải những cấu trúc và hành vi cực kỳ phức tạp trong mọi lĩnh vực, từ thuyết cơ học về vũ trụ đến các cấu trúc phân tử sống, từ các loại thuốc chữa bệnh đến các rô bốt khám phá vũ trụ. Chính sự phỏt triển của nóo bộ nhõn tạo và máy tính các thế hệ đang làm cho cách thức bóc lột giá trị thặng dư cả tuyệt đối cũng như tương đối trong chủ nghĩa tư bản có những biểu hiện mới so với giai đoạn chủ nghĩa tư bản công nghiệp cổ điển. Bộ nóo người dường như được di chuyển ra ngoài khu vực sản xuất trực tiếp và do đú làm cho quỏ trỡnh búc lột như thể là quỏ trỡnh thuần tuý mỏy múc và tự động hoá. Thay thế vào đú là sự hiện diện của những nóo bộ nhõn tạo do chớnh con người tạo ra điều khiển quỏ trỡnh sản xuất và thậm chớ là thực hiện giá trị thặng dư cho chủ sở hữu.

Công nghệ mạng đó thay đổi triệt để cách thức bố trí việc khai thác sức lao động của con người. Bóc lột từng được diễn ra một cách trực tiếp trên chính quốc gia của các nhà tư bản đó chuyển hoỏ thành hỡnh thức búc lột thụng qua đường truyền. Đó chính là hiện tượng out sourcing (lao động thuê ngoài). Bằng đường truyền internet, một nhân viên kế toán tại Ấn Độ cú thể thực hiện cỏc cụng việc về quản lý thuế và kờ khai thuế tại Hoa Kỳ, một nhõn viờn ngồi trước máy tính tại Newdeli hoặc thậm chí những nơi hẻo lánh trên thế giới có thể hướng dẫn giao

-102-

thông cho các phương tiện đang lưu thông tại Washington của Hoa Kỳ. Cũng bằng công nghệ mạng, một kỹ sư tại Hà Nội cú thể trở thành nhà thiết kế trực tiếp cho cỏc hóng sản xuất cụng nghiệp khổng lồ của Nhật Bản như chính anh ta đang ngồi tại TOKYO. Bóc lột thông qua đường truyền siờu tốc trở thành hỡnh thức búc lột mới của chủ nghĩa tư bản trong điều kiện hiện đại. Bóc lột giá trị thặng dư thông qua đường truyền siêu tốc dựa trên nền tảng của nó là bóc lột chất xám hay bóc lột lao động phức tạp là phổ biến.

Theo thống kê của Hiệp hội outsourcing thế giới trong năm 2008 thỡ cú tới 62% cỏc tập đoàn kinh tế của Mỹ thiết lập việc khai thác dịch vụ cung cấp từ các nước khác cho công việc của các tập đoàn này tại Mỹ, 88% các doanh nghiệp Mỹ có chính sách khai thác dịch vụ thuê ngoài một cách ổn định tại các thị trường ngoài Mỹ.

Trên phạm vi toàn cầu, doanh số thu được từ việc khai thác dịch vụ thuê ngoài của các tập đoàn kinh tế lớn của EU, Mỹ, Nhật tăng từ 300 tỷ USD năm 2004 lên mức 1.200 tỷ USD năm 2006. Con số thật khổng lồ!. Chỉ riêng các tập đoàn EU và Mỹ đó cú lợi rũng chiếm 2/3 thu nhập toàn thế giới về hoạt động thuê dịch vụ từ thế giới kém phát triển. Lợi nhuận từ việc khai thác dịch vụ thuê ngoài như vậy là cách thức bóc lột giá trị thặng dư và sản xuất giá trị thặng dư mới nhất trong thế giới tư bản hiện nay. Năm 2008, dịch vụ thuê ngoài đóng góp 125 tỷ USD giá trị gia tăng vào nền kinh tế Mỹ. Dự tính đến 2012 con số đó là 250 tỷ USD. Hiện tới 80% các tập đoàn kinh tế tư bản có hoạt động khai thác dịch vụ thuê ngoài từ năm 2005.

* Bóc lột của chủ nghĩa tư bản chuyển từ hỡnh thức búc lột cục bộ sang búc lột quốc gia

Bằng cỏc hỡnh thức như cho vay, viện trợ ODA, các gói giải cứu trong những lúc mà nền kinh tế của các quốc gia kém phát triển cần, tư bản tài chính với đội tiên phong của nó là các quỹ, các đầu sỏ tài chính đó vươn cánh tay của nó tới các quốc gia kém phát triển, biến chúng thành những con nợ tiềm năng, thậm chí là con nợ trước mắt. Với những ràng buộc như cỏc sợi dõy thũng lọng ngày càng xiết chặt chớnh phủ cỏc quốc gia độc lập dần chuyển sang phụ thuộc vào quỹ đạo của chủ nghĩa tư bản. Đến những thời điểm nhất định, với những gánh nặng nợ quốc gia

-103-

chồng chất, các khoản nợ không được quản lý hiệu quả (mà thường là rất kém hiệu quả) làm cho quốc gia đó thậm chí bị phá sản hay vỡ nợ quốc gia. Khi đó, toàn bộ

Một phần của tài liệu LUẬN VĂN: Lý luận của C.Mác về giá trị thặng dư trong điều kiện của thế giới hiện nay doc (Trang 96 - 108)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(150 trang)