Sự hấp dẫn của thần thoại là sự hấp dẫn của nghệ thuật nảy nở trên những điều kiện xã hội sơ khai, tính lãng mạn kết hợp với tính hiện thực. Người nghe, người đọc dễ dàng nhận thấy nhân vật chính trong các truyện thường là thần. Khơng gian vũ trụ ba tầng: thiên giới – hạ giới – địa phủ là một khía cạnh của yếu tố thần kỳ được tác giả dân gian Việt, Hàn sử dụng nhuần nhuyễn để đạt đến giá trị nội dung và nghệ thuật của truyện. Các motif thể hiện trí tưởng tượng phong phú của người xưa, tạo nên nét đặc trưng của thần thoại.
* Xây dựng nhân vật
Nhân vật trong thần thoại của người Việt và người Hàn cĩ các vị thần ở cõi trời phần nhiều tương ứng với các hiện tượng tự nhiên cĩ tác động đến đời sống con người như thần Mặt Trăng, thần Mặt Trời, thần Giĩ, thần Mưa… các vị thần ở cõi đất như thần Đất, thần Núi; thần ở cõi nước cĩ Thủy thần (cịn gọi là Long Vương), Thủy Tề, thần Sơng. Hành động, tính cách và sức mạnh của các nhân vật đã tạo nên sự hấp dẫn của truyện.
Nhân vật thần trong thần thoại dân gian Hàn, Việt được miêu tả cĩ những suy nghĩ, hành động và mâu thuẫn, xung đột như con người: “Hai bên đánh nhau rịng rã mấy tháng trời, cuối cùng Thủy Tinh đuối sức, phải rút quân về.” (Sơn Tinh Thủy Tinh – người Việt) [35, 128]. Trong truyện Mặt Trăng Mặt Trời của người Hàn, xung đột giữa các nhân vật cũng lên đến đỉnh điểm: thần Mặt Trời khơng chịu nhường vị trí của mình cho em gái là Hằng Nga, hai bên đánh nhau, trong cuộc hỗn chiến, thần Mặt Trời đã làm em gái bị thương.
Ngồi ra, các thần cịn được miêu tả cĩ sự khao khát tình cảm như con người: con gái thần nước khi thốt nạn trở về thủy cung luơn nhớ nhung tới chàng trai người trần gian. Cơ trở lại trần gian tìm gặp và kết duyên cùng chàng, hai người sống với nhau hạnh phúc trọn đời (Truyện con thần nước lấy chàng đánh cá – người Việt) [35]. Nàng cơng chúa ở truyện Kyun-Hyun và thiên mã của người Hàn được miêu tả là con của Ngọc Hồng thượng đế, khơng thể che giấu tình cảm, sự rung động của mình trước ánh mắt của chàng trai Kuho, tình yêu giữa họ đã nảy nở. Khi bị vua cha chia rẽ, họ đau khổ và luơn lo lắng cho nhau. Tác giả dân gian kể về những sự việc xảy ra ở một thế giới xa xơi nhưng chính là kể chuyện về cuộc sống đời thường của những con người bình thường. Đĩ là thủ pháp nghệ thuật để họ nĩi lên những ước mơ, khao khát về một cuộc sống tốt đẹp, cĩ quyền lựa chọn, quyết định hạnh phúc riêng.
Qua việc xây dựng các nhân vật với sự đối lập về phẩm chất, đạo đức và tính cách, người xưa muốn nhấn mạnh đến mối quan hệ giữa người với người từ xa xưa đã mang tính chất phong phú, đa dạng và phức tạp.
Các nhân vật thần thoại mang những đặc điểm khác thường, nhân vật thần thường chung sống với người phàm trần hay là sự kết hợp giữa người với thần thánh hoặc với linh vật. Nhân vật là những người con trai khoẻ mạnh, tài năng, đức độ được sinh ra từ sự kết hợp ấy cho thấy từ xa xưa, dân gian đã đề cao vai trị của nam giới. Chỉ cĩ nam giới – những người hội tụ đầy đủ tài năng và phẩm chất đạo đức mới đảm nhiệm vai trị quan trọng của một nước. Tuy là thần với những nét kỳ diệu, những nhân vật ấy cũng mang đậm dấu ấn trần thế của con người, biểu hiện khơng chỉ ở hành động mà cịn thể hiện ở những nét tâm tình sâu kín ở bên trong, đều biết buồn, vui và khát khao hạnh phúc.
* Thời gian, khơng gian và yếu tố thần kỳ
Trong các truyện thần thoại, thời gian được nĩi tới bao giờ cũng là thời gian quá khứ và khơng gian mang tính khái quát, cổ xưa, khơng gian vũ trụ ba tầng: thiên giới – hạ giới – địa phủ… Tác giả dân gian Việt và Hàn sử dụng thời gian, khơng gian là một phương tiện nghệ thuật để tạo nên giá trị cho các truyện thần thoại. Cĩ truyện tuy khơng thực sự rõ về niên đại nhưng cĩ thể được xác định xảy ra vào triều đại nào, giúp người nghe, người đọc hiểu hơn về mạch lịch sử của hai dân tộc Việt, Hàn. Người Việt cĩ Chuyện tổ tiên mở nước kể rằng: “Nhà Hùng truyền ngơi cho nhau được mười tám đời cả thảy. Đĩ là một thời hưng thịnh của đất nước.” [35,113]. Tiếp theo là Truyện nhất dạ trạch kể về sự việc diễn ra vào đời Hùng Vương thứ ba, truyện Sơn Tinh Thủy Tinh kể về sự việc diễn ra vào thời Hùng Vương thứ mười tám.
Một số truyện thần thoại về lập nước của người Hàn cĩ mở đầu giới thiệu về sự việc được kể diễn ra vào triều đại nào như Tan Gun, Nhà Thiện xạ Koguryo,
Oncho và Biryu - thời gian hình thành các quốc gia s khai trên bán đảo Triơ ều Tiên.
Ngồi ra, các truyện khác, tác giả dân gian khơng nĩi rõ về niên đại, thay vào đĩ là sự giới thiệu mang tính xác định: “Đây là câu chuyện xảy ra vào thời vua Thal He khi vua cịn đang trị vì.” (Kim Al Chi sinh ra từ gĩi màu vàng) [45, 23], hay “Chuyện xảy ra vào thời vua Kyung – Moon, vua đời thứ 48 của Silla mới lên ngơi chưa được bao lâu.” (Vua Kyung-Moon và Bokdujanggi) [45, 26]. Do đĩ, chúng ta thấy được thần thoại là văn hố nguyên thuỷ, là nghệ thuật nguyên thuỷ và biểu hiện rõ đặc trưng nguyên hợp của văn học dân gian “văn-sử-triết bất phân”. Là những truyện rất gần với lịch sử, được sáng tạo bằng tư duy suy nguyên thần thoại nên các truyện này vừa mang những chi tiết phản ánh sự thiết lập, tồn tại của các triều đại cổ lại cĩ rất nhiều yếu tố kỳ ảo, hoang đường khi lý giải các vấn đề.
Yếu tố thần kỳ rất đậm nét trong thần thoại Việt và Hàn, cĩ nguồn gốc từ tín ngưỡng, phong tục cổ như tín ngưỡng thờ cây, thờ vật tổ, vật thiêng… Nhân vật là thần hay những con người bình thường được thần thánh hố với những sự biến hố thần kỳ. Các nhân vật luơn nhận được sự trợ giúp của vật thần kỳ. Người Việt xây dựng nhân vật Quang Phục trong Truyện nhất dạ trạch được tiếp thêm sức mạnh đánh thắng kẻ thù bởivuốt rồng của thần nhân, Kỳ Mạng trong truyện Thần núi Tản Viên được Thái Bạch giao cho một chiếc gậy thần, được Long Quân biếu một quyển sách ước, nhờ đĩ mà cuộc đời của Kỳ Mạng đã đổi khác. Nhân vật chàng trai ở truyện Sự tích các núi Ba Vì và Tam Đảo được sự trợ giúp của chim xanh nên đã giết chết thần chim ác…
Trong thần thoại Hàn, các vật thần kỳ hỗ trợ, giúp con người vượt qua khĩ khăn, chiến thắng cái ác đĩng vai trị quan trọng, tạo nên sự hấp dẫn của truyện. Đĩ là ngựa thần, kiến thần, muỗi thần hay lá ngải thần, nhánh tỏi thần… Trong truyện
Tan Gun, cây chiên đàn trên núi Thái Bạch là cây linh đàn, nơi ở của các vị thần trên trời xuống cai quản trần gian. Nhờ thần Huan Ung cho 1 lá ngải và 20 nhánh tỏi thần mà con Gấu đã trở thành một cơ gái xinh đẹp. Như vậy, các sự vật, đồ vật luơn được gắn thêm một sức mạnh thần bí. Ánh sáng mặt trời cũng mang sức mạnh thần kỳ (Nhà thiện xạ Koguryo). Yếu tố thần kỳ giúp người Hàn xưa giải quyết mọi vấn đề, tạo nên kết thúc truyện như mong đợi của người nghe, người đọc. Truyện Nhà thiện xạ Kguryo khơng chỉ xây dựng nhân vật Choo Mong được ra đời một cách thần kỳ (ra đời từ trứng thiêng) mà tài năng, sức mạnh của nhân vật cũng phi thường. Khi gặp khĩ khăn, hiểm nguy thì cá thần, rùa thần đã cùng hợp sức lại tạo nên cây cầu cho đồn người của Choo Mong vượt sơng, thốt nạn.
Các lồi vật thần kỳ cịn cĩ ngựa thần, con ngựa quý mà nhân vật Kyunhyun cĩ được cĩ thể phi nhanh hơn tên bắn trong truyện Kyun-Hyun và thiên mã. Đến với truyện Vua Wangkeun thời Koryo, con vật thần kỳ được dân gian Hàn xây dựng nên là một con lợn thần cĩ thể nghe và hiểu tiếng người. Lợn thần đã chọn cho vợ chồng
Chakchegeun mảnh đất tốt để sinh sống. Các vật thần kỳ khơng chỉ giúp cho những nhân vật chính thốt khỏi khĩ khăn, hiểm nguy hay cĩ được mảnh đất tốt mà nĩ cịn giúp cho nhân vật cĩ thể tìm được hạnh phúc đích thực của cuộc đời, đĩ là kiến thần, muỗi thần trong truyện Mokdo Ryung và nạn hồng thuỷ.
Sự mang thai thần kỳ và nguồn gốc xuất thân thần kỳ của nhân vật là một trong những yếu tố nổi bật trong các truyện thần thoại Việt, Hàn. Nhân vật ra đời từ trứng thiêng, mảnh vải bọc trứng cũng được gắn vào một sức mạnh diệu kỳ (Nhà thiện xạ Koguryo, Đất nước Kaya - ở người Hàn)... Các biểu tượng thần thoại như
trứng thiêng, gĩi thiêng đều phản ánh tư duy, cách giải thích mang màu sắc kỳ ảo, hoang đường của người nguyên thuỷ, được lặp đi lặp lại, cĩ kết cấu hồn chỉnh trên cả về nội dung và hình thức, trở thành những motif quan trọng tạo nên giá trị của truyện thần thoại. Nổi bật trong truyện thần thoại Việt, Hàn là các motif: sự kết hơn,
sinh nở thần kỳ, trứng thiêng, gĩi thiêng (bọc thiêng), và motif về trời…