2. BIỀU ĐỒ
2.1.4.1. Kết quả một số lĩnh vực hoạt động của Ngân hàng Thương mại cổ phần
phần Quân đội thời gian qua
2.1.4.1. Kết quả một số lĩnh vực hoạt động của Ngân hàng Thương mại cổ phần Quân đội phần Quân đội
Trong hơn 12 năm hoạt động vừa qua, Ngân hàng Thương mại cổ phần Quân đội đã đạt được những kết quả khả quan về mọi mặt. Đặc biệt trong những năm gần đây, với những thành tựu mà Ngân hàng đã và đang có càng chứng tỏ NHTMCPQĐ là một trong những Ngân hàng Thương mại cổ phần có uy tín cao và vị trí vững chắc trên thị trường, chiếm được lòng tin của các khách hàng.
Về vốn điều lệ
Ban đầu khi mới thành lập, Ngân hàng Thương mại cổ phần Quân đội chỉ có số vốn điều lệ 20 tỷ đồng chủ yếu dựa vào vốn góp của các doanh nghiệp quân đội. Nhưng sau một thời gian hoạt động, Ngân hàng đã không ngừng tăng dần số vốn điều lệ. Ta có thể nhìn thấy tốc độ tăng trưởng nhanh chóng về qui mô vốn điều lệ của Ngân hàng Quân đội qua một số năm gần đây như sau:
Bảng 2.1: Quy mô vốn điều lệ của NHTMCPQĐ qua các năm
(đơn vị: tỷ đồng)
Năm 2000 2001 2002 2003 2004 2005 2006
Vốn
điều lệ 170,919 209,051 229,051 280,000 350,000 450,000 1.045,200
(Nguồn báo cáo thường niên NHTMCPQĐ hàng năm)
Đặc biệt, vốn cổ phần huy động từ dân cư và các doanh nghiệp ngoài quân đội tăng một cách nhanh chóng. Nói chung, vốn điều lệ gia tăng đã góp phần tăng khả năng tài chính của Ngân hàng Quân đội ngày một mạnh hơn, là điều kiện cơ sở cho Ngân hàng mở rộng hoạt động huy động vốn, hoạt động cho vay cũng như các sản phẩm dịch vụ khác. Dự kiến trong thời gian tới, Ngân hàng tiếp tục tăng vốn điều lệ vừa nhằm tăng khả năng cạnh tranh vừa đảm bảo độ an toàn vốn theo quy định của Ngân hàng Nhà nước, phấn đấu trở thành một trong những Ngân hàng thương mại cổ phần hàng đầu Việt Nam.
Về hoạt động huy động vốn
Hoạt động huy động vốn của Ngân hàng Quân đội không ngừng tăng lên về quy mô và có sự thay đổi tích cực trong cơ cấu huy động. Trong đó, lượng vốn huy động từ dân cư tăng trưởng mạnh trong các năm. Năm 2004 tổng vốn huy động của Ngân hàng đạt 4.933 tỷ đồng, tăng 42% so với năm 2003, đạt 120% kế hoạch năm, lượng tiền gửi dân cư tăng bằng 1,82 lần so với năm 2003 dẫn tới tổng số dư tiền gửi dân cư trong năm này gần bằng tổng số dư của vài năm trước. Đến năm 2005 Ngân hàng đã huy động được tổng số vốn là 7.046,68 tỷ đồng, tăng 42,85% so với năm 2004, bằng 117,4% kế hoạch năm, lượng vốn huy động từ dân cư ước đạt 2.387,5 tỷ đồng tăng 60% so với năm 2004. Và năm 2006, tổng vốn huy động đạt 11.241 tỷ đồng, tăng
59,52% so với năm 2005, bằng 122,18% kế hoạch năm, trong đó vốn huy động được từ dân cư tăng và đạt 4.576,84 tỷ đồng, tăng 91,7% so với đầu năm. Trong nhiều năm liền, Ngân hàng luôn hoàn thành vượt mức chỉ tiêu đã đề ra. Kết quả trên có được từ những thành công của hai chương trình “Tiết kiệm dự thưởng”,“Tiết kiệm có thưởng” và rất nhiều nỗ lực nâng cao chất lượng dịch vụ, tăng cường quảng bá hình ảnh, thương hiệu của Ngân hàng Quân đội. Uy tín của Ngân hàng Quân đội ngày càng tăng lên, xứng đáng với thương hiệu “vững vàng, tin cậy” mà Ngân hàng đã đề ra.
Biểu đồ 2.1: Tổng vốn huy động của NHTMCPQĐ trong một vài năm
(Nguồn báo cáo thường niên NHTMCPQĐ hàng năm)
Về hoạt động tín dụng
Như các Ngân hàng thương mại khác, hoạt động tín dụng chiếm một tỷ trọng cao trong danh mục đầu tư của Ngân hàng Quân đội. Năm 2004, tổng dư nợ đạt 3921,3 tỷ đồng tăng 32,2% so với đầu năm. Năm 2005, hoạt động sử dụng vốn đạt hiệu quả khá cao, dư nợ tín dụng là 4470,2 tỷ đồng, tăng gần 14% so với năm 2004. Đến năm 2006, dư nợ đạt 6181,59 tỷ đồng tăng 38,3% so với năm 2005, tăng 6,58% so với kế hoạch đề ra.
Trong những năm qua, Ngân hàng Thương mại cổ phần Quân đội luôn tập trung nâng cao chất lượng tín dụng, cơ cấu lại nợ vay, tích cực thu hồi nợ đọng, từng bước xây dựng và hoàn thiện quy chế hoạt động của quản lý tín dụng các cấp, thực hiện nghiêm túc Quyết định 493 của Ngân hàng Nhà nước. Với quan điểm “Mở rộng tín dụng trên cơ sở kiểm soát được rủi ro tín dụng”
trong quá trình phát triển tín dụng của mình, NHTMCPQĐ đã mở rộng thêm nhiều hình thức cho vay mới: cho vay mua ô tô trả góp, cho vay du học, cho vay cổ phần hóa, tài trợ xuất nhập khẩu… Thế nên các hoạt động này đã đạt được hiệu quả cao và đóng góp một phần không nhỏ vào thành công chung của hoạt động tín dụng nói chung. Ngoài ra, hoạt động nghiên cứu thị trường, chọn lựa khách hàng, thẩm định, giải ngân, thu hồi nợ… được tiến hành một cách rất chặt chẽ, theo đúng quy trình nghiệp vụ. Vì vậy, các khoản nợ quá hạn mới phát sinh của Ngân hàng đã giảm thiểu, phần lớn nợ đọng được thu hồi nhanh chóng và tỷ lệ nợ quá hạn vẫn nằm trong hạn mức cho phép của Ngân hàng Nhà nước. Theo báo cáo thường niên năm 2006 tỷ lệ nợ quá hạn nhóm 2,3,4,5 là 6,85%, tỷ lệ nợ quá hạn nhóm 3,4,5 đạt 2,85%.
Biểu đồ 2.2: Tổng dư nợ của NHTMCPQĐ qua các năm
Về các hoạt động phi tín dụng
Với thời gian hoạt động 12 năm qua, bên cạnh hoạt động tín dụng Ngân hàng Quân đội cũng chú trọng tới phát triển các dịch vụ ngày càng phong phú, đa dạng để có thể đáp ứng khách hàng một cách nhanh nhất nhưng vẫn đảm bảo an toàn, thuận tiện, phù hợp với xu thế phát triển chung của thế giới. Đặc biệt trong năm 2006, Ngân hàng Quân đội đã triển khai nhiều dịch vụ mới như dịch vụ Mobile Banking, Internet Banking… và kết hợp với những dịch vụ đã có góp phần vào kết quả chung của NHTMCPQĐ.
Về hoạt động bảo lãnh
Hoạt động bảo lãnh của Ngân hàng Thương mại cổ phần Quân đội trong nhiều năm liền đạt được tốc độ tăng trưởng khá cao, đóng góp nhiều lợi nhuận cho chính Ngân hàng. Năm 2004, tổng số dư bảo lãnh đạt 1.163,6 tỷ đồng.Năm 2005, tổng số dư bảo lãnh là 1330 tỷ đồng, tăng 14,3% so với năm trước. Doanh số bảo lãnh tăng mạnh mà chất lượng bảo lãnh vẫn được đảm bảo. Kể từ khi cung cấp dịch vụ, NHTMCPQĐ vẫn chưa phải thực hiện một nghĩa vị bảo lãnh nào. Tổng phí bảo lãnh thu được ngày càng tăng. Năm 2005 tăng 45,26% so với năm 2004; năm 2006 thu phí bảo lãnh đạt 24,031 tỷ đồng, tăng gần gấp đôi so với cùng kỳ năm trước. Kết quả này đã góp phần đưa NHTMCPQĐ trở thành Ngân hàng có phí bảo lãnh thu được cao nhất trong hệ thống các Ngân hàng thương mại cổ phần.
Về hoạt động kinh doanh thẻ
Năm 2004 là năm đầu tiên Ngân hàng Quân đội triển khai sản phẩm thẻ ATM Active Plus. Đây là kết quả của sự hợp tác giữa Ngân hàng Quân đội và Ngân hàng Ngoại thương Việt Nam cùng 11 Ngân hàng thành viê khác. Sản phẩm thẻ ATM Active Plus của NHTMCPQĐ có những điểm vượt trội hơn các sản phẩm thẻ ATM khác, khách hàng sử dụng sản phẩm thẻ sẽ được bảo
hiểm cá nhân 24 giờ trong ngày tại công ty Bảo hiểm Viễn Đông. Kết quả đạt được của hoạt động này là rất khả quan. Năm 2006 tổng số thẻ phát hành toàn hệ thống là 36.562 thẻ, tăng 4,54 lần so với đầu năm, triển khai lắp đặt 52 POS và 32 ATM. Với mục tiêu đa dạng hóa và nâng cao chất lượng sản phẩm thẻ, NHTMCPQĐ đang tích cực hoàn thiện đề án, ổn định tổ chức, đầu tư thiết bị, công nghệ, bổ sung nhân lực, mở rộng quan hệ hợp tác để mở ra một thời kỳ phát triển mới đối với hoạt động dịch vụ thẻ.
Về hoạt động kinh doanh ngoại tệ
Ngân hàng Quân đội thực hiện hoạt động kinh doanh này không chỉ phục vụ các khách hàng có nhu cầu mà còn phục vụ cho chinh Ngân hàng. Doanh thu và lợi nhuận luôn tăng cao. Đến 31 tháng 12 năm 2006, lợi nhuận tăng 40% so với năm trước, đạt 35,64 tỷ đồng.
Về hoạt động thanh toán quốc tế
Ngân hàng Quân đội bắt đầu thực hiện nghiệp vụ thanh toán quốc tế vào năm 1996. Cho đến nay, hoạt động này đã phát triển vững chắc, nâng cao vị thế của NHTMCPQĐ trên thị trường tài chính tiền tệ. Về tổng kinh ngạch xuất khẩu: Năm 2005 là 691 triệu USD và Năm 2006 tăng lên 14,5% đạt 791,407 triệu USD. Cùng với doanh thu tăng, thu phí dịch vụ cũng tăng vào năm 2006 đạt 15,6 tỷ đồng, đạt 114% kế hoạch, tăng 13,87% so với cùng kỳ năm trước. Về quan hệ với các Ngân hàng đại lý có nhiều bước tiến. Năm 2005, Ngân hàng Quân đội chỉ mới thiết lập quan hệ đại lý với 350 Ngân hàng khắp các khu vực. Thì nay, năm 2006 NHTMCPQĐ đã tạo dựng quan hệ với 500 Ngân hàng và chi nhánh trên toàn thế giới. Ngoài ra, Ngân hàng còn được một số Ngân hàng lớn trên thế giới cấp hạn mức tín dụng xác nhận L/C với giá trị lớn, rút ngắn thời gian thông báo L/C tại thị trường trung Quốc và thực hiện tốt hoạt động thanh toán hàng đổi hàng với các Ngân hàng Nga.
Về phát triển nguồn nhân lực
Khi mới thành lập, Ngân hàng Quân đội chỉ có 25 nhân viên. Nhưng hơn 12 năm hoạt động vừa qua, đội ngũ nhân viên không ngừng tăng lên. Trong năm 2005, nhận rõ vị trí trọng yếu của chiến lược phát triển nguồn nhân lực, ngoài việc tuyển dụng bổ sung trên 200 cán bộ nhân viên có kinh nghiệm, NHTMCPQĐ đã liên tục tổ chức các chương trình đào tạo nhằm nâng cao năng lực chuyên nghiệp cho cán bộ nhân viên, chú trọng bố trí sắp xếp nhân sự, không ngừng cải thiện các chính sách đối với người lao động, chăm lo văn hóa Ngân hàng với phương châm “vững vàng - hợp tác - tin cậy”. Tính đến cuối năm 2006, NHTMCPQĐ có đến 1050 cán bộ nhân viên trên toàn hệ thống, trong đó 820 cán bộ nhân viên thuộc Hội sở và các chi nhánh, 230 thuộc các công ty trực thuộc, hơn 75% số cán bộ nhân viên có bằng đại học và trên đại học.
Về phát triển mạng lưới và công ty trực thuộc
Năm 1994, khi NHTMCPQĐ vừa mới được thành lập chỉ có 1 điểm giao dịch, cơ sở vật chất hết sức khiêm tốn. Trong suốt thời gian hoạt động của mình, Ngân hàng Quân đội đã rất chú trọng tới phát triển và mở rộng mạng lưới các chi nhánh, các phòng giao dịch trên tất cả các vùng miền. Năm 2005, số lượng chi nhánh và phòng giao dịch của Ngân hàng là 25, có 2 công ty trực thuộc và Hội sở chính được chuyển về Tòa nhà Ngân hàng Quân đội tại số 3 Liễu Giai, Ba Đình, Hà Nội. Tính đến cuối năm 2006, NHTMCPQĐ đã có thêm 13 chi nhánh và phòng giao dịch mới; số công ty trực thuộc hiện nay là 4 gồm: Công ty chứng khoán Thăng Long, Công ty quản lý nợ và khai thác tài sản, Công ty quản lý quỹ và Khách sạn quốc tế ASEAN.
Hầu hết các chi nhánh và phòng giao dịch của NHTMCPQĐ hoạt động với tốc độ tăng trưởng cao, và luôn vượt mức kế hoạch đề ra. Năm 2006, về
hoạt động huy động vốn có một số chi nhánh như: Chi nhánh Đà Nẵng (tăng 44,7% so với kế hoạch), Chi nhánh Điện Biên Phủ (41,5%), Sở giao dịch (29,8%). Còn về hoạt động cho vay thì phải kể đến Chi nhánh Đà Nẵng (tăng 34,5% với ké hoạch đề ra), Sở giao dịch (15,1%).
Về phía các công ty trực thuộc đều hoạt động hiệu quả. Đầu tiên phải kể đến là Công ty chứng khoán Thăng Long. Năm 2005, công ty đã tích cực tham gia thị trường bảo lãnh phát hành trái phiếu, phát hành hơn 400 tỷ trái phiếu các loại, lợi nhuận đạt 7,627 tỷ đồng và vượt 52,5% kế hoạch đề ra. Đến năm 2006 hoạt động kinh doanh đạt 43,6 tỷ đồng lợi nhuận, tăng gấp 5,7 lần so với cùng kỳ, đạt 198% kế hoạch, và đạt được sự tăng trưởng trên tất cả các lĩnh vực môi giới, tư doanh, tư vấn, bảo lãnh phát hành… Tiếp theo đó là Công ty quản lý nợ và khai thác tài sản cũng đạt được kết quả đáng khích lệ. Năm 2005 thu nợ quá hạn đạt 124% kế hoạch; Năm 2006 thu hồi được 6,548 tỷ đồng nợ quá hạn, doanh thu tạm tính là 2,134 tỷ. Rồi đến khách sạn ASEAN, năm 2006 doanh thu đạt 22,85 tỷ đồng, tăng 21% so với năm 2005, bằng 112% kế hoạch năm; lợi nhuận trước thuế đạt 2,35 tỷ đồng, tăng 78% so với cùng kỳ, bằng 118% kế hoạch đề ra. Khách sạn đã nộp tiền thuê tài sản và thuê đất cho Ngân hàng là 3,3 tỷ đồng, đạt 100% kế hoạch năm. Cuối cùng là công ty Quản lý quỹ vừa được thành lập vào năm 2006 nên hy vọng thời gian tới sẽ đóng góp nhiều cho Ngân hàng.
Một số hoạt động khác
Hoạt động đầu tư góp vốn cổ phần của Ngân hàng Quân đội nhìn chung đảm bảo được danh mục đầu tư có chất lượng tốt, tuân thủ nghiêm chỉnh các quy định của Nhà nước và của Ngân hàng Nhà nước. Hầu hết các chương trình trong hạng mục đầu tư đã bắt đầu mang lại lợi nhuận cho NHTMCPQĐ. Năm 2005 tổng số vốn góp, liên doanh, cổ phần là 51,01 tỷ đồng.
Hiện nay ưu tiên hàng đầu của Ngân hàng là hiện đại hóa công nghệ thông tin nhằm mang lại cho Ngân hàng những dịch vụ và tiện ích tốt nhất, phục vụ nhu cầu khách hàng nhanh chóng, tiết kiệm được chi phí, tăng thêm khả năng cạnh tranh. Vào năm 2006, NHTMCPQĐ đã chính thức ký hợp đồng với Temenos - tập đoàn hàng đầu thế giới chuyên cung cấp các giải pháp Ngân hàng, nổi tiếng với Globus và phiên bản mới nhất có tên T24. Đây là phần mềm dành cho hệ thống Ngân hàng tích hợp đầu tiên trên thế giới giúp tăng cao hiệu suất giao dịch và đảm bảo truy cập vào mọi thời điểm đồng thời đảm bảo tính an toàn và bảo mật của hệ thống.