Phương thức thanh toán chuyển tiền:

Một phần của tài liệu Giải pháp mở rộng hoạt động thanh toán quốc tế tại chi nhánh Ngân hàng Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn Nam Hà Nội (Trang 56 - 58)

1. Tiền gửi, tiền vay các TCTD 619 824 572 205 149% 252 69% Trđó: Nguồn ngoại tệ quy đổi 2180

2.2.3.1Phương thức thanh toán chuyển tiền:

Trên thực tế, chuyển tiền là phương thức thanh toán đơn giản, tiện dụng người chuyển tiền và người nhận tiền thanh toán trực tiếp với nhau. Việc có trả tiền hay không phụ thuộc vào tiêu chí của người mua, người mua sau khi nhận tiền hàng có thể không tiến hành chuyển tiền hoặc cố tình dây dưa, kéo dài thời hạn chuyển tiền nhằm chiếm dụng vốn của người bán, làm cho quyền lợi của người bán không được bảo đảm. Chính vì vậy trên thế giới trong hoạt động ngoại thương phương thức chuyển tiền kém được ưa chuộng trên thế giới và thường được áp dụng tỏng các trường hợp các bên mua bán có uy tín tin cậy lẫn nhau. Tuy nhiên do tính tiện dụng, đơn giản của nó mà hiện nay khá nhiều doanh nghiệp Việt Nam áp dụng hình thức thanh toán này. Do vậy doanh số thanh toán chuyển tiền cũng chiếm một tỷ lệ tương đối lớn trong hoạt động TTQT tại NHNo&PTNT Nam Hà Nội.

Tại chi nhánh, tuỳ theo yêu cầu của khách hàng mà ngân hàng sẽ thực hiện lệnh chuyển tiền theo các hình thức khác nhau, phương thức được sử dụng thông thường là: chuyển tiền bằng điện, thông qua mạng TTQT liên ngân hàng (SWIFT) hay Telex. Điện chuyển tiền được gửi từ Chi nhánh,

thông qua Sở quản lý đến ngân hàng đại lý của NHNo&PTNT ở nước ngoài nếu thực hiện nghiệp vụ chuyển tiền đi. Quy trình được thực hiện ngược lại nếu là chuyển tiền đến. Ngân hàng nông nghiệp thường thiết lập mối quan hệ đại lý với các ngân hàng ở những thị trường quan trọng nhất và tài khoản NOSTRO của ngân hàng được mở bằng đồng tiền của nước sở tại.

Là nhà nhập khẩu hàng hoá, phía Việt Nam thường bị các đối tác nước ngoài yêu cầu phải thanh toán trước tiền hàng trước khi hàng hoá được giao cho bên nhập khẩu, vì vậu bên nhập khẩu có thể gặp phải nhiều rủi ro. Vì thế, khi khách hnàg đến giao dịch thanh toán qua chi nhánh NHNo&PTNT Việt Nam, ngoài việc chi nhánh thực hiện vai trò trung gian thanh toán, phòng TTQT còn chú trọng tới công tác tư vấn cho khách hàng để tránh những rủi ro khách hàng sẽ gặp phải.

Bảng 7: Doanh số thanh toán chuyển tiền

Đơn vị: Nghìn USD Chỉ tiêu Năm 2005 Năm 2006 Năm 2007 2006/2005 2007/2006

SM ST SM ST SM ST SM ST SM ST

Chuyển tiền đi 75 12.425 97 15.347 198 21.132 129% 124% 204% 138% Chuyển tiền đến 237 30.692 227 37.891 324 57.387 96% 123% 143% 151%

Doanh số

chuyển tiền

312 43.117 324 43.238 522 78.519 104% 100% 161% 181%

( Nguồn: Báo cáo tổng kết công tác TTQT năm 2005, 2006, 2007)

- Chuyển tiền đi năm 2006 là 15.347 nghìn USD, tăng 2.922 nghìn USD với tốc độ tăng 24% so với năm 2005, số món tiền chuyển đi tăng 12 món. Như vậy doanh số chuyển tền đi năm 2006 tăng nhẹ so với năm 2005. Sang năm 2007 các tỷ số này tăng có vẻ khả quan hơn với tốc độ tăng 38%, số món chuyển tiền đi tăng với tốc độ 61%. Doanh số chuyển tiền đi năm 2007 là 780519 nghìn USD.

- Chuyển tiền đến năm 2006 tăng 7.199 tỷ USD với tốc độ tăng 23% so với năm 2005, tuy nhiên số món tiền chuyển đến lại thấp hơn 10 món so với năm 2005. Đến năm 2007 số món tiền chuyển đến đã tăng với tốc độ 43%, doanh số chuyển tiền đến cũng tăng 51% so với năm 2006. Như vậy doanh số chuyển tiền tại NHNo&PTNT Nam Hà Nội đã bước đầu gặt hái được những thành công.

Tuy số lượng các món chuyển tiền tăng lên nhưng giá trị từng món lại không lớn, song song với nó là việc một số công ty là khách hàng thường xuyên của ngân hàng đã không sử dụng hình thức thanh toán chuyển tiền mà chuyển sang phương thức thanh toán tín dụng chứng từ là chủ yếu. Đây chính là nguyên nhân cơ bản dẫn đến sự sụt giảm trong doanh số chuyển tiền củ NHNo&PTNT Nam Hà Nội.

Một phần của tài liệu Giải pháp mở rộng hoạt động thanh toán quốc tế tại chi nhánh Ngân hàng Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn Nam Hà Nội (Trang 56 - 58)