Coi trọng công tác dự báo về xu hướng phát triển nguồn nhân lực

Một phần của tài liệu LUẬN VĂN: Nâng cao chất lượng nguồn nhân lực trong sự nghiệp công nghiệp hóa, hiện đại hóa ở tỉnh Thanh Hóa ppt (Trang 131 - 146)

Để có được nguồn nhân lực chất lượng đáp ứng đòi hỏi ngày càng cao của sự nghiệp đẩy mạnh CNH, HĐH, chúng ta không thể không nghiên cứu dự báo về xu hướng phát triển nguồn nhân lực. Thực tế kinh nghiệm của các nước trên thế giới và ở nước ta cho thấy: nghiên cứu về nguồn nhân lực là điều kiện không thể thiếu để quản lý nguồn nhân lực hiệu quả. Trong những năm qua, tỉnh Thanh Hóa đã có chủ trương, chính sách tác động một cách tích cực vào con người nhằm xây dựng và phát triển nguồn nhân lực chất lượng cao, đáp ứng yêu cầu CNH, HĐH. Song chính sách chưa đồng bộ, việc sử dụng nguồn nhân lực còn bất hợp lý. Nguồn nhân lực Thanh Hóa sử dụng có hiệu quả, phân bố có hợp lý hay không đều phụ thuộc vào việc nghiên cứu dự báo xu

hướng phát triển nguồn nhân lực trong địa bàn Thanh Hóa. Vì vậy, việc nghiên cứu dự báo xu hướng phát triển nguồn nhân lực trên địa bàn Thanh Hóa là một việc làm cần thiết, việc này nhằm tư vấn cho tỉnh ủy và ủy ban nhân dân tỉnh trong việc đề ra chủ trương, giải pháp phát triển nguồn nhân lực. Chiến lược phát triển nguồn nhân lực có liên quan chặt chẽ đến chiến lược phát triển giáo dục- đào tạo. Nội dung quan trọng khi hoàn thiện chiến lược phát triển nguồn nhân lực là phải giải quyết đồng bộ trong mối quan hệ mật thiết với nhau trên ba mặt chủ yếu: giáo dục - đào tạo con người, sử dụng con người và tạo việc làm.

Chiến lược phát triển nguồn nhân lực đã được tỉnh Đảng bộ Thanh Hóa quan tâm, song yếu tố tự phát vẫn còn chi phối. Điều đó đã tạo ra những bất hợp lý rất lớn trong nguồn lực con người. Vậy nên tỉnh cần phải coi trọng hơn nữa công tác dự báo xu hướng phát triển nguồn lực con người, để có chính sách sử dụng nguồn lực con người hiệu quả hơn. Việc dự báo xu hướng phát triển nguồn nhân lực cho chúng ta nắm được sự tăng hay giảm về dân số, nguồn nhân lực và việc làm của tỉnh. Theo số liệu điều tra của cục thống kê Thanh Hóa năm 2004 là 3646593 người, căn cứ vào thời điểm đạt được các chỉ tiêu đặt ra với mức sinh hàng năm thì dân số Thanh Hóa tó 2010 sẽ có khoảng 3,98 triệu người. Dân số tăng dẫn đến số lao động tăng yêu cầu đào tạo nghề và giải quyết việc làm rất lớn. Lao động Thanh Hóa trong 5 năm (2001-2005) có khoảng 123 ngàn lao động mới bổ sung cộng với 337 ngàn lao động (quy đổi) dôi dư thời kỳ trước (1996-2000) chuyển sang bằng 460 ngàn chỗ làm việc cần giải quyết. Dự kiến phân bổ nguồn nhân lực trong các ngành kinh tế quốc dân đến 2010 (xem bảng 17).

Bảng 3.1: Dự kiến phân bổ nguồn nhân lực trong các ngành

kinh tế quốc dân đến 2010

Chỉ tiêu Năm 2000 Năm 2005 Năm 2010

Nông-Lâm - Ngư nghiệp 81,32 66,0 -72,0 52,0 - 54,0

Công nghiệp - Xây dựng 8,6 12,0 -15,0 20,0 - 22,0

Dịch vụ 10,08 13,0 - 15,0 23,0 - 25,0

Nguồn: Cục thống kê sở kế hoạch và đầu tư tỉnh Thanh Hóa

Qua bảng 17 ta thấy dự kiến tỷ lệ lao động trong công nghiệp - xây dựng, dịch vụ tăng. Từ chỗ dự báo đó mà tỉnh ủy có chủ trương chính sách tập trung vào việc chuyển đổi cơ cấu lao động theo hướng tăng nhanh tỷ trọng công nghiệp, dịch vụ, giảm dần lao động nông nghiệp. Đồng thời trên cơ sở dự kiến sự phát triển lao động của tỉnh trong các ngành kinh tế quốc dân mà đề ra chiến lược phát triển giáo dục - đào tạo, và kế hoạch đào tạo người lao động với trình độ chuyên môn, ngành nghề phù hợp với thị trường lao động trong tỉnh.

Nhìn chung, dự báo xu hướng phát triển nguồn nhân lực nhằm tư vấn cho tỉnh ủy và các cơ quan lãnh đạo cấp tỉnh có kế hoạch cụ thể để triển khai thực hiện về việc phát triển nguồn nhân lực phục vụ cho công cuộc CNH, HĐH.

Quá trình hoàn thiện công tác dự báo xu hướng phát triển nguồn nhân lực ở Thanh Hóa cần được tiến hành cùng với hoàn thiện chiến lược phát triển các ngành, vì chiến lược phát triển nguồn nhân lực có liên quan chặt chẽ đến chiến lược phát triển kinh tế - xã hội của tỉnh nói chung, của các vùng các huyện thị nói riêng. Chiến lược phát triển nguồn nhân lực còn liên quan chặt chẽ đến chiến lược giáo dục - đào tạo, nâng cao dân trí, bồi dưỡng nhân tài, nó liên quan đến số lượng, chất lượng và cơ cấu

lao động trong thời kỳ nhất định, nó liên quan và chịu sự chi phối, định hướng của chiến lược phát triển sản xuất nông nghiệp - công nghiệp – dịch vụ.

Chính vì công tác dự báo xu hướng phát triển nguồn nhân lực có tầm quan trọng như vậy nên chúng ta phải coi trọng công tác này. Hằng năm sở kế hoạch đầu tư đã xây dựng kế hoạch hoạch định chính sách phát triển kinh tế – xã hội của tỉnh của ngành…quy hoạch cán bộ cốt cán các cấp. Quy hoạch và phát triển nguồn nhân lực. Song đang còn khái quát và chưa được đều trong các năm. Tỉnh cần chú trọng đầu tư kinh phí và nhân lực khoa học cho công tác nghiên cứu có chất lượng, đủ sức là tư vấn khoa học cho chiến lược và chính phát triển nguồn nhân lực của tỉnh. Đồng thời cần tổng kết thực tiễn nguồn nhân lực của tỉnh và tiếp thu có chọn lọc những kinh nghiệm về quản lý nhân lực của các tỉnh trong nước để áp dụng vào Thanh Hóa một cách phù hợp.

Tóm lại, trên đây là một số phương hướng giải pháp chủ yếu mà tác giả luận văn đề xuất nhằm nâng cao chất lượng nguồn nhân lực, đáp ứng yêu cầu của sự nghiệp CNH, HĐH. Giữa các giải pháp có mối liên hệ, tác động qua lại lẫn nhau khi thực hiện đòi hỏi phải có sự giải quyết một cách đồng bộ, có như vậy mới phát huy sức mạnh tổng hợp các giải pháp và sẽ đem lại hiệu quả cao trong việc bồi dưỡng, sử dụng nguồn nhân lực trên địa bàn tỉnh Thanh Hóa đó cũng chính là nhắm đến mục đích nâng cao chất lượng nguồn nhân lực đáp ứng yêu cầu CNH, HĐH, của tỉnh Thanh Hóa nói riêng và của cả nước nói chung.

Kết luận

Công nghiệp hóa, hiện đại hóa được coi là nhiệm vụ trung tâm của thời kỳ quá độ lên chủ nghĩa xã hội ở Việt Nam. Để thực hiện thắng lợi nhiệm vụ này đòi hỏi phải có sự tác động tổng hợp của nhiều yếu tố, nhiều điều kiện, nhiều nguồn lực, từ cơ sở vật chất kỹ thuật, nguồn tài nguyên thiên nhiên, nguồn vốn, nguồn nhân lực... Trong các nguồn lực có tính chất quyết định đối với sự thành công của công nghiệp hóa, hiện đại hóa là nguồn nhân lực con người, hơn bất kỳ nguồn lực nào khác, nguồn lực con người đóng góp vai trò quan trọng hàng đầu trong chiến lược phát triển kinh tế - xã hội ở nước ta. Khai thác, phát huy và sử dụng có hiệu quả nguồn nhân lực con người là góp phần thực hiện thành công công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước.

Chúng ta tiến hành công nghiệp hóa, hiện đại hóa là để phát triển kinh tế - xã hội, khắc phục nguy cơ tụt hậu của nền kinh tế. Quá trình này cần có những con người có trí thức, có sức khỏe - người lao động chất lượng cao. Song muốn có được nguồn nhân lực chất lượng cao phục vụ cho công nghiệp hóa, hiện đại hóa chúng ta không thể có cách nào khác là phải đào tạo, tổ chức quản lý và phát huy nguồn lực con người theo những yêu cầu của cuộc cách mạng khoa học công nghệ hiện nay. ở đây vấn đề đặt ra là việc đầu tư phát triển giáo dục phải đi trước, việc đầu tư phát triển kinh tế - xã hội. Đó chính là sự lựa chọn có tính quyết định cho sự phát triển.

Hiện tại, người lao động ở Thanh Hóa có nhiều phẩm chất vô cùng quý báu như: Cần cù, chịu khó, thông minh, sáng tạo. Nhưng những bất cấp về mặt trí lực, thể lực làm cho người lao động Thanh Hóa khó có thể hội nhập vào trào lưu phát triển của thời đại cũng như chưa bắt kịp sự phát triển trong nước cũng như một số thành phố lớn của nước ta. Vì vậy, để hoàn thành sự nghiệp công nghiệp hóa, hiện đại hóa tất yếu Thanh Hóa phải phát triển giáo dục - đào tạo, phải ra sức đào tạo người lao động mới có đầy đủ những phẩm chất, năng lực trí tuệ thời đại yêu cầu. Thanh Hóa đang còn nghèo, nên bên cạnh việc tập trung phát triển kinh tế chúng ta cần phải mạnh dạn, phải "thắt

lưng buộc bụng" huy động mọi nguồn lực nhằm tạo ra bước phát triển về chất cho giáo dục - đào tạo và khoa học - công nghệ.

Thực tế, nguồn nhân lực ở Thanh Hóa còn bộc lộ nhiều hạn chế và yếu kém: Lực lượng lao động đông nhưng yếu về chất lượng, một bộ phận không nhỏ nguồn lao động chưa có việc làm và thiếu việc làm. Lực lượng lao động chủ yếu tập trung vào sản xuất nông nghiệp, lực lượng lao động trong công nghiệp ít. Công tác giáo dục đào tạo hiệu quả chưa cao, chưa đáp ứng được yêu cầu cung cấp nguồn nhân lực có trình độ chuyên môn cao cho công nghiệp hóa, hiện đại hóa. Lực lượng cán bộ khoa học công nghệ thiếu, lực lượng lao động có trình độ chuyên môn cao chủ yếu tập trung ở lĩnh vực giáo dục quản lý Nhà nước, y tế, những ngành mũi nhọn như công nghiệp xây dựng đều thiếu ngành. Những yếu kém, bất cập này do nhiều nguyên nhân, cả nguyên nhân chủ quan và khách quan. Vấn đề cấp bách đặt ra là phải tìm cách khắc phục những yếu kém, xây dựng cho được nguồn nhân lực chất lượng cao, thực sự đáp ứng cho yêu cầu công nghiệp hóa, hiện đại hóa của tỉnh.

Những vấn đề cần giải quyết để nâng cao chất lượng nguồn nhân lực ở Thanh Hóa hiện nay là mở rộng quy mô đào tạo trên cơ sở đa dạng hóa các nguồn vốn, điều chỉnh cơ cấu đào tạo, đổi mới về quan niệm học tập, đào tạo; xây dựng đội ngũ cán bộ quản lý và chuyên gia chăm sóc sức khỏe trẻ em, chuyển dịch cơ cấu lao động theo hướng công nghiệp hóa, hiện đại hóa mở rộng sản xuất, tạo công ăn việc làm cho người lao động có chính sách khuyến khích lợi ích vật chất cho người lao động; chú trọng tổ chức bố trí lực lượng lao động hợp lý; xây dựng cơ sở hạ tầng và phát triển khoa học công nghệ. Những biện pháp đó là cần thiết, cấp bách và thực tế có khả năng thực hiện được.

Thanh Hóa là một tỉnh lớn đứng thứ hai sau thành phố Hồ Chí Minh (xét về mặt dân số) nhưng không có nhiều lợi thế như thành phố Hồ Chí Minh, Hà Nội, Hải Phòng. Vì vậy, nâng cao chất lượng nguồn nhân lực phục vụ công nghiệp hóa, hiện đại hóa không chỉ là việc làm của toàn tỉnh nói chung mà còn là sự nỗ lực phấn đấu của từng

người dân Thanh Hóa. Song để thực hiện được nhiệm vụ này cần có sự chỉ đạo, hỗ trợ to lớn của Trung ương cả về vật chất lẫn tinh thần.

Nâng cao chất lượng nguồn nhân lực cho công nghiệp hóa, hiện đại hóa là vấn đề có nội dung lớn liên quan đến nhiều ngành, nhiều lĩnh vực khác nhau trong khuôn khổ của luận văn không thể trình bày hết tất cả những nội dung về mặt lý luận và thực tiễn của vấn đề. Tiềm năng của mỗi con người, cũng như toàn thể con người Thanh Hóa là rất lớn. Quá trình tìm kiếm những mô hình, giải pháp nhằm khai thác và phát huy có hiệu quả tiềm năng nguồn lực con người vẫn đang tiếp tục bằng sự nỗ lực của cả dân tộc nói chung, nhân dân Thanh Hóa nói riêng.

danh mục Tài liệu tham khảo

1. Phạm Ngọc Anh (1995), "Nguồn lực con người - nhân tố quyết định của quá trình công nghiệp hóa hiện đại hóa", Nghiên cứu lý luận, (2).

2. Hoàng Chi Bảo (1998), "Lý luận và phương pháp nghiên cứu về con người", Triết học, (2).

3. Hoàng Chí Bảo (1998), "Giáo dục văn hóa lao động để nâng cao tay nghề cho công nhân", Dân vận, (6).

4. Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội (2005), Niên giám thống kê lao động thương (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

binh và xã hội năm 2004, Nxb Lao động xã hội, Hà Nội.

5. Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội (1999), Thuật ngữ lao động binh xã hội, Nxb Lao động xã hội, Hà Nội.

6. Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội (2002), Số liệu thống kê lao động việc làm ở

Việt Nam năm 2001, Nxb Lao động xã hội, Hà Nội.

7. Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội (2003), Số liệu thống kê lao động việc làm ở

Việt Nam năm 2002, Nxb Lao động xã hội, Hà Nội.

8. Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội (2004), Số liệu thống kê lao động việc làm ở

9. Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội (2005), Số liệu thống kê lao động việc làm ở

Việt Nam năm 2004, Nxb Lao động xã hội, Hà Nội.

10. Bộ Khoa học Công nghệ và Môi trường, Viện Dự báo chiến lược Khoa học và Công nghệ (1995), Việt Nam tầm nhìn đến năm 2000, Nxb Chính trị quốc gia, Hà Nội.

11. C. Mác - Ph.Ăngghen (1983), Tuyển tập, tập I, Nxb Sự thật, Hà Nội.

12. C. Mác - Ph.Ăngghen (1983), Tuyển tập, tập II, Nxb Sự thật, Hà Nội.

13. Cac Mác, F.Ăngghen, Tuyển tập, tập III, NXB Sự thật Hà Nội, 1981.

14. Cac Mác, F.Ăngghen, Tuyển tập, tập VI, NXB Sự thật Hà Nội, 1981.

15. Cac Mác, F.Ăngghen, Hệ tư tưởng Đức, tập I, NXB Sự thật Hà Nội, 1983.

16. Cac Mác, F.Ăngghen, Toàn tập, tập 3, NXB Sự thật Hà Nội, 1981.

17. Cac Mác, F.Ăngghen, Toàn tập, tập 20, NXB Chính trị quốc gia, Hà Nội 1994.

18. Cac Mác, Tư bản, phê phán khoa học kinh tế chính trị, tập 3, NXB Hà Nội 1978.

19. Cac Mác, Bộ tư bản, tập thứ nhất, quyển 1, NXB Sự thật, Hà Nội 1987.

21. Nguyễn Trọng Chuẩn, Một số vấn đề cần được quan tâm: Mối quan hệ giữa các

yếu tố sinh học và yếu tố xã hội trong con người, Triết học, số 2- 1992

22. Nguyễn Trọng Chuẩn, Nguồn nhân lực trong công nghiệp hóa, hiện đại hóa, Triết học số 2 - 1994.

23. Cơ quan báo cáo phát triển của con người LHQ, chỉ tiêu và chỉ số phát triển, NXB

Thống kê, Hà Nội, 1990.

24. Cục thống kê Thanh Hóa, Niên giám thống kê 2000 - 2004, NXB thống kê, Hà Nội 2004.

25. Cục thống kê Thanh Hóa, Đánh giá thực trạng mức sống dân cư Thanh Hóa, NXB thống kê, Hà Nội 2002 - 2004.

26. Cục thống kê Thanh Hóa, Tình hình kinh tế - xã hội chủ yếu tỉnh Thanh Hóa thời kỳ

2001 - 2003, Thanh Hóa tháng 8 - 2003.

27. Phạm Tất Dong, Suy nghĩ về đội ngũ trí thức nước ta, Tạp chí cộng sản số 4 - 1994.

28. Phạm Tất Dong, Trí thức Việt Nam, thực tiễn và triển vọng, Hà Nội 1995. (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

29. Nguyễn Quang Du, Tài liệu con người trong quá trình công nghiệp hóa hiện đại

hóa đất nước, Thông tin lý luận, số 11-1994.

30. Nguyễn Hữu Dũng, Đổi mới chính sách tuyển dụng và sử dụng khoa học học kỹ

thuật trong điều kiện phát triển nền kinh tế thị trường ở Việt Nam, Thông tin

31. Trương Minh Dực, Phát triển nguồn nhân lực cho CNH, HĐH ở Miền Trung, Tạp chí thông tin, lý luận số 4 - 1996.

32. Đảng cộng sản Việt Nam, Văn kiện hội nghị lần thứ 4, BCHTW (khóa VII), NXB Sự thật Hà Nội tháng 2/1993.

Một phần của tài liệu LUẬN VĂN: Nâng cao chất lượng nguồn nhân lực trong sự nghiệp công nghiệp hóa, hiện đại hóa ở tỉnh Thanh Hóa ppt (Trang 131 - 146)