Ngôn ngữ đối thoại nhân vật

Một phần của tài liệu Chủ nghĩa hiện thực và mô hình phản ánh nghệ thuật (Trang 116 - 123)

(Qua một số tác phẩm tiêu biểu)

3.3.1. Ngôn ngữ đối thoại nhân vật

Đúng như Heideger khẳng định, ý nghĩa là tinh thần của ngôn ngữ. Ngôn ngữ hàm chứa và biểu lộ bản chất của sự vật, của con người. tư duy phải hướng theo ngôn ngữ, chứ không phải tư duy bằng ngôn ngữ. Trong các sáng tác của Kafka có rất nhiều các cuộc đối thoại và đó cũng chính là dụng công nghệ thuật đầy ý nghĩa của ông. Đối thoại là hình thức giao tiếp thường xuyên, phổ biến của ngôn ngữ. Theo tiền đề lý luận của Bakhtin thì lời nói của con người mang tính đối thoại, tính đối thoại là tính phổ quát của ngôn từ và tư duy con người. Tính kích thích của phát ngôn hầu như được phản xạ lại bởi phát ngôn sau đó. Cũng theo M. Bakhtin thì tác giả văn học không biết đưa vào và “phối khí” trong câu văn của mình những tiếng nói khác nhau ở ngoài đời thì người ấy dù có cố gắng thế nào cũng không thể với được bản chất của tiểu thuyết. Đặc trưng của đối thoại luôn luôn là “không mang tính quan phương, tính công cộng, là kiểu trò truyện giản dị, xuề xoà nói bằng khẩu ngữ, là không khí bình đẳng về tinh thần đạo đức giữa những người phát

ngôn. Đặc trưng cho ngôn từ đối thoại là sự luân phiên của các phát ngôn khác nhau” (3,130). Nhưng tiếp cận những đối thoại của Kafka người ta phải hình thành một quan niệm, một giác độ hoàn toàn khác của ngôn ngữ đối thoại. Tương phản mạnh mẽ với sự hài hoà và cân bằng của giao tiếp, các cuộc đối thoại trong sáng tác của nhà văn sống hết mình cho văn chương này luôn phát lộ đặc tính vừa lê thê, vừa trúc trắc, lại gây hiệu ứng lệch pha. Lâu đài là tiểu thuyết có thể coi là đã được đối thoại hoá bởi tần số xuất hiện cũng như dung lượng của đối thoại. Anh em nhà Karamotov của Dostoievski là tác phẩm cũng được đối thoại hoá và nhờ thủ pháp này hiệu quả nghệ thuật của tác phẩm đã được tăng lên rất nhiều trong tính dân chủ và đa thanh của nó.

Lâu đài không phải là những đối thoại liên tiếp triền miên như Chim bạch yến cho ai của Hemingway, nhưng đó là đặc điểm nổi bật của tiểu thuyết. Lâu đài

được đối thoại hoá trong những cuộc giao tiếp dằng dặc, quy mô của K với bà chủ quán, của K với Barnabas, của K với gã thày giáo hống hách... và đặc biệt của K với Frida, với Olga. Cuộc nói chuyện của chàng với người vợ sắp cưới Frida chỉ với chủ đề K thì muốn tống khứ bọn giúp việc lười biếng, thóc mách còn Frida có quan điểm ngược lại nhưng cuộc thoại kéo dài 9 trang giấy và bị lôi kéo sự chú ý vào những câu nói không đâu; Cuộc đối thoại tưởng kéo dài mãi nếu không có tiếng gõ cửa. Nhưng khi cánh cửa mở ra. lại tiếp tục đón nhận một cuộc đối thoại nhấm nhẳng, lê thê khác. Đó là cuộc đối thoại giữa K, Frida với Jancsi – cậu học trò tỏ ra bất mãn với thái độ của gã thày giáo và sang gặp K để thể hiện thiện chí đồng minh. Và cũng vừa tiễn cậu bé ra về chưa ấm cổng thì K lại rơi tõm vào mê cung đối thoại vừa ngột ngạt, bí bức vừa căng thẳng với gã thày giáo chó săn đang đi bới lông tìm vết... Cứ thế , cứ thế tác phẩm cuốn nhân vật cùng độc giả vào các cuộc giao tiếp nặng nề, rắc rối với những chuỗi câu cũng dằng dặc trong hàng loạt các phụ từ phức tạp mà chủ thể phát ngôn như một cái máy chỉ cần bấm nút điều khiển là cứ ồng ộc tuôn ra. Hình ảnh con người thụ động, vô cảm cũng lồ lộ dưới những đối thoại ấy. Trong Lâu đài thì cuộc đối thoại quy mô nhất là cuộc nói chuyện của Olga với K. Ở đây hình thức đối thoại được bật ra tự nhu cầu tự thân của chủ thể và nó kéo dài tới 103 trang truyện. Tính vô tận tiềm tàng của đối thoại trong các cấu tứ của Kafka tự bản thân nó đã giải quyết vấn đề là kiểu đối thoại không thể có tính cốt truyện được, theo ý nghĩa chặt chẽ của từ này. Đối

thoại của Kafka luôn có tính chất ngoài cốt truyện vì nó không hề ăn nhập vào mối quan hệ qua lại về mặt tình tiết, trong cấu trúc nội tại của nó... Những cuộc thoại dài hơi cũng xảy ra tương tự, tuy ở mức độ thấp hơn, trong Vụ án.

Jôzep K loay hoay trong cái mê cung của vụ án và anh cũng ngộp thở trong những đối thoại năng nề, khô khốc. Người tiếp nhận nếu như bị hút dính vào lấp lánh của màu sắc huyền thoại trong các tác phẩm của nhà văn thì đôi khi lại thấy rã rời, mệt mỏi và ngán ngẩm đối với những đối thoại liên miên đó. Điều đáng nói là những cuộc giao lưu bằng ngôn ngữ ấy lại toàn diễn ra với những đối tượng là nhân vật phụ, tưởng như không có vai trò gì trong tác phẩm. Cả Vụ án, Lâu đài... . đều bộc lộ ý điểm này. Khi Jôzep K đến toà án theo lời tuyên gọi, anh lang thang mãi mới tới nơi, mở cửa bước vào thì lại chính “phu nhân” của mõ toà đón anh. Đáng lẽ quay trở về thì Jôzep K và chị ả lẳng lơ kia lại huyên thuyên, chằng chịt đủ chuyện. Người đàn bà có đủ loại nhân tình đó, lúc đầu giới thiệu công việc của chị, quay sang kể những mối tình vụng trộm chớp nhoáng của chị; tán tỉnh Jôzep K rồi nói nhiều về ông dự thẩm kỳ quái: Rằng ông ta làm việc và ghi chép nhiều đến nỗi giữa đêm chị đang ngủ cũng giật mình bởi ông ta tiến sát tới vợ chồng chị và ve vãn chị thế nào... Hàng loạt những câu dài với những mệnh đề lê thê chen chúc nhau trong từng lời đối thoại. Qua đây càng khoét sâu thêm nỗi ám ảnh vô hình và định mệnh đối với thân phận con người cũng như bộ mặt giả trá, sa đoạ của những kẻ đại diện cho pháp luật. Jôzep K càng bị lún sâu vào đầm lầy khi thấy bất cứ ai, bất cứ chỗ nào cái án lơ lửng cũng trừng mắt đe doạ anh. Trong tiểu thuyết còn vô số các cuộc đối thoại tương tự về sự ngoằn ngoèo, phức tạp trong nội dung và lê thê, rắc rối về hình thức như vậy...

Để hình thành nên hình thức đối thoại thì điều kiện luôn là sự giao tiếp luân phiên bằng âm thanh giữa các đối tượng giao tiếp nhưng ở đây các cuộc song thoại lại luôn mất cân bằng. Sự lệch pha diễn ra cả bề mặt ngôn ngữ vốn tuần tự thay thế nhau và in sâu vào trong ý nghĩa bên trong của nó. Lời tuyên án là sự chắp dính, rời rạc giữa cuộc nói chuyện của Gregor với cha mình. Những lời đối đáp lạc hướng, mỗi bên theo đuổi một ý nghĩa riêng, không ai nghe và không ai hiểu đối tượng của mình đang phát ngôn gì. Nỗi cô đơn bản thể của con người đến nỗi không thể có tiếng nói đồng vọng với cả những người thân nhất là bi kịch tuyệt vọng của thế giới. nhưng bi kịch ấy cứ thế

diễn ra trong sự thản nhiên chấp nhận của con người... . Đối thoại của thày thuốc và bệnh nhân trong Một thày thuốc nông thôn cũng chệch choạc, lạc phương và trật khớp trong những hành ngôn không ăn nhập của song thoại cũng như của chính chủ thể phát ngôn. Ông thày thuốc vừa khẳng định cậu thanh niên có cặp mắt vô hồn đó rất khoẻ mạnh nhưng lại tự phủ định kết luận của mình khi khám cho bệnh nhân và thấy một vết thương lở loét đầy máu tanh và giòi bọ, ở bên cạnh sườn. Còn bệnh nhân cũng tự mâu thuẫn trong những câu nói vu vơ, khó hiểu của mình, vừa thầm thì cầu khẩn: “thưa bác sĩ, hãy để tôi chết”(40,783) rồi lại lập tức phản ngôn trong niềm mong mỏi: “ông sẽ cứu được tôi chứ” (40,785), mà tâm trạng của anh ta là hoàn toàn tỉnh táo để có những quyết ngôn minh mẫn chứ không hề có sự chi phối của tột cùng đau đớn và điên loạn... Ở Vụ án cuộc đối thoại của K với ông chú cũng rơi vào thảm trạng lệch pha, khi ông lão nhiệt tình thái quá cứ thao thao bất tuyệt còn anh thì cứ ừ hữ cho xong; của Jôzep K với linh mục, với Leni, đặc biệt với hoạ sĩ... Tất cả đều rơi vào thinh không của sự đồng vọng. Lâu đài lại là cuộc diễn ngôn liên tiếp phá vỡ tính cân đối hài hoà của vấn – đáp song phương. Đó là giao tiếp của K với vợ chồng chủ quán, với Burgel, với Erlanger và ngay cả với vợ sắp cưới của chàng. Cuộc đối thoại quy mô của K với Olga cũng trúc trắc, trật khớp... Con người càng trở nên xa lạ với chính tiếng nói của đồng loại. Sự bài trừ, thù địch với thế giới bộc lộ ở những mắt lưới nhỏ nhất. Nếu như những sáng tác truyền thống, hiện thực khắc nghiệt có tàn nhẫn, xấu xa thì bức tranh ấy qua lăng kính của nhà văn, vẫn minh hiển rõ ràng và dễ hiểu còn ở Kafka mọi thứ đã bị đẩy xa, người với người như những rôbôt khô khốc trong một mê cung không một sợi chỉ ràng buộc, tất cả gập ghềnh, mông lung như chính những đối thoại chằng chịt kia.

Sự phát triển những tác phẩm của Kafka là quá trình khơi sâu tính đối thoại, mở rộng nó và làm cho nó ngày càng trở nên tinh tế. Tính đối thoại thấm vào chiều sâu của tác phẩm và có hình thức kết cấu lai tạo rất đa dạng. Nổi bật lên ở những đối thoại của nhà văn là ngôn ngữ đối thoại đan xen độc thoại. Sự định danh này không hoàn toàn đồng nhất với việc tích hợp, xen kẽ hai hình thức ngôn ngữ mà nó như sự chuyển hoá của dòng ngôn ngữ được phát ngôn trong trạng thái tập trung cao độ và cùng xuất phát điểm cũng như nội dung của dòng ý thức đang chảy trong đầu của chủ thể phát ngôn. “Khác

với đối thoại, độc thoại là sự thể hiện lời nói trước hết hướng tới bản thân mình và không tính đến phản ứng của đối thoại. Độc thoại đặc trưng bởi một cấu tạo cú pháp phức tạp hơn và thể hiện nội dung theo chủ đề rộng hơn cho đối thoại”(37,93.94). Trong những sáng tác của Kafka lời độc thoại cũng phát ngôn thành tiếng như đối thoại nhưng mặc dù cuộc đàm thoại có song song hai đối tượng, phát ngôn vẫn như chỉ hướng tới chủ thể của nó, biểu đạt những suy nghĩ của chính chủ thể phát ngôn trước vấn đề hiện thực, lúc này đã vắng đi sự phản ứng của người tiếp chuyện một cách trực tiếp. Cuộc đối thoại có tầm vóc và dung lượng đồ sộ của K và Olga trong Lâu đài chính là ý luận nổi bật nhất của ngôn ngữ đối thoại đan xen độc thoại. Ở đây có sự song trùng, xen kẽ giữa hai phát ngôn nhưng phần lớn lại là chuỗi ngôn ngữ dằng dặc đầy ẩn ức của Olga khi cô nói về những thành viên và sự kiện của gia đình cô. Lúc đầu K và Olga trao đổi sơ qua về công việc của Barnabas - người đưa thư cho lâu đài và là em trai cô cũng như tình trạng sầu muộn hiện tại của Amalia – em gái Olga. Sau đó tác giả đã để cho Olga hoàn toàn chìm đắm trong ngôn ngữ của cô. Olga đối thoại nhưng cũng chính là độc thoại một cách say mê không ngừng nghỉ. Cô nói về Barnabas, về công việc, tầm quan trọng của nó cũng như năng khiếu ngoại giao không ai sánh được của anh; lại quay sang kể tỉ mỉ về quần áo, thói quen phục trang cũng như tính cách đa cảm, dễ bị tổn thương của Barnabas cùng một loạt dẫn chứng cụ thể cho sự đa sầu đa cảm ấy... Cuộc đối thoại hoá độc thoại này của cô chiếm tới 8 trang truyện. Không dừng ở lại đó, sau đôi ba câu giao tiếp cùng K về Klamm, về Momus – thư ký của Klamm và hình dáng của anh ta, nhà văn lại để Olga tiếp tục triền miên nói về Amalia, về một buổi dạ hội mà cô gái này đã mặc bộ xiêm y đẹp và lạ mắt thế nào, bộ trang phục độc đáo đó làm tốn công ra sao, gồm những nguyên liệu gì rồi chính dáng vẻ yêu kiều của em gái cô nhờ bộ váy đã lọt vào mắt xanh của tên Sortini già cả đầy nếp nhăn lại bé nhỏ, yếu ớt. Gã này gửi thư bắt Amalia đến quán “ông chủ”, cô ta cự tuyệt và lại một chuỗi nhằng nhịt, rối tung khác trong phát ngôn của Olga kể về những oan ức mà gia đình cô phải chịu do gã Sortini trừng phạt và lôi kéo cả làng cô lập nhà cô. Lần kể này lại chiếm dung lượng tới 67 trang truyện. Trong cuộc “đối thoại đặc biệt” này Kafka còn sử dụng cả thủ pháp lắp ghép trong lời nói của nhân vật. Đó là sự chồng chéo, rời rạc, lộn xộn của các sự kiện. Đang chìm

lấp về câu chuyện của Amalia, Olga lại quay sang kể về Sortini, về Klamm, về nguyên nhân và thực trạng của vụ tai nạn của bố cô... mà tất cả chẳng có sợi chỉ nào ăn nhập với nhau. Lời phát ngôn độc thoại của Olga cũng được tác giả sử dụng nhiều kiểu câu theo hành động ngôn chung: đó là hàng loạt những câu kể, hàng loạt câu hỏi và xen kẽ vài ba câu cảmnhưng nhiều hơn cả là những câu kể dài dằng dặc và khô khốc. Việc để nhân vật nói nhiều là dụng ý nghệ thuật của nhà văn. Nó là sự chấp chới cố bấu víu của con người trong việc chống lại sự lãng quên của cộng đồng. Qua đây nỗi cô đơn của con người mới hiện hình trong tận cùng chiều sâu của nó. Nhân vật mượn phát ngôn để làm nhân tố hoá giải chồng chất những ẩn ức đã đóng băng trong lòng nhưng càng nói càng trơ ra nỗi cô đơn, còn người nghe lúc này lại tái hiện trong tư thế thụ động, vô thức chứ không phải sự xót xa sẻ chia, bởi nhân vật của Kafka là nhân vật phi tâm lý thực chứng. Mặc dù K xác định đến đó là về ngay vì sợ Frida đợi nhưng anh cũng lại trơ ì, bất động trước chuỗi phát ngôn không có tín hiệu dừng của đối tượng. Hình ảnh con người thản nhiên chấp nhận cái phi lý cũng hiện lộ từ đây. Hình thức đối thoại xen độc thoại cũng rõ nét ở Một thày thuốc nông thôn. Phương thức này vừa tạo tính đa thanh cho tác phẩm vừa gây áp lực nặng nề đối với người tiếp nhận khi có mục đích muốn nắm bắt các sự kiện ấy một cách dễ dàng và một thế giới bí ẩn, rắc rối cũng từ đó hiện lên... “việc ngôn từ thâu tiếp đối tượng trở nên phức tạp chính bởi vì nó phải tương tác đối thoại nơi đối tượng với những khía cạnh, những nội dung đã được ngôn từ xuất hiện ý thức và luận bàn và sự miêu tả nghệ thuật “hình ảnh”, đối tượng có thể bị thẩm thấu bởi trò chơi đối thoại giữa những ý chỉ ngôn từ gặp gỡ và đan quyện lẫn nhau ở nơi đây”(12,95).

Một hệ qủa kéo theo trong các đặc tính của ngôn ngữ đối thoại ở các sáng tác của Kafka và cũng là đặc điểm quan trọng của ông đó là sự phong phú của các cuộc đối thoại đã tạo nên sự di động điểm nhìn nghệ thuật. Điểm nhìn trần thuật mang tính ẩn dụ cao với cách đánh giá, cảm thụ của chủ thể với khách thể: “nó là vị trí dùng để quan sát, cảm nhận, đánh giá, bao gồm cả khoảng cách giữa chủ thể và khách thể, cả phương diện vật lý, tâm lý, văn hoá”(34,149). Trong những sáng tạo truyền thống, người trần thuật và hiện thực thường có một khoảng cách nhất định vì truyện thường được kể bằng ngôi thứ ba với điểm nhìn khách quan do người trần thuật lúc này đứng cao

hơn người đọc và chi phối tổng diện tới các sự kiện, tình tiết, còn trong sáng

Một phần của tài liệu Chủ nghĩa hiện thực và mô hình phản ánh nghệ thuật (Trang 116 - 123)

Tải bản đầy đủ (DOCX)

(143 trang)
w