Tình hình dân số:

Một phần của tài liệu LUẬN VĂN: Nâng cao chất lượng nguồn nhân lực trong sự nghiệp công nghiệp hóa, hiện đại hóa ở tỉnh Thanh Hóa ppt (Trang 35 - 38)

Thanh Hóa là tỉnh đông dân đứng thứ 2 so với cả nước (sau thành phố Hồ Chí Minh). Theo kết quả điều tra của cục thống kê Thanh Hóa, dân số Thanh Hóa đến năm 2004 là: 3.646.593 người.

Bảng 3: Dân số và tỉ lệ dân số thành thị nông thôn

Vùng và thời điểm điều tra Dân số (nghìn người) Dân số (%) Chia ra Thành thị Nông thôn Cả nước 1/4/1994 76.596,7 100,0 23,6 76,39

2002 79.727,4 100,0 25,11 74,89 2003 80.902,4 100,0 25,78 74,22 2003 80.902,4 100,0 25,78 74,22 Bắc trung bộ 1/4/1994 10.030,6 100,0 12,31 87,69 2002 10.299,1 100,0 13,42 86,58 2003 10.410,1 100,0 13,32 86,68 Thanh Hóa 1/10/1979 2.348,8 100,0 5,8 94,2 1/4/1989 2.993,2 100,0 7,2 92,8 1/4/1999 3.467,3 100,0 9,1 90,1 2002 3.593,1 100,0 9,5 90,5 2003 3.620,3 100,0 9,72 90,28

+ Niêm giám thống kê - cục thống kê Thanh Hóa 2000-2004.

Qua bảng 2.3 ta thấy, dân số Thanh Hóa tăng nhanh và tăng nhanh nhất là vào khoảng những năm 1979, 1989, 1999 vào thời điểm 1999 dân số Thanh Hóa là 3.467,3 nghìn người bằng 34,5% so với Bắc Trung Bộ và bằng 3,90% so với cả nước.

Đến 2002 dân số Thanh Hóa tăng lên 5999 nghìn người so với năm 1999, bằng 34,88% so với Bắc trung bộ và bằng 4.50% so với cả nước. Sang đến năm 2003 dân số Thanh Hóa tăng lên 272 nghìn người so với năm 2002 bằng 34,77% so với Bắc Trung Bộ, và 4.47% so với cả nước. Qua sự phân tích trên ta thấy Thanh Hóa có quy mô dân số lớn và ngày càng tăng.

Về dân số giữa thành thị và nông thôn, dân số thành thị của Thanh Hóa không lớn hơn nông thôn, nhưng tốc độ gia tăng mỗi năm ngày càng lớn. Song, so với cả nước và Bắc Trung Bộ thì tốc độ tăng dân số ở thành thị của Thanh Hóa vẫn chậm hơn, so năm 2003/1999 thì dân số thành thị Thanh Hóa tăng lên 0,62%. Trong khi đó Bắc Trung Bộ là 1,01%, cả nước là 2,18%.

Nhìn một cách tổng thể thì dân số Thanh Hóa ngày càng tăng. Nhưng xét qua các thời kỳ, các năm thì có lúc tăng lúc giảm. Dân số Thanh Hóa năm 1989 so với năm 1979 tăng 644.411 người; năm 1999 so với 1989 tăng 474.068 người, năm 2004 so với 1999 tăng 179.232 người. Trong 10 năm cuối thế kỷ XX Thanh Hóa đã hạn chế được tốc độ gia tăng dân số và giảm sinh có hiệu quả.

Bảng 24. Dân số và tỉ lệ sinh, tỷ lệ chết và tỷ lệ tăng tự nhiên dân số

Chỉ tiêu 2000 2001 2002 2003 2004 Dân số trung bình 3540541 3565279 3593147 3620354 3646593 Tỷ lệ sinh 19,62 18,77 17,94 17,55 16,80 Tỷ lệ chết 5,58 5,58 5,85 6,10 6,00 Tỷ lệ tăng tự nhiên 14,04 13,19 12,09 11,45 10,80

Nguồn: Niên giám thống kê 2000-2004 cục thống kê Thanh Hóa.

Qua bảng 4 cho thấy, tỉ lệ tăng dân số tự nhiên của Thanh Hóa mỗi năm ngày càng giảm. Năm 2000 tỉ lệ tăng dân số tự nhiên trong tỉnh là 14,04%, đến năm 2004 xuống còn 10,80%. Nhưng nhìn chung Thanh Hóa vẫn là tỉnh có quy mô dân số lớn nhất trong vùng Bắc Bộ, năm 2003 dân số Hà nội là 3015.0 nghìn người, Thái Bình 1837,0 nghìn người, Nghệ An 2977,3 nghìn người Thanh Hóa là 3620,3 nghìn người. Tình hình dân số của Thanh Hóa hiện tại rất lớn và tương lai còn lớn hơn nhiều. Lao động hiện chiếm một phần không nhỏ trong tổng dân số (50,26% bằng1819927người). Dân số lớn thì nguồn nhân lực sẽ nhiều.

Một phần của tài liệu LUẬN VĂN: Nâng cao chất lượng nguồn nhân lực trong sự nghiệp công nghiệp hóa, hiện đại hóa ở tỉnh Thanh Hóa ppt (Trang 35 - 38)