- Trực quan sinh động: Trực quan
2.3.2. Đánh giá chất lượng của bài giảng qua việc sử dụng phương pháp hướng dẫn tự học của sinh viên
hướng dẫn tự học của sinh viên
* Phân tích số liệu thống kê kết quả kiểm tra nhận thức của sinh viên Để so sánh kết quả học tập của học sinh giữa lớp thực nghiệm và lớp đối chứng ta có các bảng sau.
1. Bảng thống kê điểm kiểm tra của lớp thực nghiệm 2. Bảng thống kê điểm kiểm tra của lớp đối chứng. Căn cứ vào hai bảng trên ta có nhận xét như sau:
+ Bài kiểm tra 1.
- Điểm dưới 5 (yếu): Cả hai lớp đều có, nhưng ở lớp đối chứng (9 sinh viên) cao hơn lớp thực nghiệm (3 sinh viên)
- Đối với điểm 5 và 6 (trung bình): Số lượng điểm 5 và 6 ở lớp thực nghiệm là (25 sinh viên) thấp hơn so với lớp đối chứng (33 sinh viên).
- Đối với điểm 7 và 8 (khá): Số lượng điểm 7 và 8 ở lớp thực nghiệm là (40 sinh viên) cao hơn so với lớp đối chứng (28 sinh viên).
- Đối với điểm 9 (giỏi): chỉ có ở lớp thực nghiệm với 2 sinh viên - Điểm 10 thì không lớp nào có.
+ Bài kiểm tra 2.
- Điểm dưới 5 (yếu): Cả hai lớp đều có, nhưng ở lớp đối chứng (10 sinh viên) cao hơn lớp thực nghiệm (2 sinh viên), ở lớp thực nghiệm số lượng sinh viên điểm yếu có giảm nhẹ
- Đối với điểm 5 và 6 (trung bình): Số lượng điểm 5 và 6 ở lớp thực nghiệm là (22 sinh viên) thấp hơn so với lớp đối chứng (33 sinh viên).
- Đối với điểm 7 và 8 (khá): Số lượng điểm 7 và 8 ở lớp thực nghiệm là (43 sinh viên) cao hơn so với lớp đối chứng (27 sinh viên).
- Đối với điểm 9 (giỏi): chỉ có ở lớp thực nghiệm tăng nhẹ với 2 sinh viên - Điểm 10 thì không lớp nào có.
* Đánh giá chất lượng của bài giảng: Như vậy, với cùng một nội dung và thời gian như nhau, nhưng ở hai lớp thực nghiệm và đối chứng hai giảng
viên có sử dụng những phương pháp dạy học khác nhau trên cùng một lớp đối tượng sinh viên có số lượng và chất lượng tương đương đã cho ta những kết quả học tập của người học khác nhau do tạo ra được môi trường kích thích tính chủ động, tích cực trong việc tiếp cận, nắm bắt tri thức, nên chất lượng học tập của sinh viên lớp thực nghiệm đã vượt trội hơn hẳn về điểm số ở mức khá và giỏi. Điều này đã nói lên rằng: Nhận thức của người học đã được khắc sâu hơn, khả năng phân tích và kỹ năng vận dụng kiến thức, kinh nghiệm để giải quyết các vấn đề nội dung bài học đặt ra; hầu hết các giảng viên chấm bài khi được hỏi về nội dung bài kiểm tra của sinh viên đều cho rằng, sự liên hệ gắn kết giữa lý luận và thực tiễn của sinh viên lớp thực nghiệm tốt hơn so với sinh viên lớp đối chứng. Như vậy, có nghĩa là dạy học có hướng dẫn phương pháp tự học môn triết học Mác – Lênin cho sinh viên đem lại kết quả học tập cao hơn so với phương pháp dạy học không có hướng dẫn tự học.
Quá trình thực nghiệm sư phạm với hai lớp Đại học toán và ngữ văn, là hình thức thực nghiệm khoa học trong dạy học. Nội dung thực nghiệm sư phạm được thực hiện trong đề tài khoa học giáo dục này nhằm chứng minh cho giả thiết thực nghiệm do tác giả đưa ra, đồng thời cũng chứng minh giả thiết khoa học của đề tài.
Những nội dung cơ bản của giả thiết phải chứng minh là: Hướng dẫn phương pháp tự học môn triết học Mác –Lênin cho sinh viên ở trường Đại học Tây Bắc (Thực nghiệm ở hai chương cụ thể là chương IV. Hai nguyên lý cơ bản của phép biện chứng duy vật và chương IX. Lý luận nhận thức) khi tiến hành sẽ kích thích được tính tích cực, chủ động trong nghiên cứu và học tập của sinh viên đối với môn học này.
Để so sánh, đối chứng với hiệu quả của hướng dẫn phương pháp tự học trong thực nghiệm, chúng tôi đã sử dụng hai giảng viên sử dụng hai phương pháp khác nhau, giảng viên dạy học có hướng dẫn phương pháp tự học được thực hiện ở lớp K48 ĐHSP Toán; giảng viên dạy học theo phương pháp
thông thường không có hướng dẫn phương pháp tự học được thực hiện ở lớp K48 ĐHSP Ngữ Văn, cả hai lớp đều có chất lượng tương đương.
Kết quả kiểm tra trưng cầu ý kiến sinh viên và qua hai bài kiểm tra nhận thức của sinh viên sau bài học cũng khẳng định phương pháp dạy học ở lớp thực nghiệm là phù hợp, có hiệu quả rõ rệt, tất cả sinh viên lớp thực nghiệm đều mong muốn có nhiều hình thức hoạt động hơn nữa trong học tập, nghiên cứu và có cảm tình với môn triết học hơn. Đây cũng chính là mục đích của đề tài nhằm nâng cao chất lượng học tập môn triết học Mác – Lênin cho sinh viên trường Đại học Tây Bắc.
Để tiến hành thực nghiệm sư phạm, tôi đã xây dựng kế hoạch thực nghiệm, đặt giả thuyết thực nghiệm, lựa chọn địa điểm, thời gian, lớp thực nghiệm và lớp đối chứng, với thiết kế nội dung chương IV và IX của chương trình môn triết học Mác – Lênin. Sau khi tiến hành thực nghiệm, chúng tôi dùng kết quả bài kiểm tra nhận thức và phiếu trưng cầu ý kiến sinh viên hai lớp để so sánh đối chiếu hiệu quả của hai phương pháp dạy học ở lớp đối chứng và lớp thực nghiệm.
Kết quả cho thấy sinh viên lớp thực nghiệm tích cực, chủ động và sáng tạo hơn hẳn sinh viên lớp đối chứng. Thông qua việc hướng dẫn phương pháp tự học hai chương chúng tôi nhận thấy rằng đặc điểm cơ bản của hướng dẫn phương pháp tự học môn triết học Mác – Lênin của sinh viên trường Đại học Tây Bắc được khái quát như sau: Ở chương nào trong triết học cũng có các khái niệm, phạm trù, đóng vai trò là cơ sở, là xuất phát điểm của toàn bộ nội dung chương đó. Trong mỗi chương đều có kết cấu rất chặt chẽ, nội dung tri thức được luận giải, sắp xếp theo một trình tự logic nhất định, ta chỉ có thể hiểu toàn bộ kiến thức và ý nghĩa của phần đó khi đã nắm chắc những khái niệm, phạm trù cơ bản, từ đó vận dụng liên hệ giữa lý luận và thực tiễn; Bất kỳ tiểu tiết nào trong chương đều phải được giảng viên đặt ra tình huống vấn đề để sinh viên suy nghĩ, thảo luận, liên hệ thực tiễn và chủ động đưa ra chính kiến của mình, sau đó giảng viên mới
kết luận, có như vậy kiến thức sẽ khắc sâu vào tâm trí người học. Đây là những kết luận ban đầu khi vận dụng hướng dẫn phương pháp tự học môn triết học cho sinh viên ở lớp thực nghiệm, việc khẳng định phương pháp trên trong thực nghiệm không có nghĩa là phủ nhận hoàn toàn phương pháp dạy truyền thống, trong chừng mực nhất định phương pháp này vẫn được phát huy khi nó được tích cực hoá và kết hợp nhuần nhuyễn với các phương pháp dạy học khác. Trong xu thế phát triển của giáo dục hiện đại, người giáo viên phải hết sức chú ý để lựa chọn các phương pháp cho phù hợp với từng đối tượng và nội dung bài giảng, phải biến quá trình đào tạo thành quá trình tự đào tạo nhằm đem lại hiệu quả cao nhất trong nghiên cứu và học tập của sinh viên.
CHƯƠNG 3