Giải quyết việc làm

Một phần của tài liệu LUẬN VĂN: Nâng cao chất lượng nguồn nhân lực trong sự nghiệp công nghiệp hóa, hiện đại hóa ở tỉnh Thanh Hóa ppt (Trang 115 - 125)

Việc làm đối với người lao động không chỉ tạo ra của cải vật chất để nuôi sống con người mà còn đảm bảo sự tồn tại, phát triển của cả xã hội. Mặt khác thông qua lao động con người ngày càng phát triển sự khéo léo, kích thích tư duy sáng tạo, và phát triển nhân cách của mình, nâng cao năng lực nhận thức, nâng cao kiến thức tay nghề và để lao động tốt hơn nữa. Văn kiện Đại hội Đảng toàn quốc lần thứ VIII chỉ rõ: "Bảo đảm công văn việc làm cho dân là một mục tiêu xã hội hàng đầu, không để thất nghiệm trở thành căn bệnh kinh niên. Nhà nước chú trọng đầu tư tạo việc làm, đồng thời tạo điều kiện cho các thành phần kinh tế và người lao động. Tạo thêm chỗ làm việc và tự

tạo việc làm. Khuyết khích các tổ chức và cá nhân cùng Nhà nước tổ chức tốt giới thiệu việc làm, đào tạo nghề nghiệp " (40-39).

Hiện nay vấn đề việc làm đang là vấn đề bức xúc của xã hội. Nó vừa là vấn đề kinh tế vừa là vấn đề xã hội. Nguồn nhân lực có được phát huy hay không trước hết phụ thuộc ở chỗ con người có việc làm hay không. Tìm mọi cách tạo ra việc làm cho tất cả mọi người lao động, bảo đảm sử dụng hết sức lao động hiện có cần phải được coi là một nhiệm vụ cấp bách. Thanh Hóa có hơn 3,6 triệu dân với hơn 1,8 triệu lao động. Đó là nguồn nhân lực quan trọng để Thanh Hóa đẩy mạnh tốc độ công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước. Song, nguồn nhân lực ấy phải được sử dụng hết và khắc phục được những lạc hậu, dấu ấn của cơ chế cũ, phải là nguồn nhân lực đã qua đào tạo thì mới trở thành thế mạnh của tỉnh, mới đáp ứng được những đòi hỏi của công cuộc xây dựng đất nước trong thời kỳ đổi mới. Do vậy, giải pháp quan trọng nhất là tỉnh, Đảng bộ cùng với toàn dân ra sức đầu tư phát triển, thực hiện tốt kế hoạch và các chương trình kinh tế xã hội. Khuyến khích mọi thành phần kinh tế, mọi công dân, mọi nhà đầu tư mở mang ngành nghề, tạo nhiều việc làm cho người lao động…

Trước hết, đối với khu vực thành thị. Trong những năm qua tỉnh đã có nhiều nỗ lực trong việc giải quyết việc làm và đã thu được kết quả tương đối tốt. Tỷ lệ thất nghiệp ở thành thị đã giảm liên tục qua năm, đến 2004 tỉ lệ thất nghiệp ở thành thị còn 5,3%. Hiện nay, hiện tượng di dân ra thành phố ngày càng đông, gây thêm sức ép về kinh tế - xã hội và việc làm ở khu vực thành thị. Xuất phát từ tình hình trên, chúng ta có những giải pháp giải quyết việc làm hiện nay và trong thời gian tới ở khu vực thành thị là: Gắn giải quyết việc làm với chương trình phát triển doanh nghiệp quy mô lớn, như hình thành các khu công nghiệp, khu chế xuất, phát triển các tập đoàn sản xuất mạnh của Nhà nước, các Công ty cổ phần, Công ty trách nhiệm, hữu hạn, các dự án thu hút vốn đầu tư nước ngoài để tạo việc làm có giá trị kinh tế cao phù hợp với tính chất đặc thù của lao động thành thị, phát triển hình thức gia công sản xuất hàng hóa tiêu dùng cho xuất khẩu như: May mặc, giầy da, gốm sứ, lắp ráp điện tử.

Thứ hai, đối với khu vực nông thôn. Lực lượng lao động trong nông thôn chiếm phần lớn: 90% với chất lượng lao động thấp, tỉ lệ thất nghiệp không phải là nhỏ, chiếm 0,72% bằng 12.240 người. Lực lượng lao động trong nông thôn hàng năm vẫn tăng gần 2% mà nền kinh tế nông nghiệp vẫn là phát triển thuần túy nông nghiệp, sự chuyển dịch cơ cấu cây trồng đã có nhưng chưa đáng kể. Để giải quyết việc làm cho lao động thuộc lĩnh vực nông thôn, tỉnh cần có sự đầu tư cho các chương trình phát triển nông nghiệp, nông thôn. Chương trình phát triển việc làm thu hút nhiều lao động tại chỗ như: Đa dạng hóa sản xuất nông nghiệp hàng hóa, đổi mới cơ cấu cây trồng, vật nuôi, theo hướng tăng tỷ trọng giống mới có năng suất cao, đầu tư thâm canh mở rộng vụ đông, phát triển vùng cây công nghiệp thế mạnh tập trung như: Hình thành vùng nguyên liệu mía ở Thạch Thành, Sao Vàng, Vĩnh Lộc, Hà Trung, hình thành vùng trồng cao su, cà phê và các cây công nghiệp khác: Lạc, Đậu, Cói, Thuốc lá. Hình thành những vùng trồng cây công nghiệp này sẽ giải quyết được việc làm cho hàng chục ngàn lao động. Hiện nay chúng ta mới chỉ trồng được trên 40.000 ha phấn đấu đến năm 2010 chúng ta sẽ trồng được 60.000 ha những loại cây công nghiệp chủ lực đó. Đồng thời phát triển nuôi trồng thủy, hải sản, phát triển kinh tế trang trại, kinh tế hộ gia đình, đẩy mạnh và đầu tư cho việc chăn nuôi gia súc theo hướng sản xuất hàng hóa. Đầu tư cho việc sơ chế bảo quản nông sản sau khi thu hoạch, có thể lập ra những tổ hợp chuyên sơ chế bảo quản nông sản.

Việc đã dạng hóa sản xuất nông nghiệp hàng hóa, đổi mới cơ cấu cây trồng vật nuôi chính là để tạo ra nhiều việc làm trong nông thôn, và chỉ có tạo ra nhiều việc làm trong nông thôn thì mới giải quyết được làm việc cho lao động nông thôn.

Ngoài ra, những tiềm năng về đất trống, đồi núi trọc, tài nguyên thiên nhiên được khai thác tốt ở các địa phương thì cũng sẽ tạo ra một khối lượng việc làm rất lớn. Nghề rừng cần được tổ chức lại theo hướng xã hội hóa lâm nghiệp chuyển từ khai thác là chủ yếu sang trồng khoanh nuôi, chăm sóc và bảo vệ, gắn việc trồng rừng phòng hộ với phát triển rừng kinh tế và thực hiện theo chế độ giao khoán. Như vậy sẽ tạo thêm

được nhiều việc làm mới cho lao động nông thôn miền núi và trung du, tăng của cải xã hội, bảo vệ được môi trường sinh thái.

Đẩy mạnh hoạt động du lịch, dịch vụ, thương mại, đầu tư, tôn tạo, nâng cấp các điểm du lịch như: Sầm Sơn, Lam Kinh, Bến En, Hàm Rồng... nâng cao chất lượng phục vụ khách du lịch, giải quyết được việc làm cho hàng nghìn lao động.

Thứ ba, đẩy mạnh hơn nữa việc xuất khẩu lao động. Nghị quyết Trung ương 2 khóa VIII ghi rõ: "Mở rộng xuất khẩu lao động trên thị trường đã có và thị trường mới cho phép các thành phần kinh tế tham gia xuất khẩu và làm dịch vụ xuất khẩu lao động trong khuôn khổ luật pháp dưới sự quản lý chặt chẽ của Nhà nước. Việc xuất khẩu lao động không chỉ trực tiếp tạo việc làm cho người lao động nước ta mà qua đó góp phần thu ngoại tệ cho đất nước để đầu tư trở lại cho nền kinh tế quốc dân, tạo mở việc làm trong nước.

Theo tính toán của chương trình giải quyết việc làm giai đoạn 2001 - 2010 trong 10 năm Thanh Hóa phấn đấu đưa đi xuất khẩu lao động - chuyên gia và đi làm việc ở các tỉnh trong cả nước được 62,7 ngàn người. Hiện nay số lao động thất nghiệp ở Thanh Hóa là 221,27 người. Hầu hết trong số đó là lao động giản đơn. Trong khi kinh tế - xã hội của Thanh Hóa chưa phát triển, Thanh Hóa chưa giải quyết hết việc làm cho người lao động trong tỉnh, thì việc tìm kiếm thị trường lao động và xuất khẩu lao động là việc làm cần thiết để giải quyết việc làm cho một phần lao động của tỉnh.

Nhưng hiện nay lao động Việt Nam ở nước ngoài thường bỏ trốn, tỷ lệ bỏ trốn ngày càng cao, làm cho công xưởng của người sử dụng lao động nhỡ kế hoạch nên họ không muốn sử dụng lao động Việt Nam nữa, họ hướng sang thị trường lao động khác. Ví dụ: 2004 thị trường lao động ở Nhật Bản nhận 41.000 người Trung Quốc. Số lao động của Trung Quốc sang Nhật đông nhưng tỷ lệ bỏ trốn ít, còn Việt Nam số lao động sang Nhật năm 2004 ít (2.000 người) nhưng tỷ lệ bỏ trốn cao, lên tới 34,1%. Nguyên

nhân của việc lao động ở nước ta ngoài bỏ trốn là khi họ đang lao động ở nước ngoài, họ có thu nhập cao hơn, đời sống vật chất đầy đủ hơn ở nhà, khi trở về nước họ sống sẽ thiếu thốn về vật chất. Điều chủ yếu là lại không tìm được việc làm nên khi gần hết thời hạn lao động họ bỏ trốn. Mặt khác một số người lao động năm đầu họ hưởng mức lương tập sự thấp hơn người bản địa, họ thắc mắc và không làm nữa, hoặc do thiếu sự hiểu biết về luật lệ và những quy định cho người lao động nước ngoài tại nước bản địa nên họ xích mích và bỏ việc.

Ông Kasuo Yama Zaki - Phó ban tu nghiệp sinh nước ngoài của Cục phát triển việc làm, Bộ y tế lao động Nhật Bản cho biết: Chúng tôi muốn nhận người lao động Việt Nam vào làm việc, vì người lao động Việt Nam cần cù, tháo vát, nhanh nhẹn, mặt khác nền văn hóa, phong tục, tập quán của người Việt Nam rất gần với Nhật Bản. Nhưng tỷ lệ bỏ trốn của người lao động Việt Nam rất cao. Nên chúng tôi phải hướng sang nhận lao động ở nước khác. Chúng tôi cần những người lao động có tay nghề, có phẩm chất. Chúng tôi không thể nhận lao động ở những nước có tỷ lệ bỏ trốn cao (báo Sài Gòn giải phóng 9/2005).

Việt Nam xuất khẩu lao động sang rất nhiều nước và tỷ lệ lao động bỏ trốn ở các nước cũng rất nhiều. Nếu tình trạng này ngày càng gia tăng thì chúng ta sẽ không còn thị trường để xuất khẩu lao động nữa.

Từ thực tế đó họ thấy việc đẩy mạnh xuất khẩu lao động cần phải được chuẩn bị đó là sự chuẩn bị về nguồn lao động. Để có được nguồn lao động đáp ứng yêu cầu lao động của thị trường nước ngoài, chúng ta cần đầu tư xây dựng các trung tâm dạy nghề dành riêng cho đối tượng đi lao động ở nước ngoài. Ngoài thực hiện những chính sách những đã triển khai chúng ta còn phải đẩy mạnh việc trang bị cho nguồn lao động kiến thức nghiệp vụ chuyên môn, trang bị cho họ sự hiểu biết về luật lệ sử dụng người lao động nước ngoài của những nước sử dụng lao động, để tránh tình trạng sau này người lao động do không nắm bắt được các thông lệ của nước sử dụng lao động đã gây xích mích với chủ lao động và bỏ trốn. Đồng thời giáo dục đạo đức phẩm chất chính trị cho

những người đi lao động ở nước ngoài. Nếu không, sau khi sang lao động ở ngoài họ dễ bị bọn "cò mồi" mối lái rồi bỏ trốn ra làm ngoài để mong có thu nhập cao hơn. Và để người lao động sau khi hết hạn lao động trở về nước thì chúng ta phải xây dựng đề án cho những người lao động ở nước ngoài khi về nước có việc làm.

Thực hiện tốt những biện pháp trên chúng ra sẽ giữ vững và mở rộng được thị trường lao động ở nước ngoài. Và có như vậy chúng ta mới đẩy mạnh được việc xuất khẩu lao động, tạo mở ra nhiều việc làm cho người lao động trong tỉnh.

Thứ tư, cần giải quyết lao động dôi dư. Do sắp xếp lại các doanh nghiệp hoặc thực hiện việc cổ phần hóa các doanh nghiệp Nhà nước, sẽ có thể nảy sinh tình trạng dôi dư lao động ở ngành này, khu vực này nhưng lại thiếu lao động ở khu vực khác. Do đó có sự điều chỉnh lao động, tạo thêm ngành nghề mới để thu hút hết lao động, tránh tình trạng sa thải hàng loạt đẩy người lao động vào khó khăn kinh tế, làm cho vấn đề xã hội thêm gay gắt. Đặc biệt cần tăng cường và sử dụng quỹ Nhà nước để tạo việc làm hiệu quả hơn.

Phân bố hợp lý để sử dụng có hiệu quả lực lượng lao động xã hội là một vấn đề rất lớn, rất khó khăn kinh tế, làm cho vấn đề xã hội thêm gay gắt. Đặc biệt cần tăng cường và sử dụng quỹ Nhà nước để tạo việc làm hiệu quả hơn.

Phân bố hợp lý để sử dụng có hiệu quả lực lượng lao động xã hội là một vấn đề rất lớn, rất khó khăn. Bước vào nền kinh tế thị trường ta không thể sử dụng chỉ biện pháp hành chính để điều động cán bộ công nhân viên như thời kế hoạch hóa tập trung và bao cấp trước đây, mà cần có một hệ thống các chính sách có tác dụng khuyến khích lao động đến những nơi cần thiết như nông thôn, vùng núi, hải đảo, vùng xa, vùng sâu, vùng đồng bào dân tộc thiểu số; có chính sách ưu đãi về lương, trợ cấp tàu xe, đi lại, nghỉ phép, ưu tiên về chế độ đào tạo, bồi dưỡng, chính sách nhà ở.

Tỉnh cần dựa vào mục tiêu, phương hướng phát triển kinh tế - xã hội từng thời kỳ để đưa ra chiến lược phát triển nguồn nhân lực, phù hợp, thích ứng để tránh tình trạng lao động chỗ thừa, chỗ thiếu.

Để giải quyết lao động dôi dư phải giải quyết tận gốc. Đó là, đào tạo bồi dưỡng cần căn cứ vào mục tiêu, phương hướng phát triển kinh tế - xã hội của tỉnh. Đồng thời có sự điều chỉnh lao động tạo thêm ngành nghề mới để thu hút lao động vào làm. Làm tốt những vấn đề trên là giải quyết tốt vấn đề việc làm chính là chất kích thích tốt nhất đến nỗ lực của mỗi người lao động trong học tập công tác, rèn luyện tay nghề, do đó mà nâng cao chất lượng nguồn nhân lực của xã hội.

Thứ năm, tiếp tục thực hiện chương trình định canh định cư và xây dựng vùng kinh tế mới nhằm phân bố lại lao động, sử dụng hiệu quả nguồn nhân lực.

Định canh, định cư và di dân vùng kinh tế mới là một chủ trương đúng đắn của Đảng và Nhà nước. Đây là việc làm thiết thực nhằm phân bố lại và sử dụng hợp lý nguồn nhân lực xã hội. Khai thác thế mạnh, tiềm năng tự nhiên phát triển kinh tế và có ý nghĩa chiến lược trên tất cả các lĩnh vực kinh tế - xã hội, an ninh quốc phòng. Chương trình định canh, định cư và di dân xây dựng vùng kinh tế mới đã được thực hiện trên toàn quốc và ở Thanh Hóa gần 40 năm qua (từ 1963). Chỉ tính 10 năm trở lại đây, từ năm 1990 đến 2000, toàn tỉnh đã thực hiện công tác định canh, định cư cho 21.397 hộ với tổng số vốn đầu tư là 49.513 triệu đồng và di dân xây dựng vùng kinh tế mới cho 7.119 hộ với tổng số vốn đầu tư gần 20 tỷ đồng.

Việc định canh, định cư, di dân xây dựng vùng kinh tế mới của tỉnh Thanh Hóa đã đáp ứng được nhu cầu lợi ích của nhân dân về nhu cầu ổn định và phát triển kinh tế, giải quyết việc làm, góp phần tích cực vào việc thực hiện sử dụng hiệu quả nguồn nhân lực nhằm nâng cao chất lượng nguồn nhân lực.

Tuy nhiên, Thanh Hóa vẫn là một tỉnh có dân số đông, phân bố không đều giữa các vùng, vùng thành phố và thị xã có mật độ dân số cao: 2.046 người/km2. Hai vùng này tập trung tới 71,5% dân số cả tỉnh, nhưng chỉ chiếm có 28,13% diện tích lãnh thổ, còn khu vực miền núi có diện tích rộng lớn 71,87% nhưng lại có rất ít dân số sinh sống. Sự bất hợp lý này đòi hỏi Thanh Hóa phải tiếp tục thực hiện chương trình định canh, định cư và di dân vùng kinh tế mới, nhằm phân bố lại lao động và khai thác có hiệu quả tài nguyên đất đai và lợi thế của miền núi.

Tiềm năng đất đai của Thanh Hóa cần được đưa vào khai thác sử dụng còn rất lớn. Trong tổng số đất đai có khả năng canh tác nông - lâm - thủy sản: 342.494,8 ha, gồm:

+ Diện tích được quy hoạch vào các dự án: 327, 773 là 108.792 ha.

+ Diện tích mặt nước chưa được sử dụng những năm tới như đảo Mê, Điện Sơn:

(adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

Một phần của tài liệu LUẬN VĂN: Nâng cao chất lượng nguồn nhân lực trong sự nghiệp công nghiệp hóa, hiện đại hóa ở tỉnh Thanh Hóa ppt (Trang 115 - 125)