PHƯƠNG THỨC KHÁI QUÁT HIỆN THỰC TRONG SÁNG TÁC

Một phần của tài liệu Chủ nghĩa hiện thực và mô hình phản ánh nghệ thuật (Trang 43)

TÁC

CỦA H.BALZAC

CỦA H.BALZAC trong nội tại bản thân mình, tác phẩm văn học gồm có nội dung và hình thức của nó. Khởi nguyên và cảm hứng của nội dung tác phẩm chính là mối quan hệ giữa văn học với hiện thực. Bên cạnh đó cũng phải thừa nhận rằng hình thức cũng chính là sự đồng hoá chất liệu bằng nội dung. Hình thức nghệ thuật là sự thăng hoa, khái quát hóa của chất liệu, của phương tiện nghệ thuật khi bản thân nó phù hợp cho sự biểu hiện nội dung. Thuộc tính của tác phẩm văn học là tính cụ thể, tính thẩm mĩ và tính không lặp lại. Mỗi cá nhân nghệ sỹ trong thế giới quan đặc thù của mình đều có sự sáng tạo và chọn lựa những phương thức phản ánh riêng. Sự chi phối của lịch sử, của giá trị thẩm mĩ thời đại tới những phương cách nghệ thuật của họ cũng là một tất yếu. Thế kỷ XIX là sự kế tiếp mạch nguồn truyền thống của lịch sử mỹ học và lý luận văn học, bên cạnh những khái quát nghệ thuật đặc thù và sáng tạo của mình, H.Bazac đã thể hiện sự kết tinh tuyệt vời và đỉnh cao của phản ánh nghệ thuật trong thời đại ông.

2.1. Phản ánh hiện thực theo các hình thức của đối tượng

Phương pháp nghệ thuật luôn là sự bao hàm thống nhất giữa nhân tố khách quan và chủ quan, nó là tổng hợp những nguyên tắc lĩnh hội hiện thực bằng nghệ thuật biểu hiện, một mặt những đặc điểm cuộc sống do nghệ sỹ mô tả, mặt khác lại là quan điểm mỹ học và lý tưởng của nghệ sỹ. Đặc trưng của phản ánh nghệ thuật của thế kỷ XIX là sự kế thừa và phát huy cao độ tiêu chí của chủ nghĩa hiện thực. Tức là luôn đề cao sự trung thực trong tái hiện, để cho cuộc sống thể hiện trọn vẹn và trực tiếp trong ý nghĩa vốn có của nó. Bản chất lí trí, tinh thần của đời sống lịch sử xã hội, sẽ tự nó bộc lộ trong hình

Một phần của tài liệu Chủ nghĩa hiện thực và mô hình phản ánh nghệ thuật (Trang 43)