Sự khác biệt về nội dung và nghệ thuật * Sự khác biệt về nội dung

Một phần của tài liệu so sánh văn hóa dân gian giữa dân tộc Việt và dân tộc Hàn (Trang 37 - 41)

* Sự khác biệt về nội dung

Tín ngưỡng, phong tục được phản ánh rõ nét qua truyện thần thoại. Thần thoại về Lạc Long Quân của người Việt là một trong những thần thoại cổ nhất và phản ánh việc thờ giao long làm vật tổ của người Việt.

Khác với thần thoại về Lạc Long Quân của người Việt, thần thoại Tan Gun

gắn với tơtem giáo của người Hàn xưa. Người Hàn tin vào động vật (gấu) được nhắc tới qua chi tiết gấu hố người và kết hơn cùng Huan Ung, sinh ra người con trai là

Tan Gun Wang Keum. Tan Gun cai quản đất nước 1500 năm.

Thần thoại lập quốc của người Việt chỉ cĩ một truyện đĩ là Chuyện tổ tiên mở nước, cịn trong Truyện cổ Hàn Quốc [45] cĩ 8 truyện thần thoại loại này. Nhà nghiên cứu Kim Yulkyun nhận định: “Trên thực tế, hầu hết các câu chuyện thần thoại của Hàn Quốc đều thuộc nhĩm thần thoại về lập nước…” [46,113]. Rõ ràng đây là điểm khác biệt so với thần thoại của người Việt.

* Sự khác biệt về nghệ thuật

Xây dựng nhân vật

Người Việt và người Hàn đều cĩ thần thoại về nhân vật sáng tạo vũ trụ, nhưng ở các truyện Thần trụ trời của người Việt và Khai thiên lập địa của người Hàn, nhân vật thực hiện cơng việc lớn lao ấy mang những nét khác biệt.

Truyện thần thoại Hàn khơng xây dựng nhân vật vị thần to lớn, khổng lồ bỗng nhiên đứng dậy, chân đạp đất, đầu đội trời lên, làm cột đá chống trời như nhân vật trong truyện Thần trụ trời của người Việt. Thần Trụ trời với hành động đào đất, đá đắp thành một cái cột to, cao để chống trời,… cũng phải vất vả đào đắp khơng

khác gì những con người; cịn nhân vật Phật tổ Như Lai trong thần thoại Hàn đã phân cách trời và đất bằng bốn chiếc cột sắt đặt ở bốn gĩc của thế giới. Tuy cùng một nội dung kể về nguồn gốc vũ trụ, nhưng nhân vật đã được người Việt và người Hàn xây dựng mang sự khác biệt về tên gọi, về hành động.

Nguyên nhân dẫn đến sự thay đổi trong tính cách của nhân vật trong thần thoại Mặt trời và mặt trăng của người Hàn và thần thoại Nữ thần mặt trời và mặt trăng của người Việt cũng được lý giải bằng những cách khác nhau. Người Việt xây dựng nhân vật nữ thần Mặt Trăng ban đầu tính tình rất nĩng nảy, sức nĩng của cơ khiến dân chúng kinh hãi, trần gian phải khổ cực. nhưng sau này tính tình của cơ trở nên dịu dàng hơn bởi chàng trai Quải – người trần gian bốc cát ném bụi vào mắt, vào mặt của nữ thần Mặt Trăng khi cơ đang rong chơi.

Khác với tính cách ban đầu của nữ thần Mặt Trăng trong truyện của người Việt, Nữ thần Mặt Trăng trong truyện của người Hàn lúc đầu tính tình dịu hiền, ai cũng muốn ngắm nhìn nhưng vì cơ e thẹn trước cái nhìn suồng sã của lồi người nên đề nghị anh là thần Mặt Trời đổi vị trí cho mình. Hai anh em đã cĩ sự xung đột vì người anh khơng chịu nhường, sau khi làm tổn thương em gái, thần Mặt Trời mới quyết định đổi vị trí cho em, làm tính cách của thần Mặt Trăng thay đổi.

Ngồi ra, nhân vật thần Mặt Trời được dân gian Việt và dân gian Hàn xây dựng cĩ sự khác biệt về giới tính. Người Việt xây dựng thần Mặt Trời là nữ vì vậy gọi là nữ thần Mặt Trời - chị gái của nữ thần Mặt Trăng, nhưng người Hàn xây dựng nhân vật thần Mặt Trời là nam giới - anh trai của nữ thần Mặt Trăng. Qua đĩ, người Hàn xưa muốn thể hiện cái nhìn, sự đánh giá về tính cách của nam giới và vị trí của nam giới trong cộng đồng, xã hội.

* Motif: Motif diệt yêu quái xuất hiện trong năm truyện của người Việt: Truyện Lý Vĩ đốt nhà của bộ hạ thần nước, Truyện Ngư Tinh, Truyện Cửu vĩ hồ tinh, Truyện mộc tinh, Lạc Long Quân. Người Việt cũng cĩ hai truyện xuất hiện motif vũ khí thiêng: Truyện Đổng thiên vương, Truyện nhất dạ trạch; nhưng các motif này khơng xuất hiện trong các truyện thần thoại của người Hàn.

Các thần thoại về lập nước của người Hàn nổi lên motif lên ngơi với tần số xuất hiện đậm hơn so với thần thoại của người Việt: 11 truyện: Tan Gun, Nhà thiện xạ Koguryo, Oncho và Biryu, Kim Al Chi sinh ra từ gĩi màu vàng, Đất nước Kaya, Vua Kyung-Dyuk và Phyo-Hun, Kyun-Hyun và thiên mã, Kyun Huyn và con giun đất, Vua Wangkeun thời Koryo, Thánh mẫu Seondo và truyện Cheung Kyun, thần mẫu Gaya. Motif lên ngơi chỉ xuất hiện trong 3 truyện của người Việt: Kinh Dương Vương và Lạc Long Quân, Chuyện tổ tiên mở nước, Truyện nhất dạ trạch.

- Sự tương đồng về nội dung

Dù ở bất cứ dân tộc nào, truyện cổ tích vẫn là một trong những thể loại tiêu biểu trong loại hình tự sự dân gian với nội dung chủ yếu là phản ánh sinh hoạt mọi mặt của con người. Truyện cổ tích của người Việt và Hàn cĩ nhiều điểm tương đồng về nội dung, từ giải thích các hiện tượng tự nhiên cho đến sự bảo lưu các giá trị văn hĩa như tín ngưỡng, phong tục, lễ hội hoặc các nội dung xã hội – nhân sinh.

* Tín ngưỡng, phong tục, lễ hội

Các truyện cổ tích giải thích các hiện tượng tự nhiên trên cơ sở gạt bỏ dần bản chất thần kỳ, phi thường của tư duy thần thoại, nhưng vẫn giữ lại cách suy nghĩ và cảm nhận nguyên thủy. Cĩ rất nhiều lồi vật khác nhau được nĩi tới trong truyện cổ tích của Việt, Hàn. Nhiều sự tích về các cây cỏ, vật nuơi, vật hoang dã phản ánh một số đặc điểm của lồi vật, thể hiện nhận thức dân gian về thế giới tự nhiên. Vũ trụ đối với người nguyên thuỷ đầy bí mật và quá to lớn, vì thế con người cĩ nhu cầu khám phá, giải thích và tìm hiểu mối quan hệ của con người với thế giới. Do điều kiện sống và nhu cầu tự nhận thức bằng sự hiểu biết cĩ hạn, bằng thế giới quan thần thoại, nên khi giải thích về nguồn gốc lồi vật dân gian thường nĩi tới bất hạnh của con người. Các nhân vật người đã hố thân thành lồi vật và dựa vào tiếng kêu hay nét đặc trưng của lồi vật đĩ mà dân gian gọi là sự tích con nọ, cây kia... Người Việt cĩ truyện cổ tích để giải thích nguồn gốc của các lồi vật như Sự tích chim hít cơ, Sự tích chim tu hú, Sự tích chim quốc, Sự tích chim đa đa, Sự tích con nhái, Sự tích con khỉ, Sự tích cá he, Sự tích con sam, Sự tích con dã tràng, Sự tích con muỗi. Cịn người Hàn cĩ truyện Chim Pul- kuc, Nguồn gốc chim Pơ-khu-ky, Hồn con muỗi.

Dân gian Việt, Hàn đều sáng tạo nên những câu chuyện mà qua đĩ thấy được vẻ đẹp tự nhiên của mỗi quốc gia dân tộc với những núi cao, sơng rộng, biển lớn. Người Việt cĩ hàng loạt sự tích về núi, đèo, sơng, suối, ao, hồ và chỉ cần nhớ tên các truyện cổ tích này là chúng ta sẽ biết được tên núi, tên sơng, tên hồ gắn với những vùng miền dân cư người Việt sinh sống. Đĩ là Sự tích núi Ngũ-hành, Sự tích đá Vọng-phu, Sự tích đá Bà-rầu, Sự tích hồ Ba-bể, Sự tích đầm Nhất-dạ và bãi Tự nhiên, Sự tích đầm Mực, Sự tích sơng Nhà-bè, Tại sao sơng Tơ-lịch và sơng Thiên- phù hẹp lại ? Những tác phẩm này đã thể hiện niềm tự hào và tình yêu thiên nhiên đất nước, vẻ đẹp đĩ hịa quyện với tình cảm con người càng tạo cho cổ tích vẻ đẹp vừa lung linh vừa gần gũi.

Cách lý giải của người Việt về các hiện tượng tự nhiên gắn với vẻ đẹp văn hĩa truyền thống dân tộc mang tính giáo dục cao, tiêu biểu là các truyện: Sự tích trầu, cau và vơi, Sự tích cây huyết dụ. Người Hàn cĩ Sự tích hịn đá Mong Su, Sự tích hịn đá hình con hổ, Sự tích ngọn núi Ok Nan. Ngồi ra, các hiện tượng như chịm sao Bắc Đẩu, mặt trăng, mặt trời, nước biển mặn cũng được dân gian Hàn lý giải rất thú

vị: Chuyện bảy anh em chịm sao Bắc Đẩu, Mặt trăng và mặt trời, Tại sao nước biển mặn

Dân gian Hàn, Việt đều cĩ quan niệm vạn vật hữu linh, vạn vật tương giao bởi cuộc sống luơn gắn bĩ với thiên nhiên, với muơn lồi. Với những rừng núi mênh mơng, sơng suối dày đặc và biển cả rộng lớn đã tạo điều kiện thuận lợi cho con người tồn tại, phát triển đồng thời các tín ngưỡng dân gian cũng từ đĩ mà ra đời. Dân gian tin rằng linh hồn khơng chỉ cĩ trong con người mà cịn tồn tại trong các thế lực thiên nhiên và lồi vật, đồ vật. Vì thế, trong truyện cổ tích của người Việt và người Hàn đều cĩ những cuộc đối thoại rất sinh động giữa người với các lồi vật thể hiện sự hiểu biết, cảm thơng, chia sẻ giữa muơn lồi với nhau. Người Việt cĩ truyện

Người học trị và con hổ, Tấm Cám, Hai cơ gái và cục bướu, Cố Ghép... Người Hàn cĩ truyện Lời phán xử của thỏ, Cái bướu biết hát, Bị vá, bị vàng, Lời giáo huấn của chim...

Những tín ngưỡng thờ cây, thờ đá, thờ thần sơng, thần núi, thờ động vật cũng cĩ vai trị quan trọng chi phối đến đời sống vật chất và tinh thần của con người. Người Việt đã nĩi tới tín ngưỡng thờ đá trong truyện Nguyễn Khoa Đăng, thờ thần cây như truyện Sự tích con sam. Ngồi ra, dân gian cịn cĩ niềm tin vào các thần sơng bởi sơng suối là cơ sở sinh sống của con người. Truyện Lẩy bẩy như Cao Biền dậy non tuy nĩi tới tục chọn huyệt đất tốt, nhưng qua đĩ gián tiếp đề cập tới tín ngưỡng thờ thần sơng.

Người Việt cũng phần nào tin vào “Trời”, vào Ngọc Hồng thượng đế (Nợ như chúa chổm), hy vọng được trời giúp đỡ mỗi khi gặp khĩ khăn. Từ những người dân với cuộc sống giản dị, chân thành, mở rộng tấm lịng yêu thương, giúp đỡ mọi người đến những bậc quân vương sống hợp lịng dân, được dân tin yêu cũng là hợp đạo trời sẽ được trời thương và che chở.

Về tín ngưỡng dân gian, cĩ thể thấy được phần nào trong kho tàng truyện cổ tích Hàn Quốc. Thơng qua những truyện được giới thiệu trong Truyện cổ Hàn Quốc

cĩ thể hiểu thêm về tín ngưỡng thờ thần núi, thờ Hanunim (Ngọc Hồng thượng đế) của người Hàn. Dân gian tin rằng Hanunim cĩ sức mạnh và quyền lực tối cao, thấu hiểu mọi nỗi khổ, những tấm lịng, những khát khao của con người. Mỗi khi rơi vào cảnh khổ đau, bất hạnh, khơng lối thốt, người dân thường cầu khấn Hanunim, mong được cứu giúp, ban thưởng: Chuyện bẩy anh em chịm sao Bắc Đẩu, Mặt trăng và mặt trời, Lúa của trời, Cá chép mùa đơng, Cháo giun đất. Niềm tin của người Hàn vào thần núi đã được phản ánh qua truyện Mĩn quà của thần núi.

Cả người Việt và người Hàn đều đề cao chữ hiếu, ca ngợi lịng hiếu thảo của con cái đối với cha mẹ, ơng bà, của con cháu với tổ tiên, vì thế tín ngưỡng thờ cúng tổ tiên của hai dân tộc Việt, Hàn vẫn cịn được lưu giữ và cĩ vị trí, vai trị quan trọng đến ngày nay. Cùng với tín ngưỡng dân gian, các yếu tố Nho, Phật, Lão chi phối sự

sáng tạo truyện cổ tích và cũng được lưu lại trong kho tàng cổ tích của cả người Việt lẫn người Hàn. Cùng với phong tục là các lễ hội của dân gian Việt được phản ánh qua truyện cổ tích, tiêu biểu cĩ hội xuân, hội “vơ già” cúng Phật.

+ Các quan hệ xã hội - nhân sinh

Gia đình là cơ sở của xã hội phong kiến nơng nghiệp Việt Nam cũng như Hàn Quốc. Tình anh em ruột thịt trở thành đối tượng của nhiều truyện dân gian của cả hai nước. Quan hệ anh em được thể hiện rõ nét khi cha mẹ mất đi để lại tài sản cho các con dù tài sản ấy ít hay nhiều.

Quan hệ mẹ ghẻ - con chồng, mẹ chồng - nàng dâu cũng là những quan hệ gia đình đã được đề cập trong truyện cổ tích Việt, Hàn. Nội dung của các truyện xoay quanh sự đố kị, ghen ghét của người dì ghẻ đối với con chồng, người mẹ chồng đối với nàng dâu. Bên cạnh đĩ dân gian cũng nhấn mạnh mối quan hệ khơng thể thiếu trong mỗi gia đình, mỗi xã hội là tình yêu đơi lứa, tình cảm vợ chồng. Truyện Nàng Xuân Hương ở người Việt, truyện Choon Hyang-Hương mùa xuân ở người Hàn cĩ đều cĩ nội dung nĩi về tình yêu thuỷ chung, son sắt của đơi trai tài gái sắc.

Một trong những vấn đề truyện cổ tích hay đề cập đến là mối quan hệ giữa người với người mà nổi bật là những xung đột trong gia đình giữa anh và em, con cái và dì ghẻ theo kiểu người trên kẻ dưới. Mâu thuẫn trong gia đình chủ yếu xoay quanh vấn đề của cải, quyền lực, địa vị. Tác giả dân gian là người bình dân, nghèo khổ, vị trí xã hội thấp kém nên cũng dễ hiểu vì sao họ luơn đứng về những người nghèo, yếu thế. Sự lên án, tố cáo những nhân vật bề trên, người anh, người mẹ kế chính là sự phản kháng lại những bất cơng, chống lại sự phân biệt đối xử trọng trưởng khinh thứ, coi trọng con đẻ hơn con chồng… trong xã hội phong kiến.

Một phần của tài liệu so sánh văn hóa dân gian giữa dân tộc Việt và dân tộc Hàn (Trang 37 - 41)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(89 trang)
w