Tươngđồng và dị biệt trong kiến trúc dân gian giữa 2 dân tộc Việt , Hàn

Một phần của tài liệu so sánh văn hóa dân gian giữa dân tộc Việt và dân tộc Hàn (Trang 29 - 32)

3 * Thĩi quen ăn nhiều vào bữa trưa và ăn ít hoặc khơng ăn vào bữa sáng của người Việt đã thay đổi trong giai đoạn hiện nay Bữa sáng đã được duy trì nhiều hơn, đặc biệt là ở thành phố

1.2.3. Tươngđồng và dị biệt trong kiến trúc dân gian giữa 2 dân tộc Việt , Hàn

giữa 2 dân tộc Việt , Hàn

1.2.3.1. Nhìn chung, nhà cửa truyền thống ở 2 dân tộc Hàn, Việt cĩ nhiều điểm tương đồng, bởi họ cùng “giải những bài tốn” giống nhau trước hồn cảnh tự nhiên và sinh hoạt kinh tế, văn hĩa gần nhau: Cả 2 dân tộc đều ở nửa bán cầu Bắc thuộc khu vực Đơng Á, đều đối diện/ bao quanh bởi biển cả, đều lấy nơng nghiệp trồng lúa nước làm sinh kế chính, đều tập nhiễm khá sâu đậm văn hĩa Trung Hoa,…

Điểm tương đồng dễ nhận thấy nhất trong nhà cửa truyền thống của 2 dân tộc (nhà, chíp) là tương tự như nhiều dân dân tộc ở Đơng Á và Đơng Nam Á khác, chúng đều được thiết kế, xây dựng dựa trên nguyên lý khung cột chịu lực [86a], do vậy, tường /vách chỉ đĩng vai trị ngăn cách khơng gian trong và ngồi nội thất hoặc chia khơng gian nộn thất ra từng phịng (chứ khơng tham gia gánh đỡ trọng lực của bộ mái). Chính bộ khung cột vững chắc mới đảm bảo cho những kiến trúc vật của họ chống chọi với nhiều cơn bão nhiệt đới hàng năm vẫn “đổ bộ” vào lãnh thổ của 2 dân tộc. Vật liệu sử dụng chủ yếu là gỗ, tre, nứa, lá,…- những nguồn nguyên liệu thực vật, ít sử dụng đất, đá trong xây dựng. Mái nhà ở 2 dân tộc đều được lợp bằng các chất liệu sẵn cĩ tại địa bàn cư trú, phổ biến nhất là rơm rạ. Nhìn chung, do mức sống thấp, ở họ nhu cầu “thiết thực” lấn át cả nhu cầu thẩm mỹ trong các kiến trúc dân gian.

Xem xét bình đồ của các kiến trúc dân gian ở 2 tộc người, chúng tơi cịn bắt gặp một bố cục rất thường gặp ở họ - bố cục theo kiểu chữ “L”, cĩ nghĩa mỗi gia đình Hàn, Việt đều sống trong những khuơn viên, trong khuơn viên đĩ thường cĩ 2 kiến trúc vật (một ngơi nhà chính và một ngơi nhà phụ) tổ hợp vuơng gĩc với nhau.

1.2.3.2. Bên cạnh những điểm tương đồng, trong kiến trúc dân gian giữa 2 dân tộc cũng tồn tại khơng ít những điểm dị biệt, liên quan tới những điều kiện và nhu cầu cụ thể của mỗi tộc người, chẳng hạn, nhìn chung khí hậu Hàn Quốc lạnh hơn, nhất là về mùa Đơng, do vậy nhu cầu suởi ấm trở thành một cơng năng bắt buộc đối với ngơi nhà truyền thống ở họ. Điểm khác biệt dẽ nhận thấy nhất là hệ thống lị sưởi gầm sàn

ở những ngơi nhà Hàn khơng hề bắt gặp ở người Việt. Lý do, ở người Việt khơng phải đối diện với nhiệt độ dưới khơng như ở người Hàn. Và điều đĩ cũng lý giải tại sao những ngơi nhà ở người Hàn kín đáo hơn so với ngơi nhà ở người Việt. Nĩi một cách khác, nhà ở người Hàn thiên về “nguyên lý đĩng”(kín đáo), trong khi đĩ nhà của người Việt thiên về “nguyên lý mở”(dưới vách thường cĩ ngạch, trổ nhiều cửa sổ, và nhiều trường hợp phần trên cĩ song,…), nhằm đối phĩ với cả một mùa hè nĩng bức, nhiệt độ nhiều lúc lên tới 390C.

Cũng liên quan tới đặc điểm trên, cĩ thể nhận thấy nhà cửa ở tầng lớp trung lưu người Hàn (yang ban) thường cĩ bố cục hình chữ “khẩu”: 4 kiến trúc vật tổ hợp theo một hình vuơng, ở giữa cĩ sân chung (phía trước là cổng). Điều này hồn tồn khơng bắt gặp ở người Việt, kể cả ở tầng lớp địa chủ. Lý do cĩ thể bắt đầu từ “mức độ” và phương thức tiếp thu văn hĩa Hán ở 2 tộc người khơng đồng nhất. Khơng mấy khĩ khăn để nhận thấy bố cục tổ hợp khơng gian cư trú theo hình chữ khẩu là thường bắt gặp ở tầng lớp trên người Hán và các yang ban Hàn tộc đã “bắt chước” lối kiến

trúc đĩ. Song bên cạnh đĩ cũng cần thấy rằng, điều kiện khí hậu Hàn Quốc chấp nhận bố cục đĩ, điều kiện khí hậu Việt Nam khơng chấp nhận được lối bố cục như vậy (khẩu ngữ dân gian nĩi: cĩ mà chết sốt). Điều này khơng chỉ thể hiện trong kiến trúc truyền thống, mà ngay trong kiến trúc hiện đại, ở Việt Nam cũng rất ít cĩ bố cục ở dạng thức này. Ngay cả dạng bố cục hình chữ “U” - một dạng bố cục tương đối phổ biến ở người Hàn, ở người Việt cũng rất ít gặp.

Bố cục khơng gian nội thất trong ngơi nhà truyền thống Việt và Hàn cũng cĩ khơng ít những điểm khác biệt. Khơng gian nội thất ở ngơi nhà Việt thường mang tính cộng đồng, ít ngăn ra thành từng phịng (trừ một gian buồng dành cho bà chủ nhà). Thậm chí, ngay cả hiện nay, trong nhiều trường hợp, khơng gian riêng cho một số cá nhân cũng chỉ ngăn cách bằng những tấm “ri-đơ” rất hình thức. Điều này cĩ thể bị chi phối bởi yếu tố khi hậu, việc ngăn các phịng kín sẽ khá ngột ngạt, song lý do quan trọng hơn là người Việt ít quan tâm tới nhu cầu sinh hoạt cá nhân - một điều rất bất tiện đối với phụ nữ hơm nay. Trong khi đĩ, khơng gian nội thất trong ngơi nhà Hàn được phân ra thành từng phịng dành cho các sinh hoạt và đối tượng khác nhau. Ở vị trí trang trọng nhất của ngơi nhà Việt (gian giữa) là bàn thờ gia tiên.

Kết cấu khung cột và kỹ thuật gá lắp các bộ phận trong bộ khung cột, nhất là các kết cấu gỗ) giữa 2 dân tộc Hàn, Việt cũng khơng hồn tồn giống nhau. Tuy chưa cĩ điều kiệm kiểm chứng thực tế, song căn cứ vào các bức vẽ và tư liệu ảnh, cĩ thể khẳng định bước đầu là: Khác với người Việt, kết cấu bộ khung cột trong kiến trúc dân gian Hàn khơng theo dạng vì kèo, tức lấy liên kết ngang làm chủ đạo. Kỹ thuật gá lắp các bộ phận của bộ khung cột ở người Hàn đơn giản hơn so với người Việt. Ở người Hàn khơng thấy kỹ thuật mộng thắt (một dạng “khĩa” đặc biệt, bởi một khi đã “xuống thắt” kêt cấu gỗ gần như “bất di, bất dịch”); trong khi đĩ ở những cơng trình đền miếu, họ thường sử dụng kỹ thuật đấu củng ở người Hán - một kỹ thuật hầu như khơng bắt gặp ở người Việt.

Trong số các tiện nghi sinh hoạt truyền thống, người Hàn ngủ trực tiếp trên sàn nhà. Nhiều sinh hoạt khác cũng diễn ra trực tiếp trên sàn. Do vậy ở họ khơng cĩ

giường, mà thay vào đĩ là nệm. Ở họ cũng khơng cĩ ghế, họ ngồi hoặc quỳ trực tiếp trên sàn. Trong khi đĩ ở người Việt, giuờng là yếu tố khơng thể thiếu (cho dù là giường tre ọp ẹp), trong khi nệm là yếu tố xa lạ trong văn hĩa truyền thống Việt. Ghế hay chõng tre cũng rất phổ biến ở Việt tộc.

Một trong những điểm khác biệt dễ nhận thấy trong kiến trúc dân gian Hàn, Việt là trong các làng quê Hàn Quốc khơng hề bắt gặp những kiến trúc vật cơng cộng như đình làng ở người Việt. Khơng ít người Hàn khi thăm quan các kiến trúc đình

làng của người Việt đã phải trầm trồ trước bộ khung với những cây cột gỗ một người ơm khơng xuể. Điều này cĩ thể giải thích qua tín ngưỡng thành hồng ở người Hàn - Thành hồng Hàn chỉ “ngụ” tại những ngơi miếu nhỏ hoang sơ ở bìa rừng và trong nhiều trường hợp chỉ là những đống đá .

Chương II

Một phần của tài liệu so sánh văn hóa dân gian giữa dân tộc Việt và dân tộc Hàn (Trang 29 - 32)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(89 trang)
w