Đẩy mạnh phát triển khoa học công nghệ nhằm xây dựng và phát triển đội ngũ cán bộ khoa học, công nghệ của tỉnh

Một phần của tài liệu LUẬN VĂN: Nâng cao chất lượng nguồn nhân lực trong sự nghiệp công nghiệp hóa, hiện đại hóa ở tỉnh Thanh Hóa ppt (Trang 125 - 131)

triển đội ngũ cán bộ khoa học, công nghệ của tỉnh

Khoa học và công nghiệp tác động hết sức sâu sắc và mạnh mẽ đến mọi mặt của cuộc sống con người, đến sự tăng trưởng và phát triển kinh tế, đến đời sống chính trị và văn hóa của xã hội, đến khả năng quốc phòng và an ninh của mọi quốc gia đến quan hệ quốc tế và việc giải quyết những vấn đề toàn cầu của thời đại. Nhận thức rõ vai trò đó của khoa học và công nghệ, Đảng ta đã có nhiều nghị quyết quan trọng về khoa học và công nghệ. Đặc biệt hội nghị trung ương 2 (khóa VIII) đã nhấn mạnh. "Cùng với giáo dục - đào tạo, khoa học và công nghệ là quốc sách hàng đầu, là động lực phát triển kinh tế - xã hội là động lực phát triển kinh tế - xã hội, là điều kiện cần thiết để giữ vững độc lập dân tộc và xây dựng thành công chủ nghĩa xã hội. Công nghiệp hóa - hiện đại hóa đất nước bằng và dựa vào khoa học, công nghệ" 34-59.

Theo chương trình hành động thực hiện Nghị quyết Trung ương 2 (khóa VIII) về khoa học, công nghệ. Tỉnh Đảng bộ Thanh Hóa đã xác định mục tiêu từ năm 2001 đến 2010 là: Phấn đấu nâng cao mặt bằng khoa học và dân trí lên một bước để có thể tiếp thu và vận dụng các thành tựu khoa học, tiến bộ kỹ thuật trong các lĩnh vực của đời sống xã hội.

Đây là vấn đề khá bức bách, bởi vì sự phát triển khoa học công nghệ của tỉnh rất chậm, tuy mấy năm nay đã có một số đóng góp đáng quý trong việc triển khai áp dụng các tiến bộ kỹ thuật vào sản xuất và đời sống nhân dân.

Để khoa học công nghệ trở thành sức mạnh thúc đẩy kinh tế - xã hội phát triển thì bản thân khoa học công nghệ phải được phát triển ở một mức độ nhất định. Điều kiện phát triển của khoa học công nghệ đó là môi trường thuận lợi. Môi trường đó vừa bao gồm những nhu cầu nhiều mặt của sản xuất và đời sống xã hội đối với khoa học công nghệ, có tác dụng kích thích đối với khoa học công nghệ, vừa bao gồm những điều kiện kinh tế, văn hóa xã hội cùng các chính sách, cơ chế quản lý của Nhà nước, của tỉnh. Vì vậy, để phát triển khoa học, công nghệ nhằm xây dựng và phát triển đội ngũ cán bộ khoa học, công nghệ chúng ta cần phải quan tâm đến những giải pháp sau:

Một là, tăng cường đầu tư ngân sách cho khoa học và công nghệ.

Không thể nói đến sự phát triển của khoa học và công nghệ nếu không đầu tư hoặc đầu tư không đúng mức. Sự đầu tư nhỏ giọt vào phân tán sẽ không mang lại kết quả mong muốn. Đã từ lâu nhiều năm nay sự đầu tư cho khoa học công nghệ quá thấp, sự đầu tư thấp nên cơ sở nghiên cứu nhỏ bé, nghèo nàn, thiết bị lạc hậu. Người làm khoa học không thể sống bằng nghề của mình nếu chỉ tập trung nghiên cứu. Điều đáng nói hơn là các nhà nghiên cứu không thể phát huy khả năng của mình với cơ sở nghiên cứu nhỏ bé, lạc hậu đó. Vì vậy, rất nhiều nhà khoa học trong tỉnh đã ra đi các tỉnh ngoài để làm việc khắc phục tình trạng đầu tư quá thấp, đại hội đại biểu tỉnh Đảng bộ Thanh Hóa lấn thứ XV đã đề ra chủ trương: "Tiếp tục đầu tư cơ sở vật chất cho hoạt động khoa học - công nghệ và môi trường vào sản xuất và đời sống. Từng bước nâng cao năng lực nội sinh về khoa học và công nghệ, tiếp thu và vận dụng sáng tạo những công nghệ nhập, tiến tới tạo ra công nghệ mới trên một số lĩnh vực cần thiết cho phát triển của tỉnh" 70-49. Do đó, ngoài tăng từ ngân sách Nhà nước Thanh Hóa huy động các nguồn lực khác, phấn đấu tăng ngân sách cho khoa học công nghệ đạt 2% tổng ngân sách.

Căn cứ vào định hướng kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội của tỉnh 2006-2010 chúng ta tập trung đầu tư cho một số lĩnh vực cơ bản sau:

+ Tăng cường đầu tư cho nghiên cứu ứng dụng công nghệ sinh học phát triển nông - lâm - ngư nghiệp theo hướng sản xuất hàng hóa thích nghi với điều kiện khí hậu, thời tiết thổ nhưỡng từng vùng của Thanh Hóa. Chương trình này rất cần cho sự phát triển kinh tế - xã hội của tỉnh bởi Thanh Hóa là một tỉnh sản xuất nông nghiệp là chủ yếu. Do đó chúng ta phải đầu tư trước hết là cho khoa học - công nghệ trong sản xuất nông nghiệp. Đầu tư cho chương trình này chúng ta sẽ tiếp cận và làm chủ được một số công nghệ sinh học chủ yếu trong sản xuất giống cây trồng vật nuôi. Công nghệ sản xuất hạt giống lúa lai, ngô lai, công nghệ điều khiển giới tính trong sản xuất cá rô phi, tôm càng xanh siêu đực, công nghệ sấy phôi trong sản xuất bò giống (bò sữa và bò thịt) để đến năm 2010 cơ bản chủ động được giống, cây trồng, vật nuôi có năng suất chất lượng cao phù hợp với Thanh Hóa.

+ Tăng cường đầu tư cho nghiên cứu ứng dụng công nghệ tiên tiến, đổi mới và hiện đại hóa công nghệ thiết bị trong công nghiệp nhằm nâng cao chất lượng, hạ giá thành, tạo ra bước đột phá về năng suất, chất lượng sản phẩm hàng hóa, hướng trọng tâm vào lĩnh vực sản xuất vật liệu xây dựng, chế biến bảo quản nông sản thực phẩm sau thu hoạch và chế biến sản phẩm phục vụ xuất khẩu. Phấn đấu không để tụt hậu trong các lĩnh vực mà tỉnh có ưu thế: Công nghiệp xi măng, công nghiệp mía đường, công nghiệp giống, sản xuất phân bón, vật liệu xây dựng (đá ốp lát, gạch Ceramic...) công nghiệp may mặc, giày da... đồng thời thực hiện tốt chương trình phát triển công nghiệp thông tin, từng bước hình thành các ngành công nghiệp mới như: Công nghệ sản xuất phần mềm ứng dụng, công nghệ lắp ráp máy tính điện tử, công nghệ khai thác và chế biến khoáng sản.

Để thực hiện được việc tăng cường đầu tư cho nghiên cứu ứng dụng khoa học - công nghệ vào các lĩnh vực ưu thế và trọng điểm trên các cấp ủy Đảng và quản lý Nhà nước của tỉnh phải thực hiện các giải pháp lãnh đạo và chỉ đạo xây dựng kế hoạch và triển khai thực hiện kế hoạch khoa học công nghệ, tạo các điều kiện thuận lợi cho hoạt động khoa học công nghệ, tăng nhanh tổng đầu tư cho khoa học công nghệ, thành lập quỹ phát triển khoa học công nghệ tỉnh nhằm hỗ trợ hoàn thiện kết quả khoa học - công

nghệ. Tăng cường kinh phí từ ngân sách Nhà nước cho các hoạt động khoa học - công nghệ. Phấn đấu từ năm 2006 đến 2010 kinh phí ngân sách Nhà nước mỗi năm tăng 15% (Giai đoạn 2001-2005 là 10%, năm 2005 là 12 tỷ đồng). Bổ sung, điều chỉnh các chính sách khuyến khích đầu tư của tỉnh. Đổi mới và nâng cao chất lượng hoạt động tín dụng ngân hàng để huy động nguồn vốn nhàn rỗi trong nhân dân, đồng thời tranh thủ nguồn vốn từ các ngân hàng thương mại trung ương để cho vay đầu tư phát triển sản xuất, thực hiện những nghiên cứu ứng dụng khoa học công nghệ, làm được những điều trên sẽ tạo điều kiện thuận lợi cho các ngành khoa học công nghệ phát triển.

Hai là, tạo lập thị trường khoa học công nghệ.

Khi những sáng tạo trong khoa học càng nhiều, được áp dụng ngày càng lớn và mang lại hiệu quả cao, thì đòi hỏi phải có thị trường khoa học và công nghệ. Chính nhu cầu thị trường sẽ quyết định các hướng nghiên cứu và sáng tạo các loại hình công nghệ mới, các phát minh khoa học. Vì vậy tỉnh cần phải đầu tư xây dựng trung tâm ứng dụng chuyển giao công nghệ của tỉnh, phải xây dựng những cơ sở sản xuất với quy trình công nghệ cao, tạo điều kiện cho việc triển khai, ứng dụng chuyển giao công nghệ, khuyến khích các thành phần kinh tế đầu tư ứng dụng khoa học công nghệ vào sản xuất kinh doanh. Đại hội tỉnh Đảng bộ Thanh Hóa lần thứ XV đã chỉ rõ: "Ưu tiên cho việc nghiên cứu lựa chọn khảo nghiệm đưa nhanh các giống cây trồng, vật nuôi có năng suất và chất lượng cao vào sản xuất, ứng dụng công nghệ thông tin (trong đó chú ý công nghiệp sản xuất phần mềm), công nghệ sinh học, công nghệ chế biến nông lâm hải sản, công nghệ sau thu hoạch, bảo vệ môi trường. Tăng cường đầu tư cho đổi mới công nghệ, đổi mới sản phẩm, nâng cao năng lực cạnh tranh của hàng hóa trên thị trường" [70-48].

Đồng thời tỉnh cần có những chính sách khuyến khích hướng dẫn trường Đại học trong tỉnh xây dựng các trung tâm ứng dụng chuyển giao công nghệ, cơ sở sản xuất. Đây là bước triển khai làm cho khoa học và sản xuất xích lại gần nhau. Nghiên cứu khoa học trong các trường đại học bước đầu tạo điều kiện phát huy tác dụng của các công nghệ tiên tiến nhập từ nước ngoài, nghiên cứu cải tiến và tạo khả năng sáng chế ra công

nghệ mới để phát triển đất nước. Các trường đại học, trung học chuyên nghiệp và các trư- ờng dạy nghề là nơi cung cấp các dịch vụ tư vấn, ứng dụng và triển khai tiến bộ khoa học - công nghệ vào đời sống. Trong tỉnh có trường Đại học Hồng Đức và có trung tâm ứng dụng khoa học kỹ thuật của trường, song cũng chưa thật sự trở thành trung tâm chuyển giao công nghệ và trường cũng chưa xây dựng được các cơ sở sản xuất. Do đó, khoa học và sản xuất chưa gần gũi nhau, chưa tác động lẫn nhau để phát triển. Từ nay đến năm 2010 Thanh Hóa phải phấn đấu đầu tư cho trường Đại học Hồng Đức thực hiện xây dựng trung tâm ứng dụng khoa học kỹ thuật của trường trở thành trung tâm ứng dụng chuyển giao công nghệ điển hình của tỉnh.

Ba là, tạo động lực phát triển toàn diện đội ngũ cán bộ khoa học và công nghệ, đồng thời xây dựng chính sách nhằm thu hút lực lượng lao động khoa học và công nghệ.

Qua 10 năm từ năm 1995 đến 2005 đội ngũ cán bộ khoa học kỹ thuật của tỉnh Thanh Hóa đã có bớc phát triển về số lợng và chất lượng, đã góp phần quan trọng cho sự phát triển không ngừng của nền kinh tế - xã hội của tỉnh. Tuy nhiên, khi xem xét toàn diện trình độ học vấn, sự phân bố và sử dụng đội ngũ cán bộ khoa học kỹ thuật ở Thanh Hóa ta thấy vẫn còn nhiều bất cập. Để khắc phục những yếu kém và tạo động lực phát triển toàn diện đội ngũ cán bộ khoa học của tỉnh thì chúng ta cần phải tạo điều kiện, môi trường làm việc tốt cho người làm công tác nghiên cứu khoa học, công nghệ. Người làm khoa học công nghệ không thể thiếu trang thiết bị, nhất là trang thiết bị hiện đại. Nếu trang thiết bị cũ kỹ, lạc hậu thì làm cho người nghiên cứu khoa học, công nghệ không có điều kiện thuận lợi để phát huy khả năng của mình. Vì vậy ở họ sự nhiệt tình, sự say mê nghề nghiệp bị giảm sút. Hiện nay số cán bộ nghiên cứu khoa học, cơ bản trong tỉnh đã ít, ngày lại càng ít. Vì có một số người đã về hưu còn số người chọn nghề nghiên cứu khoa học cơ bản cũng có rất ít người về Thanh Hóa để công tác, do điều kiện để nghiên cứu khoa học công nghệ ở Thanh Hóa thiếu thốn. Mặt khác con người làm khoa học và công nghệ cũng không thể sống hết mình vì khoa học nếu lương, tiền không thỏa đáng để đảm bảo cuộc sống. Do vậy, việc cải thiện đời sống cho họ, có chế độ lương phù hợp và

thỏa đáng đối với họ là rất cần thiết. Đây cũng là một động lực quan trọng thúc đẩy sự hoạt động và sáng tạo của các nhà khoa học. Đi liền với việc thực hiện chính sách tiền lương thỏa đáng đó là chế độ lương, phụ cấp và trợ cấp đối với đội ngũ cán bộ khoa học, công nghệ và cho những công trình khoa học và công nghệ có giá trị, đảm bảo thu nhập thích đáng thông qua việc thu hút họ tham gia các hợp đồng nghiên cứu cơ bản và ứng dụng triển khai. Trong những năm gần đây, tỉnh, Đảng bộ Thanh Hóa đã chủ động thực hiện phương án này nhưng chưa được đẩy mạnh. Để sớm có được đội ngũ cán bộ khoa học và công nghệ hàng đầu làm nòng cốt cho việc phát triển nguồn nhân lực có chất lượng và hiệu quả, điều đó cần phải được duy trì thường xuyên và ngày càng nâng cao.

Bên cạnh những chế độ tiền lương, tiền thưởng, lợi ích vật chất, lợi ích kinh tế, những ngời hoạt động trong lĩnh vực khoa học, công nghệ còn quan tâm đến một lợi ích khác, đó là lợi ích tinh thần là nhu cầu được thừa nhận, được động viên, khen thưởng kịp thời. Tỉnh Thanh Hóa còn nghèo những người làm công tác khoa học hiểu rất rõ điều đó. Vì vậy, họ không đòi hỏi phải được thưởng thật nhiều nhưng họ rất muốn được khen thởng kịp thời. Hàng năm mở ra những cuộc hội thảo, hội nghị về khoa học, công nghệ. Đồng thời trao các giải thưởng cho các thành tựu khoa học công nghệ trong tỉnh. Thực hiện tốt những điều đó sẽ có tác dụng tích cực động viên các nhà khoa học hăng hái hoạt động khoa học và sáng tạo. Cùng với những điều kiện trên, chúng ta thực hiện dân chủ, phát huy tinh thần sáng tạo, tăng cường đoàn kết, ý thức trách nhiệm xã hội của các nhà khoa học trong hoạt động nghiên cứu và triển khai ứng dụng. Với môi trường như vậy, chúng ta sẽ khuyến khích họ hoạt động sáng tạo. Đồng thời với việc tạo điều kiện cho người làm công tác khoa học, công nghệ tỉnh cần phải có chính sách thu hút nhân tài, thu hút cán bộ khoa học, công nghệ là người Thanh Hóa về tỉnh công tác. Nhằm tăng nhanh lực lượng nghiên cứu triển khai, từng bước hình thành đội ngũ chuyên gia giỏi trong nghiên cứu khoa học, tăng cường cán bộ khoa học kỹ thuật về cơ sở. Để thực hiện điều đó tỉnh phải xây dựng chính sách, phải ban hành cụ thể chủ trương "mời gọi trí thức" về tỉnh Thanh Hóa làm việc. Năm 1997, tỉnh cũng đã có chính sách thu hút nhân tài về tỉnh, song chỉ áp dụng cho trường Đại học Hồng Đức. Nhưng chế độ đề ra cũng chưa hấp dẫn như một số tỉnh khác (Bình Dương, Quảng Trị). Bởi Thanh Hóa là một tỉnh nghèo cơ sở vật chất, kỹ thuật chưa phát triển, nên cũng rất khó

khăn trong việc "chiêu hiền đãi sĩ". Để có thể làm được điều này chúng ta phải xây dựng và nâng cao cơ sở vật chất - kỹ thuật của tỉnh, phải xây dựng phát triển được các khu công nghiệp, như phát triển hơn nữa khu công nghiệp Bỉm Sơn. Mở rộng và phát triển cảng Lễ Môn, xây dựng khu đô thị Nghi Sơn thành một điểm phát triển kinh tế phía Bắc. Đồng thời đẩy mạnh đầu tư, xây dựng, phát triển những điểm du lịch ở Thanh Hóa hơn nữa, như du lịch Sầm Sơn, khu du lịch Lam Kinh, Hàm Rồng, Bến En… Muốn vậy, phải lập dự án (đây là khâu quan trọng), kêu gọi các nhà đầu tư trong nước và ngoài nước và phải được sự hỗ trợ của trung ương. Có như vậy Thanh Hóa mới phát triển, mới xây dựng được cơ sở vật chất kỹ thuật của tỉnh. Từ đó tạo tiền đề cho chúng ta phát triển nguồn nhân lực toàn diện, phát triển đội ngũ cán bộ khoa học, thu hút nhân tài, thu hút được lực lượng lao động khoa học và công nghệ.

Tóm lại, đẩy mạnh việc phát triển khoa học - công nghệ là nhằm nâng cao trình độ học vấn, tri thức, tay nghề chuyên môn, hoàn thiện kỹ năng, kỹ xảo nghề nghiệp cũng như nâng cao, mở rộng trình độ hiểu biết. Từ đó, đội ngũ lao động Thanh Hóa có thể nhanh chóng tiếp thu các thành tựu khoa học tiến bộ kỹ thuật trong các lĩnh vực của

Một phần của tài liệu LUẬN VĂN: Nâng cao chất lượng nguồn nhân lực trong sự nghiệp công nghiệp hóa, hiện đại hóa ở tỉnh Thanh Hóa ppt (Trang 125 - 131)