Nội dung hoàn thiện pháp luật bảo đảm quyền con người trong xét xử hình sự.

Một phần của tài liệu LUẬN VĂN: Thực tiễn đấu tranh phòng ngừa và chống tội phạm đồng thời bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của công dân doc (Trang 68 - 90)

Theo tiến trình phát triển của xã hội loài người, quyền con người về mặt pháp lý ngày càng được củng cố, mở rộng. Chính vì vậy, việc hoàn thiện pháp luật bảo đảm quyền con người nói chung và quyền con người trong xét xử hình sự nói riêng cũng là công việc thường xuyên, liên tục. Về vấn đề này, Thứ trưởng Bộ Tư pháp Hà Hùng Cường - trưởng đoàn đại biểu nước ta tham dự khoá họp hàng năm lần thứ 56 của Uỷ ban Nhân quyền Liên hiệp quốc họp tại Giơ ne vơ, ngày 28/3/2000 đã phát biểu: "Phấn đấu để đảm bảo ngày càng tốt hơn các quyền con người là trách nhiệm thường xuyên của mọi quốc gia. Trên thực tế, tất cả các quốc gia trên thế giới cần phấn đấu để vượt qua thách thức này. Điều quan trọng là các Chính phủ luôn coi trọng mục tiêu phấn đấu vì các quyền con người và có chính sách nhất quán để thực hiện mục tiêu đó" [14,8]. Quyền con người của bị cáo, trước tiên phụ thuộc vào các quy định của luật và tính khả thi của nó. Do đó, pháp luật phải có quy định cụ thể, mang nội dung xác định, đặc biệt là quyền và nghĩa vụ giữa một bên là cơ quan tiến hành tố tụng, một bên là bị cáo và đại diện của họ.

Hiện nay, thực tiễn cuộc sống đang đặt ra vấn đề cần hoàn thiện pháp luật bảo đảm quyền con người đối với bị cáo với những nội dung cơ bản như sau:

Về các qui định của pháp luật về tội phạm, trách nhiệm hình sự, về lỗi

Như đã phân tích, Điều 8 BLHS hiện nay liệt kê một cách khá dài các khách thể được luật sự sự bảo vệ. Nhưng chưa hết, sau đó còn phải quy định thêm: xâm phạm những lĩnh vực khác của trật tự pháp luật xã hội chủ nghĩa. Như vậy, những khách thể được nêu ra là rất cụ thể nhưng vừa dài lại vừa thiếu. Do đó, cần đưa ra quy định ngắn gọn nhưng vẫn bảo đảm bao quát hết được các khách thể mà luật hình sự cần bảo vệ. Qui định đó có thể như sau:

Điều 8. Khái niệm tội phạm

Tội phạm là hành vi nguy hiểm cho cá nhân, xã hội, quốc gia hay hoà bình, ổn định và phát triển của quốc tế được qui định trong Bộ luật hình sự do người có năng lực trách nhiệm hình sự thực hiện một cách cố ý hoặc vô ý xâm phạm các khách thể được luật hình sự bảo vệ.

Qui định như trên là phù hợp ở chỗ, nó bảo đảm tính thống nhất về lô gíc pháp lý, đầy đủ và ngắn gọn về kỹ thuật lập pháp đồng thời mang tính tổng hợp và khái quát cao. Qui định trên cũng đã phân biệt rạch ròi bốn nhóm đối tượng được luật hình sự bảo vệ thuộc cá nhân, xã hội, quốc gia và quốc tế mà không cần thiết phải liệt kê dài các khách thể cụ thể.

Điều 8 BLHS cũng chỉ nên dừng lịa ở việc qui định "khái niệm tội phạm". Tuy nhiên, có quan điểm cho rằng, trong "khái niệm tội phạm" có thể nêu như thế nào là tội phạm ít nghiêm trọng, tội phạm nghiêm trọng, tội phạm rất nghiêm trọng, và tội phạm đặc biệt nghiêm trọng là khó thuyết phục. Bởi lẽ, rõ ràng đó là qui định phân loại tội phạm cho nên cần được tách riêng khỏi "khái niệm tội phạm" để bảo đảm tính rành mạch, cụ thể, không chồng chéo của pháp luật.

Điều 8 BLHS có tên gọi là "khái niệm tội phạm" cho nên, thiết nghĩ, ở đó chỉ cần quy định thế nào là tội phạm là đủ và phù hợp. Còn khoản 4 điều này cũng nên được tách riêng thành một điều độc lập. Có nghĩa là, tiếp theo điều qui định về khái niệm tội phạm sẽ là điều qui định không phải là tội phạm sẽ hợp lý hơn.

Chế định trách nhiệm hình sự được coi là chế định quan trọng trong pháp luật hình sự, nên cần được chính thức quy định trong Bộ luật hình sự theo hướng sau:

Trách nhiệm hình sự là hậu quả pháp lý của việc thực hiện tội phạm mang tính cưỡng chế Nhà nước do Toà án áp dụng đối với người phạm tội và được thực hiện bằng hình phạt cụ thể do Bộ luật hình sự qui định.

Trước hết, qui định này khắc phục được "lỗ hổng" trong Bộ luật hình sự. Hay nói cách khác, nó góp phần hoàn chỉnh kỹ thuật lập pháp (hình sự) ở nước ta hiện nay. Qui định này cũng thể chế hoá được qui định tại Điều 72 Hiến pháp, thể hiện rõ tinh thần nhân đạo "không ai bị coi là có tội và phải chịu hình phạt khi chưa có bản án kết tội của Toà án đã có hiệu lực pháp luật". Nó thể hiện được lô gíc: không có tội phạm sẽ không có trách nhiệm hình sự và thể hiện được nguyên tắc: trách nhiệm hình sự do Toà án áp dụng. Đồng thời nó cũng nêu lên được căn cứ duy nhất của trách nhiệm hình sự là việc thực hiện tội phạm.

Thể hiện tinh thần nhân đạo Bộ luật hình sự nước ta quy định chủ thể của luật hình sự chỉ có thể là người có năng lực trách nhiệm hình sự. Hay nói cách khác, tội phạm chỉ có thể do người người có năng lực trách nhiệm hình sự thực hiện. Và hình phạt cũng chỉ có thể được áp dụng đối với người có năng lực trách nhiệm hình sự. Do đó, năng lực trách nhiệm hình sự là gì, cần phải được khảng định trong Bộ luật hình sự.

Năng lực trách nhiệm hình sự có thể được hiểu là trạng thái của người trong thời gian thực hiện hành vi nguy hiểm cho xã hội xâm phạm đến khách thể được luật hình sự bảo vệ có khả năng nhận thức được tính chất nguy hiểm của hành vi do bị thực hiện và có khả năng điều khiển được hành vi đó theo ý định của mình.

Ngoài việc quy định năng lực trách nhiệm hình sự với những nội dung nêu trên, pháp luật hình sự của một số nước (Nga, Pháp, Đức) còn có qui định về năng lực trách nhiệm hình sự hạn chế. Bởi vì, trong thực tiễn cuộc sống, bên cạnh các trường hợp có (đầy đủ) năng lực trách nhiệm hình sự và không có năng lực trách nhiệm hình sự, cũng có cả các trường hợp năng lực trách nhiệm hình sự bị hạn chế. Có nghĩa là người trong khi thực hiện hành vi nguy hiểm cho xã hội không phải hoàn toàn mất khả năng nhận thức hoặc khả

năng điều khiển hành vi của mình mà khả năng nhận thức hoặc khả năng điểu khiển hành vi bị hạn chế. Từ thực tiễn đó, Bộ luật hình sự cần qui định năng lực trách nhiệm hình sự hạn chế để bảo đảm tính chặt chẽ của pháp luật đồng thời cũng là cơ sở pháp lý để Toà án áp dụng biện pháp bắt buộc chữa bệnh và xem xét giảm nhẹ mức độ trách nhiệm hình sự. Nội dung của qui định về năng lực trách nhiệm hình sự bị hạn chế, có thể là:

Năng lực trách nhiệm hình sự hạn chế là trạng thái bệnh lý của người trong khi thực hiện hành vi nguy hiểm cho xã hội xâm phạm khách thể được luật hình sự bảo vệ không có khả năng hoàn toàn nhận thức được tính chất nguy hiểm của hành vi do mình thực hiện và không có khả năng hoàn toàn điều khiển được hành vi đó.

Lỗi là dấu hiệu không thể thiếu được của tội phạm. Việc xác định lỗi của chủ thể trong tội phạm giúp cho sự phân biệt giữa hành vi có tính chất tội phạm và hành vi không có tính chất tội phạm, đồng thời góp phần phân biệt được mức độ nguy hiểm của hành vi phạm tội và của người phạm tội. Chính vì vậy, cần quy định lỗi là gì trong Bộ luật hình sự. Nên chăng, qui định lỗi là thái độ tâm lý của người phạm tội được thể hiện với hình thức cố ý hoặc vô ý đối với hành vi nguy hiểm cho xã hội do mình thực hiện và với hậu quả do hành vi đó gây ra.

Qui định này khảng định rằng, chỉ khi nào người thực hiện hành vi nguy hiểm cho xã hội xâm phạm khách thể được luật hình sự bảo vệ có lỗi thì mới bị truy cứu trách nhiệm hình sự. Hay nói cách khác, chỉ người nào thực hiện hành vi nguy hiểm cho xã hội xâm phạm khách thể được luật hình sự bảo vệ một cách cố ý hoặc vô ý mới bị coi là có lỗi. Điều này chỉ ra được như thế nào là người có lối trong tội phạm - là vấn đề bắt buộc phải chứng minh rõ trong quá trình tố tụng nói chung và trong xét xử nói riêng. Chứng minh lỗi trong quá trình tố tụng tạo tiền đề quan trọng và cần thiết cho việc xác định trách nhiệm hình sự đối với người phạm tội.

- Về mục đích của hình phạt

Điều 20 BLHS nước ta quy định rõ mục đích của hình phạt là không chỉ "trừng trị" mà còn mang nội dung giáo dục. Có thể coi đây là 2 đặc tính không thể tách rời của mục đích hình phạt được đặt ra trong luật hình sự nước ta. Tuy nhiên, nghiên cứu các biện pháp hình phạt được Bộ luật hình sự cũng như thực tế việc áp dụng các biện pháp này thấy

rằng, không phải tất cả mọi biện pháp hình phạt điều toát lên nội dung trừng trị. Song không ai có thể phủ nhận được thuộc tính trừng trị của hình phạt. Hay nói đúng hơn trừng trị là thuộc tính của hình phạt chứ không phải là mục đích của hình phạt trong khoa học luật hình sự hiện tại. Do vậy, Bộ luật hình sự Liên Bang Nga (có hiệu lực từ 01/03/1996) tại Điều 44 quy định: "Hình phạn có mục đích lập lại sự công bằng xã hội cũng như cải tạo người bị kết án và phòng ngừa tội phạm mới [30,15]. Nên chăng, Bộ luật hình sự của nước ta cần qui định theo hướng này, nó sẽ hợp lý hơn theo sự phân tích trên. Đồng thời qui định theo hướng đó sẽ phù hợp với nguyên tắc nhân đạo vốn có của pháp luật Việt Nam, phù hợp với nguyên lý của chủ nghĩa Mác - Lênin: "sự tàn nhẫn thủ tiêu sự trừng phạt" [22,179], và "điều quan trọng không phải là ở chỗ tội phạm phải trừng phạt nặng mà ở chỗ không một tội phạm nào không bị phát hiện ra" [66,120].

Về thẩm quyền xét xử của Toà án

Hoạt động xét xử của Toà án có liên quan trực tiếp đến quyền, lợi ích của bị cáo. Cho dù chất lượng của luật có tốt đến đâu nhưng hoạt động xét xử kém hiệu quả đều ảnh hưởng đến quyền con người của bị cáo. Do đó, cải cách hoạt động xét xử của Toà án một cách khoa học, hợp lý sẽ là điều kiện thuận lợi bảo đảm quyền con người của bị cáo.

Trước hết, cần tổ chức lại hệ thống Toà án theo cấp xét xử và chuyên môn hoá các toà. Theo đó, việc xét xử sơ thẩm chủ yếu do Toà án cấp huyện thực hiện. Phải là "chủ yếu" bởi vì, còn một số ít vụ án mang tính đặc biệt, phức tạp sẽ do Toà án cấp tỉnh xét xử. Như vậy, thẩm quyền của Toà án cấp huyện sẽ tăng lên so với quy định hiện nay. Toà án cấp tỉnh chủ yếu xét xử phúc thẩm. Toà án tối cao chủ yếu thực hiện xét xử giám đốc thẩm, tái thẩm.

Trước mắt, do tình hình thực tiễn về trình độ, số lượng Thẩm phán, cơ sở vật chất kỹ thuật, chưa thể "dồn" số lượng các vụ án sơ thẩm cho Toà án cấp huyện được thì cũng phải nên quy định quyền của Toà án đó được xét xử các tội phạm mà Bộ luật hình sự quy định đến 10 năm tù (thay vì 7 năm hiện nay), trừ những tội xâm phạm an ninh quốc gia, những tội phạm do người nước ngoài thực hiện trên lãnh thổ Việt Nam và một số tội phạm như quy định tại Điều 145 Bộ luật tố tụng hình sự hiện hành.

Ngoài các toà hình sự, dân sự, kinh tế, hành chính, lao động cần có thêm các toà chuyên trách khác nhằm chuyên môn hoá, nâng cao chất lượng xét xử, cũng là bảo đảm tốt hơn quyền, lợi ích của bị cáo và các bên đương sự.

Về thẩm quyền của Toà án, giới hạn của việc xét xử, Điều 170 BLTTHS quy định: "Toà án chỉ xét xử những bị cáo và những hành vi theo tội danh mà Viện Kiểm sát đã truy tố và Toà án đã quyết định đưa ra xét xử". Quy định như vậy, là không bảo đảm nguyên tắc độc lập xét xử của Toà án. Vì rằng, Toà án phải xét xử theo đúng tội danh đã nêu. Trên thực tế, trong quá trình xét xử, Hội đồng xét xử có quyền quyết định xử theo tội danh nhẹ hơn, tuyên bố bị cáo không phạm tội. Do đó, luật quy định như vậy là chưa chặt chẽ vì Toà án vẫn có quyền làm khác qui định trên mà vẫn đúng pháp luật. Từ đó, có thể sửa đổi lại Điều 170 như sau: " Toà án chỉ xét xử bị cáo và những hành vi phạm tội của bị cáo mà Viện Kiểm sát truy tố và Toà án đã quyết định đưa ra xét xử". Quy định như vậy là phù hợp với nguyên tắc độc lập xét xử, toàn quyền quyết định của Toà án đồng thời nó còn bảo đảm quyền, lợi ích của bị cáo.

Với phong tục, tập quán, truyền thống, đạo đức của dân tộc hiện nay, tâm lý mặc cảm về việc phải "ra hầu toà" vẫn tồn tại trong nhân dân. Hơn nữa, tính chất phức tạp của các vụ án không giống nhau, có vụ đơn giản, rõ ràng nhưng theo quy định hiện hành thì cũng phải tiến hành, thực hiện đầy đủ các bước theo trình tự thủ tục chung vừa kéo dài thời gian giải quyết vụ án, vừa hạn chế quyền tự do, dân chủ của công dân. Do đó, việc "nghiên cứu áp dụng thủ tục rút gọn để xét xử kịp thời một số vụ án đơn giản, rõ ràng" theo tinh thần Nghị quyết Trung ương III (khoá 8) là cần thiết.

Như vậy, đối với các vụ án mà: người thực hiện hành vi phạm tội bị bắt quả tang, hoặc tự thú, sự việc phạm tội đơn giản, chứng cứ rõ ràng, tội phạm thực hiện là tội phạm ít nghiêm trọng, người phạm tội có lai lịch rõ ràng thì có thể giải quyết (xét xử) theo thủ tục rút gọn, tức là giải quyết trong một thời gian ngắn hơn theo thời hạn quy định chung.

Việc giải quyết theo trình tự rút gọn có thể không cần triệu tập bị cáo và một số đối tượng tham gia tố tụng khác đến phiên toà, trừ trường hợp Toà án thấy cần thiết. Để khắc phục những sai lầm có thể xảy ra, bảo đảm quyền, lợi ích của bị cáo, đối với các vụ án (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

này vẫn áp dụng trình tự phúc thẩm, giám đốc thẩm, tái thẩm và quyền được bào chữa của bị cáo.

Để bảo đảm quyền con người của bị cáo thì điều quan trọng là tạo môi trường, điều kiện thuận tiện, công bằng cho các bên tham gia vào quá trình xét xử. "Nghiên cứu các chế định pháp luật về hoạt động truy tố và xét xử các vụ án hình sự trong các điều kiện của một xã hội dân chủ, ta thấy rằng bản chất dân chủ và nhân đạo của các chế định này không phải ở các thủ tục, truy tố, buộc tội, tức là hướng tới việc buộc tội bị can, bị cáo vào một tội danh nào đó mà là ở chỗ tạo ra một thủ tục để làm sáng tỏ các khía cạnh của vụ án để làm rõ tính chất của các hành vi, xác định phạm tội hay không phạm tội, mức độ phạm tội" [59,10].

Do đó, việc tổ chức xét xử phải được tiến hành như một diễn đàn tranh tụng công khai giữa một bên là người giữ quyền công tố và bên kia là bị cáo và người bào chữa hoặc đại diện của họ, và ở đó Hội đồng xét xử là trung tâm, độc lập phán quyết. Muốn vậy thì chế độ duyệt án hay quan niệm "án tại hồ sơ" không thể tiếp tục tồn tại như hiện nay mà thay vào đó là tất cả các tình tiết của vụ án chỉ được làm sáng tỏ tại phiên toà. Phải khắc

Một phần của tài liệu LUẬN VĂN: Thực tiễn đấu tranh phòng ngừa và chống tội phạm đồng thời bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của công dân doc (Trang 68 - 90)