Nhóm nhân tố khách quan:

Một phần của tài liệu Giải pháp mở rộng hoạt động thanh toán quốc tế tại chi nhánh Ngân hàng Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn Nam Hà Nội (Trang 31 - 34)

Thứ nhất: Sự phát triển của hoạt động ngoại thương:

Cơ sở hình thành hoạt động TTQT là hoạt động ngoại thương, nói đến hoạt động ngoại thương là nói đến TTQT và ngược lại ,nói đến TTQT thì chủ yếu là nói đến ngoại thương, nhưng hoạt động ngoại thương là hoạt động cơ sở còn hoạt động TTQT là hoạt động phái sinh. Như vậy sự phát triển của hoạt động ngoại thương được xem là nhân tố quan trọng nhất ảnh hưởng tới hoạt động TTQT của Ngân hàng. Sự phát triển của kinh tế đối ngoại mà đặc biệt là hoạt động ngoại thương làm phát sinh nhiều nhu cầu thực hiện nghĩa vụ tiền tệ giữa các quốc gia với nhau. Đây chính là điều kiện để các NHTM mở rộng và phát triển nghiệp vụ TTQT.

Thứ hai: Các chính sách kinh tế vĩ mô của Nhà nước.

Với chủ trương từng bước hội nhập vào nền kinh tế thế giới và khu vực, sau gần 11 năm kiên trì đàm phán, năm 2007 là năm đầu tiên Việt Nam trở thành thành viên của WTO, được Quốc hội Hoa Kỳ thông qua cơ chế quan hệ thương mại bình thường vĩnh viễn (PNTR). Với sự kiện lịch sử này đã đưa Việt Nam hoàn toàn hội nhập với nền kinh tế thế giới, mở ra muôn vàn cơ hội cho sự phát triển của hoạt động ngoại thương ở Việt Nam. Vì vậy việc đưa ra các chính sách kinh tế vĩ mô của Nhà Nước nhằm mục đích điều tiết, định hướng phát triển nền kinh tế của nước đó là hết sức cần thiết. Trong các chính sách đó có một số chính sách có tác dụng thúc đẩy, một số lại kìm hãm hoạt động xuất nhập khẩu của một Quốc gia từ đó ảnh hưởng gián tiếp đến hoạt động TTQT như: chính sách quản lý ngoại hối, chính sách kinh tế đối ngoại, chính sách quản lý hàng hoá xuất nhập khẩu,…

Chính sách kinh tế đối ngoại nói chung và chính sách ngoại thương nói riêng có ý nghĩa vô cùng quan trọng đối với hoạt động TTQT. Hoạt động ngoại thương là một hoạt động trọng tâm hoạt động kinh tế đối ngoại, chính sách đối ngoại là cơ sở nền tảng và có tác động trực tiếp đến hoạt động TTQT.

Chính sách quản lý ngoại hối là những quy định về pháp lý, thể lệ của NHNN trong vấn đề quản lý ngoại tệ, những giấy tờ có giá trị bằng ngoại tệ; cũng như quản lý việc trao đổi, sử dụng mua bán ngoại tệ trên thị trường và trong quan hệ thanh toán, tín dụng với nước ngoài….NHTM với chức năng trung gian thanh toán, nó đóng vai trò kiểm soát luồng ngoại tệ ra – vào trong hoạt động TTQT của một nước. Vì vậy một NHTM được tham gia hoạt động TTQT thì phải tuân thủ đầy đủ, chấp hành nghiêm ngặt, đúng quy chế các quy định về quản lý ngoại hối do ngân hàng Nhà nước ban hành.

Thứ ba: Sự biến động của tỷ giá.

Ngân hàng tạo ra nguồn ngoại tệ bằng hai cách: thu ngoại tệ trực tiếp từ nguồn thanh toán tiền hàng của nhà xuất khẩu và từ nguồn kiều hối chuyển về; hoặc là thu gián tiếp thông qua việc dùng nội tệ để mua ngoại tệ trên thị trường ngoại hối. Nguồn thu ngoại tệ gián tiếp từ hoạt động mua bán ngoại tệ trên thị trường ngoại hối bị ảnh hưởng trực tiếp của sự biến động tỷ giá hối đoái trong từng thời kỳ.

Tỷ giá hối đoái là một phạm trù rất quan trọng trong thương mại quốc tế, là công cụ để đo lường giá trị tương đối giữa các ngoại tệ và từ đó có tác dụng như một công cụ trong cnạh tranh thương mại giữa các quốc gia. Tỷ giá hối đoái không chỉ ảnh hưởng đến hoạt động xuất nhập khẩu, biến động của tỷ giá còn ảnh hưởng xấu tới hoạt động TTQT và kinh doanh ngoại tệ của các NHTM. Một ngân hàng nếu biết lụa chọn thời điểm và có khả năng tính toán cân đối ngoại tệ, cân nhắc lợi ích tổng thể từ các dịch vụ khác nhau do hoạt

động TTQT đem lại như: nguồn tiền gửi, ký quỹ, tín dụng, phí dịch vụ…đây có thể là cơ hội tốt để NHTM mở rộng thị phần TTQT của mình.

Thứ tư: Sự cạnh tranh của các NHTM khác.

Các sản phẩm, dịch vụ của ngân hàng khá đơn điệu, không có dịch vụ nào là độc tôn, tất cả các ngân hàng đều có thể thực hiện, như vậy sẽ xảy ra hiện tượng cạnh tranh giữa các ngân hàng và sự cạnh tranh này càng ngày càng trở nên mãnh liệt hơn. Hầu như các ngân hàng thành lập trước, có bề dày truyền thống (như các NHTM quốc doanh) thường chiếm nhiều thị phần TTQT.

Trong hoạt động TTQT; trong khi các ngân hàng nhỏ, ngân hàng mới thành lập (như các NHTM cổ phần) thường phải chịu một áp lực cạnh tranh lớn từ phía các ngân hàng lớn như các ngân hàng nước ngoài chẳng hạn.

Thứ năm: Môi trường pháp lý

Để điều chỉnh các quan hệ trong nước, mỗi nước phải xây dựng cho mình một hệ thống pháp luật riêng phù hợp với thể chế chính trị, xã hội, tập quán và trình độ phát triển; chính vì vậy luật pháp giữa các nước thường là khác nhau. Tuy nhiên khi tham gia hoạt động quốc tế, các nước đều bình đẳng với nhau, nên không thể dùng luật pháp của một nước nào đó áp đặt buộc nước khác phải theo. Để giải quyết vấn đề mâu thuẫn luật pháp giữa các nước trong quan hệ Quốc tế, người ta đã xây dựng một hệ thống luật pháp thống nhất mang tính quốc tế để điều chỉnh các hoạt động quốc tế. Như vậy một ngân hàng muốn mở rộng hoạt động TTQT cần phải tuân thủ hệ thống luật pháp quốc tế đó.

Thứ sáu: Năng lực kinh doanh của khách hàng.

Khách hàng có ảnh hưởng trực tiếp đến hoạt dộng kinh doanh của ngân hàng, ngân hàng càng thu hút được nhiều khách hàng càng có điều kiện phát triển hoạt động kinh doanh của mình. Năng lực kinh doanh của khách

hàng càng tốt, càng hiểu biết về hoạt động TTQT, pháp luật nước ngoài và các bạn hàng của mình sẽ giúp cho ngân hàng thực hiện nghiệp vụ của mình trôi chảy, hạn chế rủi ro cho cả khách hàng lẫn ngân hàng từ đó nâng cao được hiệu quả của hoạt động TTQT và các ngân hàng có thể mở rộng hoạt động TTQT dễ dàng hơn.

Một phần của tài liệu Giải pháp mở rộng hoạt động thanh toán quốc tế tại chi nhánh Ngân hàng Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn Nam Hà Nội (Trang 31 - 34)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(86 trang)
w