2. BIỀU ĐỒ
2.2.5.2. Tỷ trọng cho vay tiêu dùng trong tổng dư nợ cho vay
Với xu thế phát triển của cho vay tiêu dùng như hiện nay, tại các Ngân hàng thương mại tỷ lệ của hình thức cho vay này trong tổng dư nợ cho vay thường tăng khá nhanh. Mặc dù Ngân hàng Quân đội chỉ mới triển khai cho vay tiêu dùng hơn 6 năm nhưng cũng không nằm ngoài xu thế chung đó.
Bảng 2.6: Tỷ trọng cho vay tiêu dùng trong tổng dư nợ cho vay tại NHTMCPQĐ giai đoạn 2004 – 2006
(Đơn vị: tỷ đồng)
Chỉ tiêu Năm 2004 Năm 2005 Năm 2006
Dư nợ Tỷ trọng % Dư nợ Tỷ trọng % Dư nợ Tỷ trọng %
Cho vay tiêu dùng 363,00 9,26 475,00 10,63 742,00 12,00
Cho vay khác 3558,30 90,74 3995,20 89,37 5439,59 88,00
Tổng cộng 3921,30 100,00 4470,20 100,00 6181,59 100,00
(Nguồn Báo cáo tín dụng NHTMCPQĐ)
Như vậy là cùng với dư nợ cho vay tăng cao trong các năm, dư nợ cho vay tiêu dùng cũng tăng nhưng với tốc độ tăng nhanh hơn. Tỷ trọng cho vay tiêu dùng trong tổng dư nợ không ngừng tăng lên qua từng năm. Vào cuối năm 2001 cho vay tiêu dùng chỉ mới chiếm 1,6% trong tổng dư nợ thì cho đến năm 2004 tăng lên thành 9,26% và đến năm 2006 đã chiếm 12%, tăng gấp 7,5 lần. Các chỉ tiêu này đều vượt kế hoạch mà Ngân hàng đề ra trong quá trình hoạt động. Qua những con số như vậy ta cũng dễ dàng nhận ra, cho vay tiêu dùng ngày càng chiếm một vị trí quan trọng trong hoạt động của Ngân hàng Quân đội, và còn tiếp tục tăng mạnh trong những năm tới.
Bên cạnh những thuận lợi để giúp đạt được những thành công như trên thì hoạt động cho vay tiêu dùng tại Ngân hàng Quân đội cũng gặp không ít khó khăn gây trở ngại ảnh hưởng đến kết quả mà theo nhận định của các chuyên gia với khả năng của mình, Ngân hàng Quân đội hoàn toàn có thể đạt được thành công cao hơn nữa.
Thứ nhất chính là về nguồn nhân lực. Dù hàng năm Ngân hàng Thương mại cổ phần Quân đội thường xuyên tổ chức thi và tuyển dụng thêm nhiều nhân viên mới. Nhưng so với khối lượng công việc, số lượng khách hàng
ngày càng gia tăng mạnh thì số nhân viên hiện có của Ngân hàng còn quá ít và mỏng. Kết quả tất yếu là một nhân viên phải quản lý quá nhiều khách hàng, dẫn đến chất lượng tín dụng sẽ không được cao như mong đợi, khách hàng nhiều lúc sẽ không hài lòng với những gì mà được phục vụ mặc dù là các cán bộ tín dụng đã cố gắng khắc phục tình trạng trên. Ngoài ra, xét về kinh nghiệm làm việc thì hầu hết nhân viên của Ngân hàng Quân đội còn chưa nhiều, có thể nói là còn thiếu kinh nghiệm trong công tác cho vay tiêu dùng. Vì hầu hết các nhân viên tín dụng của Ngân hàng còn rất trẻ về tuổi nghề. Vậy nên, khả năng quản lý khách hàng cũng như quản lý các khoản vay còn nhiều hạn chế.
Thứ hai là về khía cạnh công nghệ. Do Ngân hàng mới triển khai hoạt động cho vay tiêu dùng cho nên hoạt động này chưa có được sự hỗ trợ lớn từ công nghệ thông tin. Phần lớn các khâu trong quá trình tác nghiệp vẫn do nhân viên tín dụng tự làm. Vì vậy, tính chính xác và nhanh chóng trong nghiệp vụ cho vay tiêu dùng có thể bị giảm sút. Dẫn tới hiệu quả làm việc không cao.