Đào tạo người lao động là một quá trình không ngừng

Một phần của tài liệu LUẬN VĂN: Nâng cao chất lượng nguồn nhân lực trong sự nghiệp công nghiệp hóa, hiện đại hóa ở tỉnh Thanh Hóa ppt (Trang 104 - 106)

Đào tạo người lao động là một quá trình không ngừng, đó chính là sự đào tạo và đào tạo lại, sự bồi dưỡng và nâng cao kiến thức để thích ứng với công việc, đó là một quá trình không ngừng nâng cao năng lực của con người.

Đào tạo người lao động là một quá trình không ngừng đã được tiến hành ở nhiều quốc gia, nó chỉ ra xu hướng của việc đào tạo sau này nên tùy theo vào thời điểm, nhu cầu của mỗi cá nhân, vào nhu cầu của sự phát triển kinh tế - xã hội mà có kế hoạch đào tạo.

Trong thời kỳ CNH, HĐH khoa học có sự phát triển cao và xã hội có sự cải biến lớn, con người cần được bồi dưỡng năng lực thích ứng với những biến đổi đó, con người cần được đào tạo thêm, đào tạo lên, đào tạo lại.

Thực tế cho thấy rằng những kiến thức, kỹ năng được học ở trường lúc còn trẻ về cơ bản là tạo cơ sở, nền tảng để lao động, để học trong lao động; còn một phần kiến thức phải do nhu cầu công việc và đời sống mà người lao động tự tạo ra (tự đào tạo). Đặc biệt là trong giai đoạn hiện nay khoa học công nghệ phát triển như vũ bão làm cho kiến thức được trang bị trong nhà trường mà người lao động đã tiếp thu những năm trước đó, nhanh chóng bị lạc hậu, người lao động không học bồi dưỡng thêm lên, không được đào tạo lại để thích ứng thì không thể hoàn thành tốt công việc của mình. Chính vì vậy, Đảng, Nhà nước và tỉnh Thanh Hóa phải có cơ chế chính sách về giáo dục, đào tạo: giáo dục đào tạo mở rộng, giáo dục - đào tạo không ngừng như: mở các lớp học bồi dưỡng để nâng cao trình độ, đào tạo liên thông, đào tạo lại, đào tạo từ xa, đào tạo theo chứng chỉ... phát triển nhiều hình thức học tập theo quan điểm giáo dục cả đời. Có như vậy nguồn lao động mới không bị mai một mà luôn nâng cao về mặt chất lượng và số lượng. Người lao động không bị cột chặt vào một nghề trong suốt cuộc đời, mà họ có thể học tập bất kỳ lúc nào, ở đâu, họ được đào tạo bất cứ thời điểm nào để có thể thay đổi nghề nghiệp, để có thể nâng cao tay nghề. Vì vậy học tập và được đào tạo diễn ra trong suốt quãng đời lao động của họ, đó là một quá trình không ngừng. Để thực hiện được điều này ở Thanh Hóa không phải là dễ, tỉnh phải có kế hoạch cụ thể, phải chuẩn bị về trường lớp, cả đội ngũ giáo viên, cả về chương trình đào tạo, lịch trình đào tạo và phải được sự hỗ trợ, quan tâm của Đảng, Nhà nước, được sự tiếp sức của Bộ Giáo dục - đào tạo và sự liên kết chặt chẽ với các trường đại học khác.

Trong những năm tới Thanh Hóa có hướng chú ý đẩy mạnh mảng đào tạo và đào tạo lại, đào tạo lên, tức hình thức đào tạo liên thôn, và mở những đợt học tích lũy chứng chỉ cho một số ngành như tin học, ngoại ngữ, nuôi trồng thủy sản, chế biến nông

Một phần của tài liệu LUẬN VĂN: Nâng cao chất lượng nguồn nhân lực trong sự nghiệp công nghiệp hóa, hiện đại hóa ở tỉnh Thanh Hóa ppt (Trang 104 - 106)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(146 trang)