- Trực quan sinh động: Trực quan
3.1.1. Đối với giảng viên
* Quy trình thiết kế bài giảng hướng dẫn phương pháp tự học môn triết
học Mác - Lênin
Bước 1: Xác định mục tiêu bài học
Theo quan điểm hướng dẫn phương pháp tự học, người dạy phải có mục tiêu dạy học là giúp người học chủ động, tự giác thực hiện việc chiếm lĩnh tri thức dưới sự hướng dẫn của giảng viên. Xác định mục tiêu bài học
sẽ giúp người dạy thiết kế được các hoạt động dạy của thầy và hoạt động tự học của trò, định hình được phương pháp, phương tiện để thực hiện nội dung bài học, với người học khi có mục tiêu, phương pháp thực hiện bài học cụ thể, họ sẽ chủ động, tích cực hơn trong việc xây dựng kế hoạch học tập của bản thân.
Bước 2: Xác định phương pháp, phương tiện, tài liệu dạy học:
- Phương pháp:
Phương pháp dạy học được xác định trong bài học dựa trên cơ sở mục tiêu dạy học, đặc thù môn học và đối tượng học. Trong đó, mục tiêu về kiến thức của bài học giữ vai trò quan trọng, quyết định.
Việc lựa chọn phương pháp được vận dụng ở đây là hướng dẫn phương pháp tự học cho sinh viên. Với những nội dung kiến thức cụ thể (đến từng chương) sẽ có những hình thức hướng dẫn phương pháp tự học phù hợp.
Hướng dẫn phương pháp tự học bao gồm:
1- Phương pháp lập kế hoạch học tập và các bước thực hiện kế hoạch đó
2- Hướng dẫn phương pháp đọc giáo trình, tài liệu tham khảo 3- Hướng dẫn phương pháp chuẩn bị bài và thảo luận (có giảng viên chỉ đạo hoặc tự tổ chức)
- Phương tiện:
Phương tiện dạy học, là trung gian để người dạy và người học tác động vào đối tượng dạy học, nó có khả năng làm sinh động, tăng sức mạnh tác động và khả năng ghi nhớ những nội dung của người dạy đến đối tượng học. Phương tiện dạy học được xác định từ nội dung và phương pháp dạy học nhằm đảm bảo thực hiện được nội dung, mục tiêu môn học đã đề ra. Phương tiện dạy học phổ biến được các trường chuyên nghiệp nói chung và trường Đại học Tây Bắc nói riêng sử dụng là bảng, máy chiếu, cùng các loại mô hình, sơ đồ, bảng biểu …
- Tài liệu:
Tài liệu chủ yếu là Giáo trình môn triết học Mác – Lênin (dùng cho các trường Đại học, Cao đẳng) đối với cả người dạy và người học. Ngoài ra đối với người dạy còn có các tài liệu tham khảo như: Các tác phẩm kinh điển, các tài liệu chuyên đề, các tạp chí chuyên ngành…
Bước 3: Hướng dẫn phương pháp tự học tự nghiên cứu cho sinh viên: - Hướng dẫn phương pháp phân tích cấu trúc lôgíc của bài học và liên
hệ các vấn đề lý luận với thực tiễn.
Để hiểu rõ hơn phương pháp này, hãy giả thuyết ta đang chuẩn bị đọc và chuẩn bị bài hai nguyên lý cơ bản của phép biện chứng duy vật. Trước khi đọc bài đó, ngưòi học phải nắm bố cục toàn chương này, bao gồm phần đầu là khái niệm của nguyên lý đó, sau đó là phần nội dung nguyên lý thể hiện ở các tính chất, và cuối cùng là ý nghĩa phương pháp luận được rút ta từ nội dung nguyên lý.
Việc hình dung được bố cục này sẽ giúp người dạy cũng như người học nhận ra từng phần trong bài, và liên kết các phần khác nhau của bài học, liên hệ chúng với các kiến thức liên môn và với kinh nghiệm của bản thân. Trên cơ sở đó hướng dẫn cho sinh viên nhận ra bố cục cụ thể của bài học và liên hệ các vấn đề lý luận với thực tiễn cuộc sống, thao tác này sẽ giúp sinh viên khái quát được lượng thông tin cần nắm nhanh và rõ ràng hơn hơn.
Khi thực hiện quy trình này, giảng viên cần hướng dẫn sinh viên tuân thủ các thao tác sau sau:
Thao tác 1: Đọc lướt toàn bộ nội dung bài học sau đó rút ra các đề mục lớn, nhỏ theo trình tự của bài học.
Khi đọc bài học với mục đích xem xét cấu trúc lôgíc của bài học, người đọc phải có trong đầu ba hoạt động: Lược bớt, giữ lại những ý chính cần nắm bắt. Để có thể lược bỏ và giữ thông tin, người đọc phải phân tích thông tin ở một cấu trúc sâu, nghĩa là đòi hỏi phải lý giải được vì sao trong một phần, ý đó lại là ý cơ bản có vai trò chi phối các ý khác, khi hiểu và nhớ được ý đó thì có thể triển khai mở rộng toàn bộ nội dung.
Sau khi tiến hành xong các thao tác đó ở tư duy thì người học tiến hành ghi chép.
Ví dụ: Sau khi đọc lướt phần nguyên lý về mối liên hệ phổ biến thì tiến hành việc lược bớt thông tin, tiêu đề mục nhỏ, giữ lại những đề mục lớn và vừa, sau đó ghi ra nội dung như sau:
1. Khái niệm mối liên hệ phổ biến 2. Các tính chất của mối liên hệ 3. Ý nghĩa phương pháp luận
Thao tác 2: Từ các đề mục lớn đó, chúng ta đi đến nội dung cơ bản của từng đề mục, việc làm này giúp ta hiểu sâu và rộng hơn cấu trúc lôgíc của bài học.
1. Khái niệm mối liên hệ phổ biến + Mối liên hệ phổ biến là gì?
+ Bản chất của nó thể hiện như thế nào? 2. Các tính chất của mối liên hệ
+ Tính khách quan + Tính phổ biến
+ Tính đa dạng phong phú Các loại mối liên hệ 3. Ý nghĩa phương pháp luận + Quan điểm toàn diện
+ Phân biệt từng loại mối liên hệ
Đối với việc liên hệ với thực tiễn cuộc sống: trước hết phải hiểu sâu và đúng nội dung lý luận; phân tích cứ liệu thực tiễn; rồi đối chiếu giữa lý luận và thực tiễn
- Hướng dẫn phương pháp phân tích các phạm trù, khái niệm triết học Khái niệm là hình thức cơ bản của tư duy trừu tượng phản ánh những đặc tính bản chất của sự vật. Người ta có thể tạm chia khái niệm thành ba loại.
Khái niệm thông thường: chỉ tên một sự vật được dùng trong giao tiếp. Ví dụ: Cái bàn, cái nhà, nhà máy…, hay trong khoa học tự nhiên: Nói lên thuộc tính, cấu trúc, bản chất của từng ngành khoa học. Ví dụ: Nguyên tử, điện tử, cơ năng, hóa năng… trong vật lý học.
Khái niệm triết học là khái niệm rộng nhất, nó mang tính chất khái quát, phổ biến nhất của thế giới sự vật, bao gồm toàn bộ các lĩnh vực của thế giới vật chất. Ví dụ: Vật chất, ý thức, vận động...Những khái niệm rộng này ngưòi ta gọi là phạm trù triết học
Phạm trù triết học là những khái niệm chung nhất phản ánh những mặt, những thuộc tính, những mối liên hệ cơ bản và phổ biến nhất không phải chỉ của một lĩnh vực nhất định nào đấy mà là của toàn bộ thế giới hiện thực.
Vì phạm trù triết học có đặc trưng là khái niệm trừu tượng, mang tính khái quát cao, cho nên khi phân tích các khái niệm, phạm trù triết học phải tuân thủ các thao tác sau:
Thao tác 1: Phải xác định phạm vi của khái niệm, phạm trù, xem nó thuộc loại khái niệm nào.
Những khái niệm có trong chương trình triết học Mác – Lênin khác với các khái niệm của khoa học cụ thể. Một cái phản ánh những thuộc tính chung của toàn bộ thế giới sự vật, một cái phản ánh thuộc tính riêng rẽ của một lĩnh vực thế giới. Ví dụ: khái niệm vận động của triết học khác vận động của khoa học cụ thể.
+ Việc xác định phạm vi khái niệm giúp cho người giảng viên cũng như người tự học đi đúng hướng, không bị sa lầy vào những tri thức cụ thể, riêng biệt của một khoa học cụ thể.
+ Ý nghĩa nếu xác định được khái niệm của triết học khác với khái niệm của khoa học tự nhiên hay khái niệm thông thường thì giúp cho người giảng viên khai thác tri thức đúng hướng; Mặt khác, giúp cho người học dễ tiếp thu, thấy rõ bản chất của khái niệm triết học.
Thao tác 2: Phải xác định được kết cấu lôgíc của khái niệm. Mỗi khái niệm bao giờ cũng có 2 mặt:
Cấu trúc khái niệm
Nội hàm của khái niệm là tập hợp các dấu hiệu cơ bản của đối tượng hay lớp đối tượng được phản ánh trong khái niệm đó.
Còn ngoại diên của khái niệm là đối tượng hay tập hợp đối tượng được khái quát trong khái niệm.
Thao tác 3: Phải nêu được ý nghĩa phương pháp luận của khái niệm. Các khái niệm của triết học đều có ý nghĩa về mặt lý luận và thực tiễn của nó.
Sau khi làm rõ các khái niệm, người giảng viên phải phân tích giá trị của khái niệm đối với lý luận khoa học và ứng dụng khái niệm đó vào thực tiễn.
Ví dụ: Khái niệm mối liên hệ có hai ý nghĩa
Ngoài những các bước đã nêu trên, không thể không quan tâm sâu sắc tới những thao tác khái niệm trong khi giảng dạy như mở rộng và thu hẹp khái niệm, phân chia khái niệm.
Thao tác mở rộng và thu hẹp khái niệm giúp cho người học hiểu cơ sở của việc bớt và thêm từ biểu thị khái niệm sẽ làm khái niệm được mở rộng hoặc thu hẹp, tức là làm cho khái niệm biến đổi. Khi chúng ta thêm và bớt từ biểu thị cho khái niệm có nghĩa là thêm và bớt dấu hiệu cơ bản khác biệt vào khái niệm. Theo quy luật quan hệ ngược giữa nội hàm và ngoại diên của khái niệm sẽ làm cho nội hàm khái niệm tăng lên, ngoại diên khái niệm giảm đi (thêm từ biểu thị khái niệm) hoặc sẽ làm cho nội hàm giảm đi, ngoại diên tăng lên (bớt từ biểu thị khái niệm). Do đó, ngay trong quá trình giảng dạy dù chỉ vô tình thêm hay bớt từ biểu thị khái niệm sẽ làm cho người học không hiểu kỹ khái niệm , nội dung tư tưởng được biểu thị trong khái niệm, thậm chí có trường hợp hiểu sai nội dung tư tưởng, chẳng hạn, khi giảng khái niệm ý thức.
Nội hàm Ngoại diên
Ví dụ, chúng ta đưa ra khái niệm: “Mối liên hệ” (là phạm trù triết học chỉ sự tác động qua lại và chuyển hóa lẫn nhau giữa các sự vật hiện tượng). Ở khái niệm này ta đã lược bớt đi nội hàm của khái niệm nhằm mở rộng khái niệm, điều này dẫn đến sai lầm là khái niệm không phản ánh đủ những dấu hiệu cơ bản.
- Quy trình hướng dẫn phương pháp phân tích các nguyên lý, quy luật của triết học.
Mỗi nguyên lý, quy luật của triết học đều có đặc trưng với cấu trúc như sau:
+ Các khái niệm
+ Nội dung của nguyên lý, quy luật
+ Ý nghĩa phương pháp luận của quy luật
Do vậy khi hướng dẫn phương pháp phân tích các nguyên lý, quy luật của triết học chúng ta phải tuân thủ các thao tác sau:
Thao tác 1: Phân tích các khái niệm
Mỗi nguyên lý, quy luật đều chứa đựng các khái niệm, hiểu đúng đắn các khái niệm là tiền đề hiểu đúng các nguyên lý, quy luật.
Ví dụ: Nguyên lý mối liên hệ phổ biến có khái niệm mối liên hệ; Nguyên lý sự phát triển có khái niệm sự phát triển; Quy luật phủ đình của phủ định có các khái niệm: Phủ định, phủ định biện chứng…
Giảng viên khi phân tích các khái niệm cũng như sinh viên trong quá trình tự học phải lưu ý: Đảm bảo tính chính xác của các khái niệm - đó là điều kiện để đi tìm hiểu các nguyên lý, quy luật. Phải hiểu nắm được mối liên hệ tác động qua lại giữa các khái niệm. Ví dụ như mối quan hệ giữa khái niệm chất và lượng, khái niệm phủ định và phủ định biện chứng...
Thao tác 2: Phân tích nội dung nguyên lý, quy luật
Lênin cho rằng: Khái niệm chưa phải là cao nhất mà tư tưởng phù hợp với hiện tại mới là cao nhất. Bản thân khái niệm chưa phải là vương
quốc riêng của hiện thực, mà khái niệm (phạm trù) chỉ là những bậc thang của quá trình nhận thức chân lý, giúp con người tiến sâu vào khai phá hiện thực. Cho nên không thể dừng lại ở khái niệm mà phải tiếp tục khai thác nội dung nguyên lý, quy luật vì những nguyên lý, quy luật mới phản ánh được bản chất của hiện thực.
Khi phân tích nội dung các nguyên lý, quy luật phải đứng trên lập trường duy vật biện chứng, đồng thời khi phân tích phải đưa ra các cứ liệu để minh hoạ, chứng minh cho lý luận triết học. Các cứ liệu bao gồm:
+ Các tài liệu của khoa học tự nhiên, khoa học xã hội và nhân văn + Các sự kiện thực tiễn cả về lĩnh vực đời sống xã hội và các hiện tượng tự nhiên
+ Các số liệu thống kê, bảng biểu có nguồn gốc tin cậy, khách quan Ví dụ khi phân tích tính chất của sự phát triển có tính đa dạng, phong phú, ta lấy cứ liệu cả trong tự nhiên, xã hội và tư duy.
Thao tác 3: Sau khi làm sáng tỏ cơ sở khoa học của mỗi nguyên lý, quy luật thì phải nói tới ý nghĩa vận dụng của chúng
Mỗi nguyên lý, quy luật triết học đều có giá trị về mặt khoa học và thực tiễn
+ Tính khoa học của nguyên lý, quy luật đòi hỏi phải làm rõ tính khách quan của nó
+ Tính thực tiễn yêu cầu mỗi nguyên lý, quy luật đều được ứng dụng vào thực tiễn để giải thích thế giới và tiến tới cải tạo thế giới. Từ đó chỉ ra ý nghĩa phương pháp luận của nội dung đã học, đề ra những giải pháp giúp cho hoạt động nhận thức và thực tiễn của con người có hiệu quả hơn.
* Quy trình hoạt động dạy học trên lớp
Đây là phần thiết kế cho từng bước lên lớp của người dạy với tư cách là chủ thể của quá trình hướng dẫn tự học cho sinh viên. Các hoạt động dạy và học trên lớp bao gồm các bước sau:
Bước 1: Kiểm tra bài cũ:
Nên thực hiện thường xuyên kiểm tra bài cũ vào đầu giờ học (từ 5-10 phút), nhằm đánh giá kết quả học tập bài cũ, nắm bắt thông tin phản hồi, chuẩn bị tâm thế chủ động cho người học bắt đầu bài học mới.
Bước 2: Giới thiệu bài mới (chương mới)
Đây là hoạt động cần thiết nhằm tạo tâm thế, định hướng tư duy, tập trung chú ý của người học vào chủ đề của bài học. Do vậy, giới thiệu bài mới cần đạt được các yêu cầu: Kết nối bài cũ, khái quát mục tiêu, phương pháp và ý nghĩa của bài học.
Bước 3: Dạy bài mới (sử dụng phương pháp hướng dẫn tự học là chính)
Để việc dạy học thành công thì việc thiết kế đầy đủ, chi tiết các hoạt động của người dạy và người học, kế hoạch thảo luận, dự kiến các tính huống có thể xảy ra và phương hướng xử lý trong quá trình dạy học. Trong bước này, người dạy nên xuất phát từ nội dung bài học, phương pháp, phương tiện dạy học đã lựa chọn để thiết kế các hoạt động dạy và học tương ứng với từng nội dung cụ thể, đặc biệt nhấn mạnh phương pháp tự học, tự nghiên cứu là chính
Như vậy, tương ứng với nội dung bài học và đơn vị kiến thức, việc thiết kế phải chỉ rõ được các yếu tố như: Thời gian thực hiện, phương pháp, phương tiện, hoạt động của giảng viên, hoạt động của sinh viên (theo mẫu thiết kế bài thực nghiệm).
Lưu ý, thiết kế các hoạt động dạy học phải quán triệt nguyên tắc dạy học tích cực: Hoạt động dạy là tạo tình huống, hướng dẫn tổ chức, chỉ đạo thực hiện các hoạt động học. Hoạt động học, người học chủ yếu tự lực hoặc kết hợp với bạn, thảo luận nhóm hoặc làm theo hướng dẫn của giảng viên trong việc chiếm lĩnh tri thức.
Bước 4: Củng cố, luyện tập bài học
Đây là hoạt động quan trọng tiếp sau hoạt động dạy học bài mới, toàn bộ nội dung kiến thức được khái quát thành lại hệ thống. Các đơn vị kiến
thức trong bài học được kết nối lại trong mối quan hệ logic của chủ đề, kiến thức trọng tâm được nhấn mạnh, có rút ra ý nghĩa phương pháp luận và liên hệ thực tiễn. Tuỳ theo nội dung kiến thức bài học và từng đối tượng ở lớp