Hạch toán chi phí nguyên vật liệu, công cụ dụng cụ (chi phí vật t):

Một phần của tài liệu Hạch toán chi phí sản xuất và tính giá thành sản phẩm trong doanh nghiệp xây lắp (Trang 33 - 34)

- Thời gian thi công: 312 ngày kể từ ngày có kết quả nén tĩnh cọc.

a) Hạch toán chi phí nguyên vật liệu, công cụ dụng cụ (chi phí vật t):

ở Công Xây dựng số 1 Hà Nội chi phí vật t chiếm tỷ trọng lớn khoảng 65 ữ 70% giá thành công trình. Vì vậy, việc hạch toán chính xác và đầy đủ chi phí này có tầm quan trọng đặc biệt trong việc xác định lợng tiêu hao vật chất trong sản xuất thi công và đảm bảo tính chính xác của giá thành công trình xây dựng cơ bản, đồng thời cũng là một căn cứ góp phần giảm chi phí, hạ giá thành sản phẩm, nâng cao hiệu quả quản trị tại Công ty.

Nguyên vật liệu, công cụ dụng cụ sử dụng trực tiếp cho thi công ở Công ty rất đa dạng và phong phú nhng chủ yếu đợc chia thành các loại sau:

- Nguyên vật liệu chính: Xi măng, cát, vôi, đá, gạch, sắt thép...

- Nguyên vật liệu phụ: Sơn, ve, bột bả, băng keo, phụ gia bê tông, dây điện, tấm đan, con tiện, nẹp khuôn,...

- Nhiên liệu: Dầu diezel, xăng mogas 92, 93, khí đốt, ... sử dụng cho máy thi công.

- Công cụ dụng cụ: Bu lông, búa, đục, tăng đơ, thớc thép,...

- Vật liệu khác: van, cút nớc, tiểu ngũ kim,...

Do áp dụng phơng thức khoán gọn nên vật t sử dụng cho công trình chủ yếu do các xí nghiệp, đội tự tổ chức mua ngoài, vận chuyển đến tận chân công trình, nhập tại kho công trình hoặc sử dụng ngay. ở Công ty không còn các kho chứa vật t để xuất cho đơn vị thi công, giảm bớt chi phí vận chuyển từ kho Công ty đến các công trình. Hàng tháng các xí nghiệp, đội lập kế hoạch vật t dựa trên dự toán khối lợng xây lắp và định mức tiêu hao. Để tiến hành mua vật t, đơn vị phải viết giấy đề nghị tạm ứng kèm theo kế hoạch mua vật t và phiếu báo giá trình lên ban lãnh đạo Công ty xét duyệt cấp vốn. Quá trình xét duyệt và cấp vốn đã đợc trình bày ở phần trên (khái quát về phơng thức cấp phát vốn).

Căn cứ vào giấy đề nghị tạm ứng cùng phiếu chi do thủ quĩ lập, kế toán vốn bằng tiền lập các bảng kê phân loại ghi Có, ghi Nợ và ghi sổ chi tiết tiền mặt, sổ chi tiết tiền tạm ứng, kế toán tổng hợp ghi sổ Nhật ký chung và sổ Cái TK 141 (1413), 111, 112. Sau khi nhận đợc tiền tạm ứng các xí nghiệp sẽ tiến hành mua vật t và làm thủ

tục nhập kho nếu không đa vào sử dụng ngay cho thi công. Căn cứ vào hoá đơn GTGT hay phiếu giao hàng của nhà cung cấp, thủ kho và cán bộ phụ trách cung ứng kiểm tra vật liệu thu mua cả về số lợng, chất lợng, qui cách, chủng loại. Kế toán lập phiếu nhập kho, thủ kho ghi số lợng thực nhập vào phiếu và cán bộ cung tiêu kiểm duyệt, ký xác nhận. Toàn bộ hoá đơn, phiếu nhập kho phát sinh trong một tháng sẽ đợc liệt kê vào bảng kê hoá đơn chứng từ và bảng kê phiếu nhập vật t của tháng đó. Tại phòng Tài vụ, kế toán hàng tồn kho sử dụng TK 141(1413) để phản ánh quan hệ tạm ứng giữa Công ty và xí nghiệp và sử dụng TK 152,153 (chi tiết loại vật liệu, công cụ dụng cụ) để phản ánh giá vật t nhập kho, phần thuế GTGT sẽ đợc tách riêng khỏi giá thực tế vật t và hạch toán vào TK 133(1331)- thuế GTGT đầu vào đợc khấu trừ.

Khi có nhu cầu sử dụng vật t để thi công công trình, các bộ phận có nhu cầu lập phiếu xin lĩnh vật t có chữ ký của ngời phụ trách bộ phận (tổ trởng, đội trởng), giao cho ngời cầm phiếu xuống kho để lĩnh. Thủ kho lập phiếu xuất kho, ghi tên, địa chỉ của đơn vị, số và ngày tháng năm lập phiếu, lý do sử dụng, kho xuất vật t. Sau khi xuất kho, thủ kho ghi số lợng thực tế xuất kho, ngày tháng năm và cùng ngời nhận vật t ký tên vào phiếu. Sau đó chuyển cho kế toán để ghi đơn giá và tính thành tiền của từng loại vật t. Cuối cùng, phụ trách bộ phận cung tiêu ký phiếu xuất kho để hoàn tất chứng từ. Mẫu phiếu xuất kho nh sau:

Một phần của tài liệu Hạch toán chi phí sản xuất và tính giá thành sản phẩm trong doanh nghiệp xây lắp (Trang 33 - 34)