(Qua một số tác phẩm tiêu biểu)
2.2.2. Nguyên tắc lịch sử cụ thể
Nguyên tắc lịch sử - cụ thể được phát huy cao độ với chủ nghĩa duy vật lịch sử và chủ nghĩa duy vật biện chứng. Nguyên tắc này là tiền đề cơ sở để xây dựng tính cách điển hình trong hoàn cảnh điển hình. Với cái nhìn tự giác đồng thời cũng là các kết luận sơ bộ trên bình diện lý luận ở các nhà văn và các nhà mĩ học thế kỷ XIX thì chính tư duy lịch sử - cụ thể đã tạo ra những hoàn cảnh chính xác để đặt nhân vật vào đó, sự cọ xát, ngụp lặn giữa môi trường cụ thể ấy của nhân vật cũng được chú ý trong sự tiến diễn tiếp theo cùng mặt thời gian, mặt lịch sử. Đây cũng là một trong những luận chứng miêu tả sự vật trong sự tôn trọng tính chân xác được kế thừa từ mĩ học truyền thống.
Ngay từ khi bén duyên với nghiệp văn, H.Balzac đã rất thần tượng nhà văn Anh Walter Scott. Ông đã trở thành đồ đệ xuất chúng của Walter Scott và
Tấn trò đời của đại tiểu thuyết gia này hiển hiện, sống động như một bức tranh minh xác trong căn cứ xã hội và lịch sử của nó. Đó là xã hội Pháp nửa đầu thế kỷ XIX. Lúc nào Balzac cũng tâm niệm viết tiểu thuyết như một người viết lịch sử nhưng ông cũng chỉ ra sự khác biệt giữa tiểu thuyết lịch sử với tiểu thuyết đương thời. Ông đã dùng cặp mắt của một sử gia để khảo thị xã hội đương thời. Đối với ông các cựu sử gia chỉ làm “những bảng mục lục sự kiện khô khan” tẻ ngắt và đơn điệu mà bỏ quên mất một yếu tố khá quan trọng, đó là “lịch sử phong tục”, “lịch sử trái tim con người”. Quan niệm sử học rất nhân văn này của ông xuyên thấm và tổng diện suốt thiên Tấn trò đời.
Ngay trong những lá thư viết cho bà Hanxka, ông cũng luôn khẳng định; “người ta bắt đầu hiểu rằng tôi là sử gia nhiều hơn là nhà tiểu thuyết” Vì vậy khi đánh giá tác phẩm của Balzac thì phải dùng cả tiêu chí lịch sử để chuẩn mực hoá. Động lực để thống nhất tuy không đồng nhất giữa tiểu thuyết gia và sử gia của Balzac chính còn ở sự vỡ lẽ của ông khi ông cho rằng ngoài năng khiếu văn học bẩm sinh, ngoài sự phù phép đối với sự biến ảo của ngôn từ và ngoài trí tưởng tượng bay bổng diệu kỳ của người nghệ sỹ thì cần phải
sở hữu một khối kiến thức sâu sắc và tỉ mỉ về quá khứ, về những sự kiện những đặc điểm và những phong tục. Từ những năm 1825 đến 1828 Balzac dành trọn thời gian, trí lực và sự kiên nhẫn của mình để nghiên cứu và chinh phục những nội dung cụ thể các triều đại chủ yếu của lịch sử nước Pháp. Nhà văn đã hoá thân ý vọng của mình trong niềm say mê không ngừng nghỉ của nhân vật Lucien De Ruybempré rồi lại cần mẫn đọc sách tại thư viện Xanhto- Giononievo để ấp ủ một mong muốn viết được “một bộ sử pháp thú vị” kể từ thời Sarlomarho trở đi. Thế kỷ XV và XVI là hai nóng điểm ông chú ý nhất. Tuy nhiên, về sau Balzac đã không đẩy ngòi bút theo hướng đó mà ông trở về với lịch sử đương đại. Cuốn tiểu thuyết lịch sử Carơtin đe Međixic là kết quả của sự dày công nghiên cứu mà ông thực hiện. Nhưng cái mà Balzac được hơn cả và độc giả được hơn cả đó chính là nhà văn đã dùng những nguyên liệu lịch sử mà ông chiếm lĩnh được ấy trở thành kim chỉ nam, thành nhiên liệu để ông đốt cháy lên ngọn lửa sáng tác tiểu thuyết về xã hội đương thời.
Minh luận nổi bật trong nguyên tắc lịch sử cụ thể ở các sản phẩm tinh thần của Balzac đó chính là sự chi tiết hoá, cụ thể hoá thời gian trong tác phẩm của ông. Niên biểu thời gian được định danh một cách tường minh trên văn bản nghệ thuật. Trong bản đơn kiện của Metivie đối với Lucien de Ruybempré của tiểu thuyết Vỡ mộng, Balzac đã liệt kê từng ngày tháng cùng cụ thể số tiền mà Davit Xêxa và Lucien không thanh toán. Lúc này con nợ đã lên tới 1037 quan 45:
“5 tháng năm cáo giác bản kết toán tổng hoàn và gọi ra
trước toà thương mại Paris ngày 7 tháng năm 8 quan 75 7.tháng năm nghị án, kết án vắng mặt tội phạt giam 35.’’ 10 tháng năm. Tổng đạt bản án 8.50 12 tháng năm. Lệnh thừa phát lại 5.50 […] 30 tháng sáu. Phán quyết y án 250”
(8,285.286)
Tính chính xác và cụ thể của sự kiện tụng được đảm bảo vẹn nguyên do Balzac đã trung thành sao chép lại. Những con số và tình huống diễn biến được tác giả liệt kê dài tới hai trang giấy trong tiểu thuyết. Nguyên tắc lịch sử cụ thể rõ ràng đã in dấu rất đậm nét trong từng chi tiết của tác phẩm Balzac.
Cũng trong Vỡ mộng, Balzac còn ghi lại lịch trình của nhân vật như một cuốn nhật ký trong đó ngày, tháng và sự việc cụ thể đều phơi mở minh bạch: “ngày mùng năm tháng năm, viên thừa phát lại của Metivie cáo giác cho Luyxieng hay bản kết toán tổng hoàn…” (8,284).
“Ngày mùng bảy tháng tám, xe trạm đưa về cho thầy Casang một tập hồ sơ…”(8,285)
Bước thăng trầm của kỹ nữ (1847) cùng hàng loạt những sự kiện gắn chặt trong từng con số chi tiết của thời gian. “Từ giữa trưa đến một giờ, nam tước nhuộm ria, nhuộm tóc, đến 9giờ nam tước tắm táp trước bữa ăn, tối trang sức như một chú rể…”
Ở Lão Goriot, Enge’nie Grandet, Miếng da lừa… hay hệ thống tiểu thuyết khác những yếu tố cụ thể và những con số chỉ đơn vị thời gian cặn kẽ cùng tiến trình của nó ăm ắp trong tác phẩm. Những đơn vị thời gian tỉ mỉ ấy chính là những con số biết nói, đã tạo nên hiệu quả nghệ thuật chân thực, chính xác để đồng khẳng định vai trò của văn học như một tấm gương trung thành đúng như hệ quy ước giá trị thẩm mĩ từ thời cổ đại đến thế kỷ XIX. Người đọc lúc này vừa như là chứng nhân của lịch sử vừa như là nhân vật cùng hoạt động trong môi tưrờng cụ thể mà tác phẩm văn học tạo nên.
Những không gian, thời gian, sinh hoạt trong cuộc sống thường nhật, những phong tục trong các tác phẩm của Balzac, tất cả đều liên quan và gợi tả trong mối quan hệ với lịch sử, cụ thể. Hãy cùng bước vào và ngắm khoảng không được coi là sang trọng trong căn nhà của Grandet: “tựa tường, ở khoảng cách giữa hai cửa sổ, một cái bàn chơi bài cũ kỹ, mặt bàn bằng đá, khảm theo hình bàn cờ. Trên bàn một cái phong vũ biểu hình bầu dục viền đen […] hai cửa sổ đều treo màn lục điều tơ sợi, dệt ở Tua” (11,44.45). Chỉ cần nhìn ngắm hay tiếp cận qua văn bản những đồ dùng gia đình ấy cũng làm sống dậy ấn tượng về gia thất của ngời dân Pháp đương thời, về thói quen giải trí chơi cờ của họ, về giá trị và địa điểm gia công những chiếc màn lục điều… Tương tự, quán trọ của mụ Vauquer trong Lão Goriot hay những căn nhà hạng sang của giới thượng lưu trong Vỡ mộng cùng những quán tính trong sinh hoạt của họ mà Balzac cần mẫn kỳ công tái hiện đều tự nó đã phơi bày môi trường lịch sử của mình. Đặc biệt là những cuộc vũ hội với lộng lẫy xiêm y, du dương kèn nhạc, nồng nàn hơi men… của giới thượng lưu trong các tác
phẩm của ông thì không khí lịch sử cụ thể của nó sẽ được độc giả dễ dàng chiếm lĩnh.
Nhưng giá trị lịch sử của Tấn trò đời không chỉ chủ yếu là sự chính xác của những sự kiện, những chi tiết phong phú của nó mà Balzac đã lịch sử hoá những thiên tiểu thuyết của mình trong sự diễn tiến, vận động và thay đổi của nó. Ông đã giúp cho độc giả thấy được cái ý niệm gắn liền với lịch sử đó là từng bước dịch chuyển của thời gian. Ông đã khắc hoạ sự biến chuyển của phong tục tập quán giữa những thế hệ nhân vật kế tiếp trong liên tác phẩm. Điều này thể hiện rõ nét qua hai tác phẩm Hiệu chú mèo quấn chỉ (1829) và
Xera Birotto (1837). Đồng hành cùng sự chảy trôi của thời gian, phong tục của giai cấp tư sản đã đổi thay rõ rệt: sống vào cuối thời đế chế, vợ chồng nhà buôn dạ Guyom còn nặng tính cách gia trưởng khắt khe nhưng đến hậu nhân là con rể và con gái họ khi kế nghiệp thì đã có sự thông thoáng trong tư tưởng: đó là họ cho phép viên tá sự giúp việc được ăn cùng mâm và được đồng hàn huyên. Đến thời Trùng hưng và quân chủ tháng 7 thì vợ chồng này đã biết đến tấm phiếu bầu cử và ứng cử. Ở đây đã phơi bày từng bước đi của lịch sử qua những chi tiết cụ thể của ông. Lucien De Ruybempré cùng những bước tiến thân của hắn qua một loạt những tác phẩm cũng là một minh hoạ sinh động cho sự diễn biến của lịch sử. Chính Balzac đã từng viết: “Đối với người biết đọc thì họ thấy một quy luật logic kỳ diệu phát triển trong lịch sử”. Như vậy, nguyên tắc lịch sử cụ thể phải được nhìn thấu suốt theo từng bước tiến triển cùng thời gian và đây cũng là lý do để Engel đánh giá: “Tấn trò đời
trình bày với chúng ta lịch sử hiện thực kỳ diệu của xã hội Pháp bằng cách mô tả dưới hình thức sử ký phong tục, gần như từng năm một, từ 1816 đến 1848, cái áp lực ngày càng mạnh của giai cấp tư sản đang lên đối với giai cấp quý tộc phục hồi sau năm 1815 và đang tìm hết cách để dựng lại ngọn cờ lễ giáo Pháp”(21,101). Cũng không phải ngẫu nhiên mà ngay từ lúc sinh thời Balzac, các nhà nghiên cứu lịch sử xã hội nước Pháp thế kỷ XIX như A.Xonen, Haudơ, Momame…cũng phải thừa nhận giá trị lịch sử và tư liệu trong các sáng tác của Balzac.
“Vị thư ký trung thành của thời đại” không phải là sử gia đơn thuần mà hơn nữa ông còn nâng lịch sử lên tầm triết học, cái mà ông gọi là giá trị triết lý của lịch sử. Đó chính là ông đã thấu tỏ được sự thay đổi và tác động của
môi trường, của lịch sử tới thế giới tâm hồn của con người. Có thể coi đây là cách ứng dụng khác của tính cách điển hình trong hoàn cảnh điển hình. Và hơn nữa đó còn do ông đã gợi ra và làm sống dậy cái tinh thần của thời đại.
Balzac đã biến tiểu thuyết thành lịch sử khi ông đưa lịch sử vào tiểu thuyết và lịch sử còn đứng trên vị thế chủ đề của tiểu thuyết chứ không đơn thuần chỉ là cái khung nền để cho nhân vật bộc lộ động thái của mình. Nó còn quyết định mọi yếu tố khác phải phụ thuộc vào sự tái hiện nó. Quan điểm lịch sử cụ thể của Balzac còn quyết định cả kết cấu, cốt truyện tiểu thuyết của ông. Có thể khẳng định điều ấy vì tác phẩm của ông luôn phản ánh chân thực một xã hội trong giai đoạn lịch sử nhất định. Mà xã hội ấy thì luôn tồn hiện xung đột, tồn hiện đấu tranh giai cấp. Nguyên tắc lịch sử cụ thể còn là phương tiện dùng để quất vào tận mặt bọn tư sản, quý tộc ở những điểm nhậy cảm nhất và chính xác nhất.