Phương thức thanh toán tín dụng chứng từ (L/C – Letter of Credit)

Một phần của tài liệu Giải pháp mở rộng hoạt động thanh toán quốc tế tại chi nhánh Ngân hàng Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn Nam Hà Nội (Trang 25 - 29)

Credit)

* Phương thức L/C: là phương thức thanh toán quốc tế được sử dụng rộng rãi nhất và ưu việt hơn cả trong thanh toán quốc tế, chiếm khoảng 70% giá trị thanh toán. Lý do là nó bảo đảm quyền lợi một cách tương đối cho cả người mua và người bán.

1.2.5.4.1 Khái niệm và đặc điểm:

Phương thức thanh toán TDCT là một sự thoả thuận mà trong đó, một ngân hàng (ngân hàng mở thư tín dụng) theo yêu cầu của khách hàng (người xin mở thư tín dụng) cam kết sẽ trả một số tiền nhất định cho một người thứ ba

(người hưởng lợi số tiền của thư tín dụng) hoặc chấp nhận hối phiếu do người thứ ba ký phát tỏng phạm vi số tiền đó khi người thứ ba này xuất trình cho ngân hàng một bộ chứng từ thanh toán phù hợp với những quy định đề ra trong thư tín dụng.

- L/C là sự bảo lãnh thanh toán có điều kiện bởi một ngân hàng cho người thụ hưởng khi người này xuất trình bộ chứng từ phù hợp với quy định của L/C.

- L/C là một bức thư do một ngân hàng viết ra theo yêu cầu của nhà nhập khẩu cam kết trả cho nhà xuất khẩu một số tiền nhất định, trong một thời hạn nhất định voái điều kiện là nhà xuất khẩu phải thực hiện đúng và đầy đủ những điều kiện quy định trong L/C.

- Việc thanh toán L/C không hề căn cứ vào tình hình thực tế của hàng hoá, nếu hàng hoá không khớp với chứng từ thì hai bên mua và bán trực tiếp giải quyết với nhau, không liên quan đến NHPH. CHỉ trong trường hợp chứng từ không phù hợp với các điều khoản của L/C mà ngân hàng vẫn thanh toán cho nhà xuất khẩu thì ngân hàng phải hoàn toàn chịu trách nhiệm, bởi vì người nhập khẩu có quyền từ chối thanh toán lại tiền cho NHPH.

1.2.5.4.2. Các loại thư tín dụng:

+ Theo công dụng của thư tín dụng, người ta phân ra: - L/C có thể huỷ ngang (Revocable letter of Credit) - L/C không thể huỷ ngang (Irrevocable letter of Credit) - Thư tín dụng xác nhận (Confirming L/C)

+ Căn cứ vào thời hạn thanh toán của thư tín dụng: - L/C trả ngay (L/C payable by Draf at sight)

- L/C trả chậm (L/C Available by Drefered Payment) - L/C chấp nhận (L/C Available by Acceptance) + Trên giác độ quan hệ đối tác có các loại L/C: - L/C trực tiếp (Straight L/C)

- L/C cho phép chiết khấu (L/C Available by Negotiaction) + Một số loại L/C đặc biệt:

- L/C có điều khoản đỏ (Red clause L/C) - L/C tuần hoàn (Revolving L/C)

- L/C chuyển nhượng (Transferable L/C) - L/C giáp lưng (Back to Back L/C) - L/C dự phòng (Standby L/C).

1.2.5.4.3 Chủ thể tham gia và quy trình nghiệp vụ thanh toán TDCT:

- Các chủ thể tham gia phương thức TDCT gồm : + Người yêu cầu mở L/C (Applicant)

+ Người NK hoặc người thụ hưởng (Beneficiry) + Ngân hàng mở L/C (Issuing Bank)

+ Ngân hàng thông báo L/C (Advising Bank) + Ngân hàng hoàn trả (Reimbúment Bank) + Ngân hàng xác nhận (Confirming Bank)

+ Ngân hàng chiết khấu chứng từ (Negotiating Bank). - Quy trình nghiệp vụ thanh toán chứng từ:

Hình 6: Quy trình nghiệp vụ thanh toán chứng từ

(6) (2) (8) (7) (1) (3) (5) (6) HĐTM HĐTM (4) Ngân hàng phát hành (Issuing Bank)

Ngân hàng thông báo (Advising Bank)

Người yêu cầu mở tín dụng thư (applicant)

Người thụ hưởng (Beneficiary)

+ (HĐTM): Nhà XK và nhà NK ký kết hợp đồng thương mại, với điều khoản thanh toán theo phương thức TDCT.

(1): Nhà NK căn cứ vào hợp đồng thương mại lập đơn xin mở tín dụng thư cho nhà XK hưởng tại ngân hàng phục vụ mình.

(2): Căn cứ vào nội dung đơn xin mở tín dụng thư, nếu đáp ứng nhu cầu, ngân hàng phát hành sẽ lập thư tín dụng, thông qua ngân hàng đại lý của mình ở nước nhà XK, thông báo về việc mở tín dụng và chuyển bản chính của thư tín dụng qua ngân hàng thông báo.

(3): Khi nhận được thông báo về việc mở thư tín dụng và tín dụng thư, ngân hàng thông báo sẽ thông báo và chuyển giao thư tín dụng cho nhà XK.

(4): Nhà NK sau khi kiểm tra thư tín dụng nếu chấp nhận nội dung thư tín dụng đã mở thì giao hàng, nếu không thì đề nghị ngân hàng phát hành chỉnh lại cho phù hợp nội dung hợp đồng rồi tiến hành giao hàng.

(5): Sau khi chuyển giao hàng hoá, nhà XK lập bộ chứng từ thanh toán theo quy định của thư tín dụng; thông qua ngân hàng thông báo, xuất trình cho ngân hàng phát hành để yêu cầu được thanh toán tiền. (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

(6): Ngân hàng phát hành kiểm tra bộ chứng từ thanh toán, nếu thấy phù hợp với quy định trong thư tín dụng thì tiến hành trả tiền (hoặc chấp nhận hay chiết khấu). Nếu thấy không phù hợp, ngân hàng từ chối và gửi lại toàn bộ chứng từ cho nhà XK thông qua ngân hàng thông báo.

(7): Ngân hàng phát hành giao lại bộ chứng từ thanh toán cho nhà NK và yêu cầu thanh toán bồi hoàn.

(8): Nhà NK kiểm tra toàn bộ chứng từ, nếu thấy phù hợp với những điều quy định trong thư tín dụng thì hoàn trả tiền cho ngân hàng, nếu thấy không phù hợp, có quyền từ chối trả tiền cho ngân hàng.

Một phần của tài liệu Giải pháp mở rộng hoạt động thanh toán quốc tế tại chi nhánh Ngân hàng Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn Nam Hà Nội (Trang 25 - 29)