Phân tích thực trạng hạ giá thành sản phẩm của Công ty qua 2 năm 2007 2008.

Một phần của tài liệu các giải pháp chủ yếu quản lý chi phí sản xuất kinh doanh và hạ giá thành sản phẩm (Trang 56 - 60)

- Các phòng chức năng:

12 7 Tỷ suất CPQLDN/DTT

2.2.2.2 Phân tích thực trạng hạ giá thành sản phẩm của Công ty qua 2 năm 2007 2008.

tỷ trọng chi phí bán hàng cao nhất, chiếm 66,2%. Nhng trong năm 2008, chi phí bán hàng tại chi nhánh phía Nam, chi nhánh Đà Nẵng, chi nhánh Quảng Nam có tỷ lệ tăng chi phí bán hàng nhiều nhất, đều tăng trên 50%.

+ Chi phí quản lý doanh nghiệp:

Chi phí quản lý doanh nghiệp năm 2008 tăng 4.784 triệu đồng tơng ứng với tỷ lệ tăng 37,6%. Tỷ suất chi phí quản lý doanh nghiệp trên doanh thu thuần năm 2008 so với năm 2007 tăng: 7,79%- 7,53%= 0,26%, tỷ lệ tăng tơng đối là 3,45% Chứng tỏ trong năm 2008, để tạo ra 100 đồng doanh thu thuần, Công ty phải bỏ ra 7,79 đồng chi phí quản lý doanh nghiệp, tăng 0,26 đồng so với năm 2007. Chi phí quản lý doanh nghiệp tăng do quy mô sản xuất kinh doanh mở rộng, khối lợng công việc phải giải quyết nhiều, Công ty đã tuyển dụng thêm lao động phục vụ cho công tác quản lý ở phòng ban tại trụ sở chính và các chi nhánh của Công ty. Hơn nữa, tiền lơng mỗi cán bộ công nhân viên trong công ty tăng cũng làm cho chi phí quản lý doanh nghiệp tăng lên.

2.2.2.2 Phân tích thực trạng hạ giá thành sản phẩm của Công ty qua 2 năm 2007- 2008. 2007- 2008.

Sản phẩm thuốc Bảo vệ thực vật của PSC1 rất phong phú, gồm thuốc trừ bệnh, thuốc trừ sâu, thuốc trừ cỏ , trong mỗi nhóm thuốc lại có rất nhiều các… sản phẩm khác nhau. Do đó, việc hạ giá thành sản xuất của công ty phụ thuộc vào việc hạ giá thành của từng loại sản phẩm.

Để tìm hiểu thực trạng giá thành sản xuất những nhóm sản phẩm chính của công ty, ta xem xét bảng Bảng 11: Phân tích giá thành sản xuất- PSC1 năm 2007, 2008

Từ bảng số liệu ta có thể thấy rõ sự tăng, giảm của các khoản mục chi phí trong giá thành từng loại sản phẩm của Công ty:

+ Đối với nhóm thuốc trừ bệnh:

Giá thành sản xuất thuốc trừ bệnh năm 2008 so với năm 2007 giảm 9.361 triệu đồng, tơng ứng với tỷ lệ giảm 39,5%. Tổng giá thành sản xuất giảm dẫn tới giá thành đơn vị giảm 15.68l đồng/kg, tỷ lệ giảm tơng đối là 22,6%. Đây là tỷ lệ giảm khá lớn, là một thành tích đáng ghi nhận của công ty trong nỗ lực tiết kiệm chi phí hạ giá thành sản phẩm. Mặc dù năm 2008, giá cả các mặt hàng đều tăng vọt, giá dầu thô trên thế giới tăng, tỷ giá hối đoái biến động thờng xuyên, gây khó khăn cho hoạt động của các doanh nghiệp trong đó có hoạt động của PSC1 khi mà nguồn nguyên vật liệu chủ yếu Công ty phải nhập khẩu, thanh toán bằng ngoại tệ và các vật liệu chủ yếu đều có nguồn gốc từ dầu mỏ, nhng công ty đã nhanh chóng đa ra các giải pháp hết sức kịp thời nh sử dụng một số vật liệu thay thế, cắt giảm một số khoản chi không cần thiết trong chi phí sản xuất chung, chi phí nhân công. Do đó công ty đã vợt qua khó khăn và thành công trong công tác hạ giá thành sản xuất sản phẩm.

+ Đối với nhóm thuốc trừ cỏ:

Năm 2008, giá thành sản xuất thuốc trừ cỏ là 21.889 triệu đồng, tăng 8.750 triệu đồng so với năm 2007, tỷ lệ tăng tơng đối là 66,6%. Nguyên nhân của việc tăng giá thành sản xuất thuốc trừ cỏ chủ yếu là do tăng chi phí sản xuất chung, tiếp theo đó là tăng chi phí nguyên vật liệu trực tiếp. Chi phí sản xuất chung tăng cao (94% ) là do năm 2008, chi phí nhân công, chi phí vật t hỏng trong định mức và một

số chi phí sản xuất chung khác đều lớn. Việc tăng giá dầu mỏ trên thế giới và sự biến động của tỷ giá hối đoái đã kéo giá nguyên vật liệu chính (gồm nguyên liệu, phụ gia, dung môi) lên cao hơn so với năm 2007. Bên cạnh đó việc tăng giá nhựa, hạt nhựa PET, HDPE, giấy nhôm, giấy in đã làm tăng chi phí nguyên vật liệu phụ,… đẩy tổng chi phí nguyên vật liệu trực tiếp lên cao.

Sự tăng cao của tổng giá thành sản xuất đã làm cho giá thành sản xuất đơn vị nhóm thuốc trừ cỏ này tăng lên với tỷ lệ 40,4%. Tuy năm 2008 là năm nền kinh tế có nhiều biến động, lạm phát tăng cao, hoạt động của các doanh nghiệp đều gặp khó khăn trong đó không ngoại trừ PSC1 nhng cũng phải nhìn nhận đây là mặt hạn chế công ty trong công tác quản lý chi phí năm vừa qua. Công ty cha thực sự chú ý và cố gắng trong việc khắc phục những khó khăn do biến động của thị trờng, cha nhanh nhạy trong việc tìm ra các giải pháp nhằm tiết kiệm chi phí hạ giá thành sản phẩm.

+ Đối với nhóm thuốc trừ sâu:

So với năm 2008, giá thành sản xuất thuốc trừ sâu tăng 49.649 triệu đồng, tơng ứng với tỷ lệ tăng 102,7%. ở nhóm sản phẩm này, cả ba khoản mục chi phí sản xuất đều tăng với tỷ lệ cao. Nguyên nhân chính của việc tăng chi phí sản xuất kinh doanh này là do trong năm 2008, thời tiết có những biến động bất thờng, tạo điều kiện cho sâu bệnh phát triển và gây hại với mật độ lớn, địa bàn rộng. Do nhu cầu về thuốc trừ sâu tăng cao nên khi vào mùa vụ, công ty huy động công suất tối đa, tập trung chủ yếu vào sản xuất các sản phẩm thuốc trừ sâu để phục vụ bà con nông dân. Số lợng sản phẩm sản xuất ra lớn nên tổng chi phí tăng cao là điều tất yếu. Ngoài ra cũng còn có một số nguyên nhân khác dẫn đến tổng giá thành cao:

- Chi phí nguyên vật liệu tăng tới 48.909 triệu đồng- tỷ lệ 103.8% xuất phát từ việc nguyên vật liệu nhập vào để sản xuất thuốc tăng giá do sự biến động của giá dầu mỏ, giá nhựa trên thế giới.

- Chi phí sản xuất chung tăng 76.3% (595 đồng) chủ yếu là do giá mua các loại vật t bao bì phục vụ đóng gói thuốc, chi phí nhân công, chi phí dịch vụ mua ngoài tăng. Thuốc trừ sâu là một sản phẩm độc hại đối với môi trờng và con ngời, do đó trong năm 2008, công ty cũng tăng chi phí bảo quản, vệ sinh

kho xởng sản xuất, kiểm định dụng cụ đo lờng, tăng chi phí khám sức khỏe, bồi dỡng độc hại cho công nhân trực tiếp sản xuất nên chi phí sản xuất chung do đó mà tăng lên.

Tuy tổng giá thành sản xuất tăng tới 102,7% nhng giá thành đơn vị 1kg thuốc trừ sâu sản xuất năm 2008 lại giảm 12,9% so với năm 2007. Điều này một lần nữa khẳng định việc tăng tổng giá thành chủ yếu là do tăng khối lợng sản phẩm sản xuất. Việc giảm giá thành đơn vị chứng tỏ công ty đã thực hiện t- ơng đối tốt công tác lập kế hoạch và thực hiện kế hoạch chi phí, giá thành, chủ động đợc các nguồn nguyên vật liệu, không để bị lệ thuộc quá nhiều vào sự biến động của thị trờng, đứng vững trớc khủng hoảng kinh tế. Tuy nhiên, không thể phủ định rằng trong năm, Công ty vẫn tồn tại những khoản chi phí cha đợc quản lý tốt, vẫn có hiện tợng lãng phí không cần thiết. Công ty cần có biện pháp khắc phục tình trạng này trong thời gian tới.

∗Tổng hợp hiệu quả quản lý chi phí sản xuất kinh doanh và giá thành sản phẩm của Công ty đợc thể hiện ở mức hạ giá thành và tỷ lệ hạ giá thành năm 2008

Để thuận lợi cho công tác tính toán mức hạ giá thành và tỷ lệ hạ giá thành của công ty năm 2008 ta nghiên cứu bảng sau:

Bảng 12: Bảng phân tích tình hình hạ giá thành sản phẩm- PSC1 Sản phẩm so sánh đợc Sản lợng 2008 (Qi1) (Kg) Giá thành đơn vị năm 2007 (Zi0) (đồng/kg) Giá thành đơn vị năm 2008 (Zi1) (đồng/kg) Qi1 x Zi0

(triệu đồng) (triệu đồng)Qi1 x Zi1 1.Thuốc trừ bệnh 266 784.44 69 320 53 637 18 493 14 310 2.Thuốc trừ cỏ 288 930.40 53 942 75 760 15 585 21 889 3.Thuốc trừ sâu 2 431 155.81 46 291 40 308 112 541 97 995

Tổng cộng 2 986 870.65 169 553 169 705 146 619 134 194

Ta có:

MZ = ∑ [(Qi1 x Zi1) – (Qi1 x Zio)] = ∑ Qi1 x Zi1 Qi1 x Zio = 134 194 – 146 619 = - 12 425 (triệu đồng) i =1

TZ = x100 = x 100 = - 8,47%

Qua hai chỉ tiêu đã tính ở trên, ta thấy trong năm 2008, mức hạ giá thành sản xuất sản phẩm mà công ty đạt đợc là 12 425 triệu đồng, tỷ lệ hạ giá thành là 8,47%. Đây là thành tích khá ấn tợng của công ty trong việc quản lý chi phí sản xuất kinh doanh nhằm hạ giá thành sản phẩm. Mặc dù khủng hoảng kinh tế năm 2008 làm cho các doanh nghiệp nói chung và các doanh nghiệp trong lĩnh vực sản xuất và kinh doanh thuốc Bảo vệ thực vật nói riêng đều gặp khó khăn trong hoạt động sản xuất kinh doanh, giá cả các mặt hàng đều tăng chóng mặt, chi phí đầu vào sản xuất thuốc Bảo vệ thực vật tăng, nhng Ban lãnh đạo công ty đã sáng suốt đa ra những giải pháp kịp thời, có những bớc đi chiến lợc phấn đấu tiết kiệm tối đa chi phí, cố gắng hạ giá thành sản phẩm để có thể cạnh tranh trên thị trờng, phục vụ tốt hơn cho bà con nông dân, góp phần phát triển nền nông nghiệp nớc nhà. Đây là thành tích tốt cần đợc phát huy trong những năm sản xuất tiếp theo.

2.2.3 Công tác quản lý chi phí sản xuất kinh doanh, hạ giá thành sản phẩm ở một số sản phẩm chủ yếu của công ty

Một phần của tài liệu các giải pháp chủ yếu quản lý chi phí sản xuất kinh doanh và hạ giá thành sản phẩm (Trang 56 - 60)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(65 trang)
w